Dân Nhật phản đối hạt nhân
Ngày 29-7, hàng nghìn người Nhật đã bao vây tòa nhà quốc hội ở thủ đô Tokyo để phản đối việc chính phủ tái khởi động các lò phản ứng hạt nhân hồi tháng trước.
Những người biểu tình phản đối hạt nhân diễu hành rầm rộ ở Tokyo ngày 29-7 – Ảnh: Reuters
Theo Hãng tin Kyodo, những người tham gia phản đối diễu hành gần công viên Hibiya vào khoảng 15g trước khi bao vây tòa nhà quốc hội. Các chính trị gia thuộc đảng cầm quyền và đảng đối lập đã gặp người biểu tình để đàm phán sau cuộc diễu hành tại cổng chính của tòa nhà.
Đợt biểu tình do nhóm Liên minh thủ đô chống hạt nhân tổ chức. Đây là nhóm đã phát động các chiến dịch phản đối trước văn phòng thủ tướng Nhật mỗi thứ sáu, thu hút sự ủng hộ của hàng chục nghìn người. Ban tổ chức khẳng định không chỉ có người dân Tokyo mà nhiều người từ nhiều tỉnh thành khác đã đón xe buýt đến thủ đô để biểu tình.
Video đang HOT
Báo cáo về cuộc khủng hoảng hạt nhân Fukushima năm ngoái khẳng định các quan chức chính phủ và Công ty Điện lực Tokyo đã phớt lờ nguy cơ xảy ra tai nạn hạt nhân. Một báo cáo khác của quốc hội cũng nhận định đó là thảm họa do con người tạo ra.
Tháng trước, Tokyo đã cho tái khởi động hai lò phản ứng hạt nhân thuộc Nhà máy Oi ngoài khơi biển Nhật Bản với lý do thiếu điện.
Theo Tuổi trẻ
Ấn Độ: 40 công nhân nhiễm xạ
Hơn 40 công nhân làm việc tại một nhà máy điện hạt nhân ở miền bắc Ấn Độ đã bị nhiễm xạ tritium sau khi xảy ra hai sự cố rò rỉ tại nhà máy. Ngày 24-7, ban giám đốc nhà máy đã xác nhận vụ việc.
Một nhà máy điện hạt nhân ở Ấn Độ - Ảnh: apnnews.com
Vinod Kumar, quản lý cấp cao của Nhà máy Rajasthan ở Rawatbhata, cho AFP biết sự cố đầu tiên xảy ra hôm 23-6, và 38 công nhân đã bị phơi nhiễm khi đang làm công tác bảo trì.
Hai người trong số này sau đó được xác định bị nhiễm xạ ở mức tương đương giới hạn bình thường, và hiện đã đi làm trở lại. Kumar không nói tình trạng nhiễm xạ của số công nhân còn lại nhưng cho biết tất cả họ hiện cũng đã đi làm bình thường.
Đến nay nhà máy không có lời giải thích nào khi vụ việc xảy ra đã một tháng mà không được thông báo.
Vào tháng 5-2011, 4 công nhân đã bị nhiễm xạ nồng độ thấp sau một sự cố tại Nhà máy điện nguyên tử Kakrapur ở bang Gujarat. Trước đó, tháng 11-2009, các công nhân tại một nhà máy hạt nhân ở bang Karnataka cũng ngã bệnh sau khi uống phải nước nhiễm xạ...
Sự cố thứ hai xảy ra vào giữa tuần trước. Bốn công nhân bảo trì đang sửa chữa một mối hàn trên đường ống thì xảy ra rò rỉ và cả bốn người đã bị nhiễm xạ tritium.
C.P. Jamb, giám đốc Nhà máy Rajasthan, nói lượng phóng xạ các công nhân bị nhiễm nằm trong giới hạn cho phép và không gây nguy hiểm đến sức khỏe họ. Quản lý của bốn công nhân cho biết hiện họ đã đi làm bình thường.
Ấn Độ có nhiều nhà máy điện hạt nhân đã hoặc đang được xây dựng dựa trên công nghệ của Nga, Nhật, Pháp và Mỹ. Dẫu vậy nền kinh tế nước này lại đang lệ thuộc chủ yếu vào than đá, và chỉ có 3% năng lượng tiêu thụ là từ các nhà máy điện nguyên tử. Chính phủ Ấn Độ hi vọng sẽ tăng con số này lên 25% vào năm 2050.
Tuy nhiên các cơ quan giám sát môi trường lại bày tỏ lo ngại về tính an toàn của các nhà máy hạt nhân Ấn Độ, khi tại nước này xảy ra nhiều vụ tai nạn công nghiệp quy mô nhỏ mà lỗi thường do bảo trì kém, sự cẩu thả của con người, trong khi các cơ quan quản lý lại thiếu đầu tư và chưa có được đội ngũ nhân viên chất lượng.
Theo Tuổi Trẻ
Trung Quốc quay lại với điện hạt nhân Chính phủ Trung Quốc từng có ý định đình chỉ các dự án năng lượng nguyên tử sau sự cố Nhà máy điện hạt nhân (NMĐHN) Fukushima-1 tại Nhật, nhưng nay đã thay đổi ý định này, thông tin trên CNN cho hay. Một nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc tại Nội Mông. Ảnh: Getty. Chính phủ Trung Quốc đã thừa...