Dân ngăn cản thi công nút giao QL5 với cầu Thanh Trì
- Gần 20 hộ dân thuộc tổ 15 phường Thạch Bàn (Long Biên, Hà Nội) đã liên tiếp căng dây, bày gạch đá ngăn cản không cho các nhà thầu thi công nút giao QL5 – cầu Thanh Trì do bức xúc chưa được nhận tiền bồi thường từ GPMB.
Mấy ngày qua, tại công trường thi công xây dựng nút giao cầu Thanh Trì với QL5, 18 hộ dân thuộc tổ 15, P.Thạch Bàn đã dùng dây chăng ngang, gạch đá để ngăn cản máy móc, thiết bị của các nhà thầu đang thi công.
Chị Bùi Thị Liên ở tổ 16, phường Thạch Bàn (Q. Long Biên) cho biết, chị và các hộ dân đã được phường thông báo nhận tiền bồi thường từ phần đất nông nghiệp bị thu hồi cho dự án nút giao cầu Thanh Trì – QL5 từ mấy tháng trước. Tuy nhiên, không hiểu sao mà đến nay nhà chị và 17 hộ dân bị ảnh hưởng vẫn chưa được nhận tiền bồi thường.
“Khi Nhà nước triển khai lấy đất làm dự án, nhà tôi bị thu hồi 550m2 đất nông nghiệp, theo quy định nhà tôi được bồi thường 1,2 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến nay không hiểu vì lý do gì mà tôi vẫn chưa được nhận tiền bồi thường, trong khi dự án đã lấy đất, đưa máy móc vào triển khai thi công”, chị Liên nói.
Cũng theo chị Liên, hiện nay số tiền chủ đầu tư còn nợ chưa trả cho các hộ dân vào khoảng 20 tỷ đồng.
Người dân tổ 15 phường Thạch Bàn tập trung xếp gạch đá giữa công trình nút giao cầu Thanh Trì – QL5 không cho các nhà thầu thi công.
Theo Ban QLDA Thăng Long, từ 14/10, chủ đầu tư đã nhận bàn giao mặt bằng của dự án từ UBND quận Long Biên. Trước khi nhận, chủ đầu tư đã chuyển 195 tỷ đồng cho Trung tâm phát triển quỹ đất quận, nhưng quận chưa thể chi trả xong vì còn vướng mắc về việc xác minh hồ sơ nguồn gốc đất được giao giữa các hộ.
Video đang HOT
Sau khi có tình trạng các hộ dân tập trung ngăn cản thi công tại công trường, Ban QLDA Thăng Long đề nghị UBND phường Thạch Bàn, Trung tâm phát triển quỹ đất quận Long Biên khẩn trương vào cuộc giải quyết dứt điểm vụ việc để các đơn vị đảm bảo mặt bằng thi công dự án.
Xung quanh vấn đề này, trao đổi với VietNamNet, ông Đỗ Hữu Chiến – Phó chủ tịch UBND quận Long Biên cho biết: Hiện toàn bộ đất nông nghiệp được thu hồi để làm dự án nút giao cầu Thanh Trì với QL5 đã được phê duyệt phương án cho các hộ dân.
Tuy nhiên, hiện nay một số hộ đang có tranh chấp giữa việc rút bù theo Nghị định 64 và các hộ được giao theo chính sách khoán 10. Hai nhóm hộ này đang có tranh chấp với nhau và quận đã có phương án giải quyết.
“Sổ sách các hộ được giao từ những năm 89 – 90 nên vừa rồi quận phải thành lập đoàn thanh tra để xác minh lại toàn bộ hồ sơ đất để trả lại quyền lợi cho các hộ, nhưng để làm việc này cần phải có thời gian để lập phương án công khai theo quy trình chứ không phải nói rồi là ký lấy tiền trả ngay được”, ông Chiến nói.
Việc người dân ngăn cản thi công đang làm ảnh hưởng đến tiến độ của dự án nút giao cầu Thanh Trì với QL5.
Để đảm bảo mặt bằng cho công trình thi công, ông Chiến cho biết, mấy ngày qua quận Long Biên đã chỉ đạo chủ tịch phường Thạch Bàn xuống ký cam kết với các hộ về việc sẽ đền bù trả tiền theo quy định cho các hộ. Tuy nhiên, sau khi ký xong các hộ vẫn cố tình ra công trường ngăn cản thi công.
Ông Võ Văn Trường – Giám đốc Ban điều hành dự án (Cienco4 – nhà thầu thi công) cho biết, phạm vi mặt bằng mà đơn vị đang thi công gồm 136.658 m2 đã được Ban QLDA Thăng Long (chủ đầu tư) bàn giao vào giữa tháng 10.
Tuy nhiên, bắt đầu từ chiều 17/11, 18 hộ dân ở phường Thạch Bàn tại khu vực nhà thầu thi công đã ra ngăn cản không cho máy móc của đơn vị vào công trường và các thiết bị máy móc hoạt động.
“Theo chỉ đạo của lãnh đạo Bộ GTVT, cuối tháng 10/2015, chúng tôi phải xây dựng hoàn chỉnh nút giao này. Nếu người dân cứ tiếp tục ra cản trở thi công thì tiến độ của dự án chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng”, ông Trường nói.
Ông Trường cũng đề nghị, chính quyền quận Long Biên và phường Thạch Bàn nhanh chóng vào cuộc để giải quyết dứt điểm những vướng mắc về mặt bằng, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà thầu thi công.
Vũ Điệp
Theo_VietNamNet
Bác sĩ TMV Cát Tường đã rất lo sợ khi đi vứt xác
Chủ thẩm mỹ viện Cát Tường yêu cầu Khánh bỏ lại xe máy để lên ôtô ngồi vì ông sợ đi một mình quãng đường dài với xác bệnh nhân phía sau.
Luật sư Tạ Anh Tuấn, người bào chữa cho bảo vệ Đào Quang Khánh, nghi can tham gia vứt xác bệnh nhân Lê Thị Thanh Huyền cùng bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường, cho biết Khánh kể nhiều về diễn biến vụ án. Theo đó, ngày 19/10/1013, nhân viên bảo vệ 17 tuổi Khánh được ông chủ Nguyễn Mạnh Tường bảo đưa chị Huyền tới Bệnh viện Bưu điện cấp cứu. Nữ bệnh nhân được đặt nằm ở băng ghế sau của ôtô do ông Tường cầm lái, còn Khánh đi xe Lead của chị này, chở vợ ông Tường đi theo sau.
Bị can Khánh và Tường tại cơ quan công an
Đến nơi Khánh mới biết chị Huyền đã chết nên bảo: "Anh là bác sĩ, xác cứng thế này đưa vào bệnh viện làm gì?". Nghe ông Tường bảo "Hay là đem đi vứt", Khánh nhanh nhảu tiếp lời: "Hay đem lên cầu Vĩnh Tuy mà vứt".
Đến khu vực đường Cổ Linh, phường Thạch Bàn (quận Long Biên), ông Tường dừng ôtô, chờ xe máy của Khánh. Theo yêu cầu của ông chủ, Khánh bỏ lại xe ở ven đường song không được tắt máy, rồi lên ôtô đi cùng vợ chồng ông ta. "Theo lời Khánh, lúc đó bác sĩ Tường bảo: Lên xe cùng anh đi, mình anh sợ lắm", luật sư Tuấn cho hay. Khánh cùng vợ ông Tường ngồi ở ghế trên. Sau khi chạy lòng vòng, khoảng 23h cùng ngày, đến giữa cầu Thanh Trì, Tường sốc hai tay nạn nhân còn Khánh khiêng chân bê qua lan can vứt xuống sông Hồng phi tang.
Khi bê xác, áo của nạn nhân bị gió tốc lên, Khánh nhìn thấy phần bụng có hai vết rạch dài khoảng 10cm đã thâm tím, không có dịch chảy ra. Suốt quãng đường dài, Khánh không nghe thấy vợ ông Tường can ngăn việc làm của hai người.
Cáo trạng của VKSND Hà Nội cũng xác định vợ bị can Tường có mặt trong đêm vứt xác của chồng, song chị đã nhiều lần can ngăn nên không bị quy vào tội che giấu và không tố giác tội phạm. Khánh được cho là chủ mưu vụ án. Còn nghi can Tường khai chỉ dùng xi lanh chọc 2 chỗ trên bụng chị Huyền để hút mỡ.
Phân tích tội danh của Khánh, ông Tuấn cho rằng quá trình phi tang xác đã được Tường chuẩn bị từ trước. Khi việc giấu xác ở bệnh viện Bưu điện không thành, bác sĩ Tường mới chuyển sang vứt xác ở cầu Vĩnh Tuy, cuối cùng chuyển sang cầu Thanh Trì.
Theo luật sư, bác sĩ Tường không có giấy phép phẫu thuật thẩm mỹ. Do vậy khi phẫu thuật cho chị Huyền đã khiến bệnh nhân tử vong, hành vi này được cho là "cố ý gián tiếp gây chết người". Việc làm của Tường cần bị truy tố về tội Giết người hơn là "khiên cưỡng" xử lý về 2 tội: Xâm phạm thi thể và Vi phạm quy định về khám chữa bệnh.
Ông Tuấn cũng không đồng ý truy tố Khánh về tội Trộm cắp tài sản. Theo ông, Khánh khai lúc nhân viên thẩm mỹ viện Cát Tường nhốn nháo thu dọn thiết bị sau khi biết tình trạng của chị Huyền, cho rằng nơi này sắp đóng cửa, cậu ta nói với một đồng nghiệp: "Như thế này thì không có lương đâu nhỉ". Khánh nhận được lời khuyên đi hôi của: "Đi lên tầng 2 xem có gì thì lấy". Khánh sau đó mở chiếc túi để cạnh chị Huyền và lấy đi chiếc iPhone.
Luật sư cho rằng với hành vi này, Khánh chỉ phạm vào tội Chiếm giữ trái phép tài sản. Vài hôm nữa, luật sư sẽ tiếp tục gặp Khánh để làm rõ nhiều vấn đề trong đó có thông tin theo chỉ đạo của ông chủ, Khánh từng mang một số bệnh nhân tại Thẩm mỹ viện Cát Tường đi cấp cứu tại Bệnh viện Bưu điện. Vì vậy với chị Huyền, Khánh cũng tưởng như vậy mà không biết rằng chị đã chết.
Theo Ngôi Sao
Nguyễn Mạnh Tường có được hưởng tình tiết giảm nhẹ? "Gia đình đã nhận số tiền 150 triệu của người nhà BS Tường. Trong đó 100 triệu là tiền hỗ trợ tìm thi thể và 50 triệu là tiền hoàn trả ca phẫu thuật không thành công". Ông Lê Trí Viễn, bố đẻ của nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền và bị can Tường (ảnh nhỏ) Sau khi Cơ quan điều tra kết...