Dân ngang nhiên lấn chiếm đất lâm nghiệp
Tại vùng Động Cát, xã Hòa Thắng thuộc tiểu khu 144A do Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bình Thuận quản lý nổi lên tình trạng người dân thị trấn Lương Sơn, huyện Bắc Bình (Bình Thuận) ồ ạt đưa máy móc vào lấn chiếm, tái lấn chiếm đất, phá bỏ cây rừng…
Điều đáng nói, nếu lực lượng quản lý bảo vệ rừng và chính quyền, kiểm lâm kiểm tra, xử lý thì người dân tụ tập lại sẵn sàng dùng hung khí, chống trả. Manh động hơn, người dân còn cấu kết với những thành phần côn đồ, bất hảo tràn vào trụ sở Chi nhánh Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bình Thuận- Xí nghiệp Bắc Bình Thuận dùng dao chém, đe dọa CBCNV công ty trước sự chứng kiến của công an địa phương.
Dân lấn chiếm đất tại vùng Động Cát, xã Hòa Thắng thuộc tiểu khu 144A
Theo công ty này, tình trạng người dân lấn chiếm đất rừng đã diễn ra liên tục từ năm 2017 đến nay. Mặc dù các ban ngành từ huyện tới tỉnh đã tăng cường kiểm tra xử lý, trong đó mới đây nhất, ngày 03/01/2018 UBND tỉnh có văn bản chỉ đạo giải quyết tình hình chặt phá rừng trồng, chiếm đất tại khu vực này nhưng tình hình không thuyên giảm.
Video đang HOT
Và, từ đó đến nay cơ quan chức năng đã vào cuộc kiểm tra, xác định rõ các đối tượng, với hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên do xử lý không dứt điểm, chưa đạt hiệu quả, dẫn đến đối tượng càng xem thường pháp luật và ngày càng manh động, hung hăng, sẵn sàng dùng hung khí chống trả chính quyền khi thi hành công vụ.
Năm 2017, tại khu vực động cát Hòa Thắng các đối tượng liên tục thực hiện hành vi hủy hoại, phá nhổ rừng trồng để lấn chiếm đất, với hơn 29ha. Sau đó, tổ liên ngành vào cuộc kiểm tra, xử lý, trong đó UBND huyện Bắc Bình xử phạt 5 trường hợp vi phạm hành chính, song các đối tượng không chấp hành.
Do toàn bộ các vụ việc chưa được xử lý, giải quyết dứt điểm, nên chưa thu hồi và trồng rừng lại trên diện tích hơn 29 ha đất bị người dân lấn chiếm. Không những thế, từ đầu năm 2018 đến nay các đối tượng càng xem thường pháp luật, manh động chống trả lực lượng bảo vệ rừng của xí nghiệp, cướp đất của công ty. Thống kê 7 tháng đầu năm đã phát sinh thêm 5 hộ dân tái lấn chiếm đất của công ty, với hơn 40 ha, gồm các trường hợp Ngô Thị Lan, Nguyễn Văn Hiền, Đỗ Văn Ngọc, Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Thị Giang…
Theo ghi nhận của PV Báo NNVN, sau đó 5 hộ dân đã trồng dưa, điều hoặc trồng cây bạch đàn tại đất lấn chiếm được. Người dân còn nghe tin vùng này đang quy hoạch xây dựng thành khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nên càng kéo vào tranh chấp, xây dựng hàng rào, lấn chiếm đất khiến tiểu khu 144 A, vùng Động Cát trở thành điểm nóng lấn chiếm đất lâm nghiệp của tỉnh.
Mới đây, ông Phạm Văn Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bình Thuận, Sở NN-PTNT, UBND huyện Bắc Bình tiếp tục phối hợp thực hiện nội dung, nhiệm vụ được tỉnh chỉ đạo về giải quyết tình hình chặt phá rừng trồng, chiếm đất trồng rừng tại khu vực trên. Trong đó, nhưng đối tượng chống người thi hành công vụ, công ty phối hợp công an xử lý kiên quyết theo NĐ 208/2013/NĐ-CP.
UBND tỉnh giao UBND huyện Bắc Bình kiện toàn tổ liên ngành, rà soát các hồ sơ xử lý, xử phạt vi phạm hành chính. Đối với trường hợp không chấp hành quyết định xử phạt hành chính đã ban hành thì phải có biện pháp cưỡng chế; ngăn chặn việc mua bán, sang nhượng đất trái phép.
Theo nongnghiep
Đâu rồi vỉa hè?
Sau những kết quả tích cực từ nhiều đợt ra quân rầm rộ nhằm lập lại trật tự an toàn giao thông đô thị, đặc biệt là vấn đế lấn chiếm lòng đường - vỉa hè làm nơi để xe, kinh doanh...; đến nay, sau 1 năm rưỡi triển khai các đợt ra quân trên toàn thành phố thì nhiều tuyến phố trên địa bàn Thủ đô đang bị tái lấn chiếm trở lại trên diện rộng.
Những lớp xe xếp chồng nhau khiến người đi bộ phải đi ra giữa lòng đường
Theo ghi nhận của chúng tôi, tại các quận nội thành như Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng... ngoại trừ những đơn vị ngoai giao, hành chính Nhà nước có biển cấm đỗ và có lực lượng cảnh giới thì hầu hết các tuyến phố đều rất mất trật tự trong việc dừng đỗ, để xe và lấn chiếm để kinh doanh đủ loại hình.
Điều đáng nói, mặc dù đã có những quy định cụ thể về công tác trật tự đô thị và đặc biệt các phường đều có lực lượng dân phòng, cảnh sát trật tự... thế nhưng mọi công tác chỉ được triển khai rốt ráo trong các đợt ra quân còn sau đó, dường như chỉ "làm chiếu" lệ mà thôi. Chính từ sự thiếu quyết liệt cộng với ý thức của những hộ kinh doanh mặt phố đang khiến cho bộ mặt đô thị Hà Nội chưa mấy khởi sắc.
Lòng đường bị chiếm vì thiếu vỉa hè
Cảnh để xe máy trên phố Nguyễn Thái Học
Như Hùng
Theo giaoducthoidai
Tín dụng đen len lỏi vào các làng Chăm tại tỉnh Bình Thuận Hình thức cho vay nóng, tín dụng đen còn tồn tại dưới hình thức cho vay tiền mặt không cần thế chấp, cung ứng vật tư phân bón trả bằng "lúa non"... Thời gian gần đây, nhiều tờ rơi với nội dung "cho vay tiêu dùng không cần thế chấp", rồi "cho vay vốn kinh doanh không cần tài sản đảm bảo"... được...