Dân Nga lo sợ Trung Quốc bành trướng lãnh thổ
Một số đài truyền hình và báo mạng của Nga coi thông tin này là “đất đai của Tổ quốc đang bị bán từng mảnh cho Trung Quốc” và “thời kỳ Trung Quốc bành trướng..
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Đa Chiều.
Đa Chiều ngày 17/6 cho biết, trong lúc quan hệ Trung – Nga ngày càng hợp tác sâu sắc thì dư luận xã hội Nga ngày càng lo ngại nguy cơ Trung Quốc bành trướng. Giới chức và học giả nước này phải đồng thanh lên tiếng trấn an rằng, lo lắng này không có căn cứ.
Hãng thông tấn Itar Tass ngày 17/6 nói rằng, gần đây chính quyền Baikal đã ký hợp đồng cho công ty TNHH Hưng Bang Hoa Nga của Triết Giang, Trung Quốc thuê 115 ngàn héc ta đất với thời gian 49 năm để canh tác với tổng vốn đầu tư khoảng 500 triệu USD.
Thông tin này đối với một bộ phận truyền thông Nga là một cú sốc và dẫn đến các cuộc tranh luận gay gắt. Một số đài truyền hình và báo mạng của Nga coi thông tin này là “đất đai của Tổ quốc đang bị bán từng mảnh cho Trung Quốc” và “thời kỳ Trung Quốc bành trướng trên lãnh thổ Nga đã bắt đầu”.
Trong khi đó người Trung Quốc đã đến đầu tư khai thác vùng Viễn Đông và Siberia đã lâu. Từ cuối năm 2009 khi ông Dmitry Medvedev làm Tổng thống đã ký hợp đồng với người đồng nhiệm Trung Quốc Hồ Cẩm Đào. Từ đó trở đi hiện tượng người Trung Quốc sang Nga thuê đất ngày càng trở nên phổ biến.
Khu tự trị Yevreyskaya thuộc tỉnh Khabarovsk giáp biên với Trung Quốc cũng đã cho nông dân Trung Quốc thuê 426,6 ngàn héc ta canh tác đậu, lúa và rau màu. Hiện tại có khoảng 2500 nông dân Trung Quốc đang canh tác trên mảnh đất này của Nga nhưng mấy năm qua không một ai xin nhập quốc tịch Nga.
Alexander Galushkak, Thứ trưởng Bộ Phát triển Viễn Đông cho rằng, “Trung Quốc bành trướng luận” chỉ là một tin đồn lan rộng: “Các bạn cứ đến Viễn Đông mà xem, càng đi sẽ càng phát hiện người Trung Quốc chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ.”
Video đang HOT
Tới thời điểm hiện nay có khoảng 6 ngàn dân Trung Quốc sinh sống ở vùng biên giới Krasnoyarsk Wales. Nhưng con số này có thể biến động tăng lên gần 20 ngàn người tùy vào mùa vụ. Vasily Kashin từ Trung tâm Phân tích Kỹ thuật chiến lược Nga cho rằng Moscow không nên quên lợi ích của mình trong các dự án hợp tác với Trung Quốc.
Nhưng hiện tại theo Vasily Kashin, chưa có dấu hiệu nào cho thấy kế hoạch bành trướng lãnh thổ của Bắc Kinh trên đất Nga vì dù có bành trướng lãnh thổ ở Nga thì với Trung Quốc cũng không thể giải quyết những vấn đề họ đang gặp. Thậm chí nó còn làm tăng rủi ro nghiêm trọng.
Alexey Maslov, Chủ nhiệm Viện Nghiên cứu Kinh tế học Nga thì nói, nỗi sợ trong xã hội Nga đối với Trung Quốc là hoàn toàn vô lý. Khác với văn hóa phương Tây, Trung Quốc trong mắt người Nga có một nền ăn hóa xa lạ và khác biệt.
Theo Giáo Dục
IS hết khả năng bành trướng lãnh thổ
Trước sự phản công từ quân đội, dân quân và các nhóm cực đoan khác trong vùng, Nhà nước Hồi giáo dường như chạm đến điểm giới hạn trong quá trình mở rộng lãnh thổ sau hai chiến thắng quan trọng ở Iraq và Syria.
Cờ đen của Nhà nước Hồi giáo (IS) cắm trên đỉnh lâu đài Palmyra. Ảnh: AP.
Nhà nước Hồi giáo (IS) hiện kiểm soát hơn một nửa Syria sau khi tấn công vào trung tâm Palmyra, phía tây bắc thủ đô Damascus và chiếm thành phố cổ này hôm 20/5. Trước đó, nhóm cũng tuyên bố nắm quyền kiểm soát thành phố Ramadi, phía tây thủ đô Baghdad của Iraq. Theo Reuters, hai chiến thắng quan trọng tại các địa điểm chiến lược này là bằng chứng cho thấy IS vẫn đang lớn mạnh.
Những chiến thắng gần đây vẫn góp phần tạo thêm động lực cho IS, giúp nhóm thu hút thêm thành viên và duy trì ảnh hưởng. "Ưu tiên của IS lúc này là tận dụng triệt để ưu thế giành được sau khi chiếm lĩnh hai thành phố Ramadi và Palmyra", Reuters dẫn lời ông Ahmed Ali, chuyên viên cao cấp tại Trung tâm Giáo dục vì Hòa bình Iraq ở Washington, nhận định.
Tuy nhiên, bất chấp tuyên bố hùng hồn của IS rằng sẽ nhấn chìm Baghdad và Damascus trong biển lửa cũng như thái độ tự tin của các tay súng khi liên tục khoe khoang chiến tích trên mạng xã hội, giới chuyên gia đánh giá quá trình bành trướng của nhóm đã chạm giới hạn, ít nhất là vào lúc này.
Ở cả Iraq và Syria, IS chiếm được nhiều vị trí trọng yếu nhưng cũng để mất không ít đất vào tay quân chính phủ hay lực lượng bán vũ trang. Làm chủ nhiều thành phố, làng mạc, thị trấn nhưng nhóm lại gặp khó khăn khi vừa phải giữ vững những khu vực dưới quyền vừa phải tăng cường triển khai các cuộc tấn công để răn đe các thế lực cạnh tranh đồng thời mở rộng lãnh thổ.
Giới hạn ở Iraq
Sĩ quan cảnh sát Iraq đóng tại một cứ điểm ở thành phố Ramadi trong một cuộc giao tranh với IS. Ảnh: AFP
Trước bước tiến quá nhanh của IS ở phía bắc, chính quyền Iraq đã bắt tay cùng dân quân người Shiite để chặn đứng các cuộc tấn công do tổ chức khủng bố thực hiện tại cửa ngõ thủ đô Baghdad. Iraq cùng đồng minh đến nay vẫn bảo vệ tương đối chắc chắn thủ đô và thành công trong việc đẩy lùi IS khỏi những thành trì tại khu vực ngoại ô phía nam và phía tây. Hồi tháng ba, liên minh dân quân - quân đội chính phủ còn chiếm lại thành phố Tikrit ở lưu vực sông Tigris từ tay IS.
Những diễn biến trên cho thấy dân quân người Shitte, được Iran hỗ trợ về tài chính, vũ khí và cố vấn quân sự, đã chứng minh họ là một lực lượng có thực lực trên chiến trường, đủ khả năng gây khó khăn cho IS và ngăn chúng tiếp tục mở rộng lãnh thổ.
Iraq trước đây vẫn giữ các đơn vị dân quân người Shiite bên ngoài thung lũng sông Euphrates, nơi tập trung rất đông người Sunni. Nhưng thất bại ở Ramadi buộc Baghdad phải điều động quân đồng minh tới khu vực. IS lúc này phải đương đầu với một đối thủ đáng gờm hơn trước nhiều lần, theoReuters.
Một số tay súng IS cho biết nhiệm vụ hiện tại của nhóm này không phải chiếm lãnh thổ mà là đàn áp "những kẻ thức tỉnh". Cụm từ trên được IS sử dụng để chỉ các bộ lạc người Sunni dám từ chối sự cai quản của tổ chức. IS đã giết hại hàng trăm thủ lĩnh bộ lạc và tù trưởng ở vùng lưu vực Euphrates vì lý do này. Nhưng giới phân tích đánh giá những hành vi kiểu như vậy chỉ càng kích động tức giận trong cộng đồng người Sunni, khiến IS mất đi uy quyền.
Theo Michael Knights, chuyên gia về Iraq tại Học viện Washington, sau khi chiếm giữ được Ramadi, IS đã đạt đến "giới hạn tự nhiên của một thể chế nhà nước tự xưng tham vọng cai trị lãnh thổ của cộng đồng người Sunni". Dù khả năng IS tiến đánh Baghdad vẫn còn nhưng ông Knights dự đoán chúng chỉ là những đợt tấn công nhỏ lẻ hơn là một chiến dịch quy mô nhằm chiếm cả thành phố.
Cơ hội ở Syria
Tại Iraq, Washington có khả năng phối hợp cùng Baghdad và liên tục triển khai các cuộc không kích nhằm vào IS. Nhưng ở Syria, mối bất đồng giữa Mỹ và chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad khiến việc phối hợp trở nên khó khăn, đồng thời Mỹ cũng không có đồng minh đáng tin cậy trên mặt đất. Thực tế này tạo cho IS nhiều cơ hội hơn để mở rộng phạm vi chiếm đóng.
"Về phía Syria, thế trận hoàn toàn khác biệt. Họ không có một lực lượng đủ mạnh để chống lại IS", ông Ali cho hay. "Chúng ta đã chứng kiến quân đội chính phủ Syria thoái lui như thế nào trước các cuộc tấn công".
Trở ngại lớn nhất kìm hãm quá trình mở rộng lãnh thổ của IS ở Syria chính là chúng không phải nhóm nổi dậy Hồi giáo cực đoan có thế lực duy nhất trong vùng. Al-Qaeda hay Mặt trận Nusra là những đối thủ ngang tầm có thể ngáng đường IS trong công cuộc hiện thực hóa mưu đồ thống trị toàn khu vực.
Hồi năm ngoái, khi IS đẩy mạnh chiếm đất ở Iraq và mang nhiều loại vũ khí chúng tước đoạt được trở về Syria, các nhóm nổi dậy khác phần nào cảm thấy bị đe dọa. Nhưng trong vài tháng gần đây, những nhóm quyết định không sáp nhập với IS đã được gia tăng sức mạnh và trở thành mối uy hiếp đối với IS sau khi nhận hỗ trợ từ Mỹ và một số quốc gia Arab. Chỉ huy của những nhóm này hiểu rõ cách để tiếp tục duy trì nguồn cung cấp súng và tiền là không thành lập liên minh.
Dù vậy, thắng lợi ở Palmyra cũng góp phần giúp IS khẳng định tuyên bố chúng vẫn là nhóm cực đoan hoạt động hiệu quả nhất. "Chúng ta đang tìm cách để chiêu mộ thêm thành viên. Đây là lý do vì sao chiếm Palmyra là nhiệm vụ tối quan trọng", một chiến binh IS giấu tên nói qua điện thoại, ngụ ý chiến thắng ở Palmyra sẽ mang đến cho nhóm danh tiếng để thu hút thêm sự ủng hộ từ những kẻ cảm tình.
Vị trí thành phố Palmyra và Ramadi. Đồ họa: BBC
Vũ Hoàng
Theo Reuters
Tham vọng Biển không giới hạn của Trung Quốc "Việc làm của Trung Quốc khiến Trung Quốc sẽ đánh mất uy tín của chính mình". LTS: Trong những năm gần đây, Trung Quốc luôn có những động thái mạnh trên Biển Đông như "Yêu sách đường đứt khúc 10 đoạn", xây dựng trái phép tại nhiều đảo tại Biển Đông, đặc biệt ở những khu vực thuộc quyền chủ quyền và quyền...