Dân nhận tiền hỗ trợ COVID-19, thôn lại ‘vận động’ đóng tiền xây dựng nông thôn mới
Sau khi người dân nhận tiền hỗ trợ dịch COVID-19 theo nghị quyết 68, Ban nhân dân thôn Thạnh Mỹ, xã Ninh Quang ( thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) “vận động” bà con nộp lại tiền hỗ trợ để xây dựng nông thôn mới, kiên cố hóa kênh mương.
Bà P.T.K cùng lá đơn khiếu nại về việc cán bộ thôn Thạnh Mỹ thu tiền xây dựng nông thôn mới ngay sau khi nhận tiền hỗ trợ do dịch COVID-19 – Ảnh: X.T
Theo đó, UBND tỉnh Khánh Hòa đã triển khai chi trả tiền hỗ trợ COVID-19 cho người dân theo nghị quyết 68 của Chính phủ. Việc chi trả được thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh.
Trong tháng 8-2021, chính quyền xã Ninh Quang, thị xã Ninh Hòa đã bắt đầu triển khai chi trả cho các đối tượng được thụ hưởng. Trong số các nhóm đối tượng nhận hỗ trợ tại xã Ninh Quang, có nhiều người lao động tự do được nhận 2,1 triệu đồng/người.
Tuy nhiên, thôn Thạnh Mỹ “vận động” 35 hộ dân nộp lại tiền hỗ trợ COVID-19 để “đóng bù” cho các khoản tiền nợ chưa trả trước đó như xây dựng nông thôn mới, kiên cố hóa kênh mương.
Bà P.T.K. (72 tuổi, trú thôn Thạnh Mỹ) cho biết: “Tôi buôn bán ở chợ Ninh Quang nên được hỗ trợ 2,1 triệu đồng. Sau khi nhận tiền hỗ trợ, cán bộ thôn Thạnh Mỹ yêu cầu tôi nộp lại 600.000 đồng tiền xây dựng nông thôn mới do nợ từ những năm trước. Nhưng dịch giã khó khăn, buôn bán không được. Tôi xin được đóng ở đợt sau hay giảm bớt tiền thu xuống khoảng 200.000 – 300.000 đồng nhưng họ không đồng ý, nên tôi đành phải đóng”.
Ông N.T.P. (con trai bà K.) cũng cho hay những năm qua gia đình không được thông báo về các khoản nợ nói trên. “Lâu quá rồi nên tôi không biết tôi còn nợ các khoản đó không. Nếu thật sự còn nợ, gia đình tôi sẽ đóng đầy đủ. Tuy nhiên, giữa lúc dịch bệnh, ảnh hưởng đến đời sống của người dân, mà lại yêu cầu dân đóng các khoản phí đó khiến nhiều bà con cảm thấy không hợp tình hợp lý” – ông P. nói.
Ngoài hộ của bà K., 34 hộ dân khác trong thôn Thạnh Mỹ cũng phải nộp tiền xây dựng nông thôn mới, kiên cố hóa kênh mương và các quỹ lệ phí từ 200.000 – 650.000 đồng.
Video đang HOT
Thị xã Ninh Hòa là địa phương có ca mắc COVID-19 đứng thứ 2 toàn tỉnh Khánh Hòa, tính đến 17h ngày 4-9 toàn thị xã ghi nhận 1.835 ca – Ảnh: NGÔ LĨNH
Ông Phan Thanh Phúc – trưởng thôn Thạnh Mỹ – cho hay trong đợt 1 thôn có 75 người được nhận tiền hỗ trợ khó khăn vì dịch COVID-19 theo diện lao động tự do.
Sau khi xã chi trả tiền, Ban nhân dân thôn đã “vận động” người dân đóng tiền xây dựng nông thôn mới, kiên cố hóa kênh mương và các tiền quỹ, tiền điện đường, phí thu gom rác thải. Sau đó 35 hộ đã đồng ý nộp tiền xây dựng nông thôn mới và kiên cố hóa kênh mương với mức đóng từ 200.000 – 600.000 đồng.
Theo ông Phúc, tiền kiên cố hóa kênh mương thu từ năm 2009, tiền xây dựng nông thôn mới thu từ năm 2013 – 2015 (200.000 đồng/hộ/năm). Danh sách các gia đình còn nợ tiền này do UBND xã chuyển về. Đã 6 năm trôi qua, không ít hộ dân vẫn không đóng số tiền nói trên. Vì vậy, trong đợt nhận tiền hỗ trợ ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, Ban nhân dân của thôn đã “vận động” bà con nộp tiền để hoàn thành nghĩa vụ như những hộ còn lại.
Trong khi đó, ông Trương Văn Hiến – chủ tịch UBND xã Ninh Quang – cho biết việc thôn Thạnh Mỹ truy thu tiền của người dân lúc này không đúng thời điểm, bà con lúc này đều khó khăn chung do dịch COVID-19. Về phía bà P.T.K. có đơn khiếu nại, xã đã giải thích do thôn “vận động” nên bà K. mang đơn về. Phía UBND xã cũng có báo cáo vụ việc lên UBND thị xã Ninh Hòa.
“Phía địa phương tự “vận động” bà con đóng các khoản phí kể trên chứ chính quyền UBND xã Ninh Quang không chỉ đạo. Chính quyền đã yêu cầu đại diện thôn xin lỗi và hoàn trả toàn bộ số tiền truy thu của 35 hộ dân trước đó” – ông Hiển nói.
Ông Nguyễn Vĩnh Thạnh – chủ tịch UBND thị xã Ninh Hòa – cho hay sau khi nắm được thông tin thôn Thạnh Mỹ ở xã Ninh Quang truy thu tiền hỗ trợ COVID-19 của người dân, thị xã Ninh Hòa đã yêu cầu xã báo cáo toàn bộ vụ việc. Đồng thời, yêu cầu thôn hoàn trả toàn bộ tiền truy thu cho người dân, các khoản phí sẽ được thu vào thời điểm thích hợp.
UBND thị xã sẽ giám sát việc hoàn trả tiền cho bà con của thôn Thạnh Mỹ, đồng thời kiểm điểm địa phương vì để xảy ra tình trạng trên.
Tạo sự thống nhất, đồng bộ trong quản lý đối với chương trình mục tiêu quốc gia
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang chủ trì, nghiên cứu và xây dựng dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia theo trình tự, thủ tục rút gọn.
Việc xây dựng dự thảo Nghị định nhằm tạo khung khổ pháp lý thống nhất, đồng bộ, minh bạch, khả thi, dễ tiếp cận, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý đối với chương trình mục tiêu quốc gia.
Điểm đầu La Sơn, đây cũng là điểm cuối tuyến Cam Lộ - La Sơn. Ảnh minh họa: Huy Hùng/TTXVN
Theo dự thảo, Nghị định quy định về cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về lập và giao kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm và hàng năm; huy động và sử dụng nguồn vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia; cơ chế đặc thù trong tổ chức thực hiện dự án đầu tư xây dựng có sự tham gia của cộng đồng người dân; cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình mục tiêu quốc gia; tổ chức quản lý và giám sát đầu tư, đánh gia chương trình mục tiêu quốc gia.
Dự thảo Nghị định đưa ra các nguyên tắc trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Cụ thể, phù hợp với quy định của pháp luật về quản lý đầu tư công, ngân sách nhà nước và các quy định khác của pháp luật có liên quan; đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nước; trách nhiệm của bộ, cơ quan Trung ương, các cấp chính quyền ở địa phương và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
Cùng với đó, dự thảo đẩy mạnh việc phân cấp, phân quyền cho địa phương, nhất là cấp cơ sở nhằm nâng cao tính chủ động, linh hoạt của các cấp trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; đảm bảo các hoạt động hỗ trợ trong chương trình mục tiêu quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu, không gây ô nhiễm môi trường và thúc đẩy bình đẳng giới.
Bên cạnh đó, dự thảo phát huy vai trò chủ thể và sự tham gia của cộng đồng dân cư vào quá trình lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; nâng cao vai trò giám sát của cộng đồng đối với quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; công khai, minh bạch trong quản lý, điều hành, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
Đặc biệt, dự thảo nghị định đảm bảo quản lý và sử dụng nguồn lực tập trung, tiết kiệm, hiệu quả, không để thất thoát, lãng phí; áp dụng cơ chế đặc thù trong quản lý, tổ chức thực hiện một số nội dung, hoạt động có sự tham gia thực hiện của cộng đồng người dân hưởng lợi từ kế quả đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia.
Dự thảo Nghị định đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố lấy ý kiến rộng rãi. Dự thảo Nghị định gồm 7 Chương, 43 Điều.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thời gian qua, các chương trình mục tiêu quốc gia được quản lý, điều hành qua các quy định tại Quyết định số 41/2016/QĐ-TTg ngày 10/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành quy chế quản lý, điều hành thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
Việc quản lý, điều hành thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đã đạt được một số kết quả tích cực như: kiện toàn thống nhất bộ máy quản lý, điều hành; chuyển từ lập kế hoạch thực hiện chương trình theo hàng năm sang lập kế hoạch theo trung hạn giai đoạn 5 năm; tăng cường cơ chế phân cấp trong huy động nguồn lực, tổ chức thực hiện đảm bảo sự chủ động của các địa phương trong huy động nguồn lực, tổ chức thực hiện...
Bên cạnh đó, cơ chế đặc thù trong quản lý xây dựng đối với một số dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 đã bước đầu tạo điều kiện thuận lợi thực hiện chủ trương tăng cường phân cấp, từng bước trao quyền và nâng cao năng lực cho cấp xã trong thực hiện các dự án đầu tư có quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp, gắn liền với lợi ích của người dân, cộng đồng.
Song, tổng kết thực hiện, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, quá trình quản lý, triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia cho thấy một số quy định còn bất cập, không còn phù hợp thực tiễn.
Đơn cử, phương thức cân đối, bố trí vốn chưa được thực hiện thống nhất theo chủ trương của Trung ương, đa số địa phương chưa chủ động cân đối ngân sách cấp tỉnh đối ứng đủ theo tỷ lệ quy định. Nhiều địa phương thực hiện ấn định phân bổ chỉ tiêu xuống ngân sách huyện, xã và chỉ tiêu huy động từ người dân để xác định nguồn vốn đối ứng.
Xã Mường Phăng, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) đã đạt chuẩn nông thôn mới. Ảnh (tư liệu): Phan Tuấn Anh/TTXVN
Việc lồng ghép nguồn lực thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia thực chất mới chỉ thực hiện được giữa các chương trình, dự án để huy động nguồn lực thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Công tác lồng ghép nguồn lực có sự trùng lặp rất lớn giữa 2 chương trình mục tiêu quốc gia, dẫn đến phản ánh không chính xác hiệu quả của giải pháp này.
Việc quy định ban hành thiết kế mẫu cho những công trình nhỏ để áp dụng cơ chế đặc thù trong quản lý dự án đầu tư khó thực hiện tại các khu vực miền núi, có điều kiện địa hình phức tạp, không đồng nhất giữa các địa bàn thực hiện công trình...
Đề xuất điều chỉnh thủ tục hưởng gói 26.000 tỷ đồng Nhóm lao động thụ hưởng sẽ mở rộng tại các tỉnh, thành áp dụng Chỉ thị 16 và một số thủ tục được bãi bỏ, theo đề xuất của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Cơ quan này đang lấy ý kiến bộ ngành, địa phương dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 68 (gói an sinh 26.000 tỷ đồng)...