Dân Nga đua nhau đổi tiền sang USD và euro
Phớt lờ những nỗ lực ngăn nội tệ trượt giá của ngân hàng trung ương, người dân Nga vẫn đổ xô đi đổi tiền sang USD và euro.
Sberbank – ngân hàng lớn nhất nước Nga.
Theo báo cáo của ngân hàng trung ương (NHTW) Nga, tháng 9, số người Nga nắm giữ ngoại tệ tăng cao hơn tháng trước đó mặc dù phí hoán đổi từ ruble sang USD đã chạm mốc kỷ lục vào cuối tuần trước, theo số liệu của Bloomberg.
Trong đó, ngân hàng lớn nhất của Nga Sberbank cho biết, lượng tiền gửi (bằng ruble) trong tháng 9 tại ngân hàng lần đầu tiên xuống thấp nhất 4 tháng qua. Số liệu công bố ngày 7/10 cho biết, lượng tiền gửi tại Sberbank giuarm 33,9 tỷ ruble chi trong tháng 9.
Giới đầu tư Nga đang đánh cược rằng, Thống đốc Elvira Nabiullina sẽ buộc phải tăng lãi suất do NHTW Nga đã “bơm” 9,3 tỷ USD ra thị trường tiền tệ và nâng biên độ giao dịch nội tệ lên 45,95 ruble tính đến ngày 14/10 nhưng ruble vẫn tiếp tục giảm thấp.
Video đang HOT
Vào lúc 10h28 ngày 16/10 tại Moscow, ruble giảm 0,8% xuống 45,9008 so với giỏ tiền tệ mục tiêu (USD, euro) của NHTW Nga. Trước đó trong phiên giao dịch ngày 15/10, ruble đã tăng 0,6% sau khi chính phủ công bố kế hoạch đấu giá ngoại tệ để giải quyết tình trạng thiếu hụt USD và euro trên thị trường.
Rõ ràng, người dân Nga đang mất dần niềm tin vào đồng nội tệ cũng như khả năng phục hồi của kinh tế Nga sau loạt đòn trừng phạt của phương Tây.
Ruble trượt giá kỷ lục một phần do giá dầu liên tục giảm xuống dưới 90 USD/thùng, đe dọa đến tình hình doanh thu ngân sách của Nga. Nếu giá dầu tiếp tục xuống, Nga rất có thể sẽ rơi vào suy thoái cùng với tác động của các đòn trừng phạt từ phương Tây, theo nhận định của một số chuyên gia.
Theo NTD/Gafin
Những gương mặt đòi tiền
Sau khi phản ánh những nỗi niềm khó nói của các bậc cha mẹ ở thành phố dịp họp phụ huynh đầu năm học mới, cô giáo dạy THPT ở một huyện nông thôn Thanh Hóa đã phản ánh thu tiền.
Năm học mới đã bắt đầu, bên cạnh niềm vui trở lại bục giảng, gặp đồng nghiệp, học trò sau những tháng hè oi ả, những giáo viên làm công tác chủ nhiệm còn bị nỗi ám ảnh mang tên thu tiền.
Vì giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa nhà trường và phụ huynh học sinh, nên đương nhiên trong buổi họp phụ huynh đầu năm học, giáo viên là người trực tiếp thông báo những khoản thu trong năm học của nhà trường. Nếu chỉ đứng lên thông báo thôi thì mọi chuyện sẽ thật đơn giản. Nhưng sau bản danh sách mà nhiều giáo viên đã kì công biên soạn, đánh máy gửi đến tận tay mỗi học sinh trước buổi họp là những ý kiến phản hồi với thành ý không mấy tích cực của phụ huynh.
Cô giáo Lê Nga, sau buổi họp đã ngồi thần ở phòng hội đồng, mặt buồn rượi. Cô chia sẻ: "Phụ huynh họ nghĩ cô giáo là người đưa ra nhiều khoản thu, rồi có khoản trực tiếp thu để giữ tiền. Mình đã cố gắng kiềm chế, đã giải thích cặn kẽ, thế mà họ nói còn to hơn mình".
Ảnh minh họa.
Cô Yến Trang thì dở khóc dở cười nói: "Phụ huynh lớp mình thì đòi hỏi phải có bản kê danh sách tất cả các loại thu chi của nhà trường trong năm học thì mới nộp. Nhiều bác còn vặn vẹo thu để làm gì, ai đưa ra quy định thu... Mà thực ra, mình cũng chỉ là giáo viên chủ nhiệm, mình thực hiện theo yêu cầu của nhà trường, các khoản thu đầu năm thì đã có họp hành thống nhất giữa bạn giám hiệu, chi hội trưởng hội phụ huynh, rồi các đoàn thể, mình đâu có quyết định gì, mệt lắm".
Nhiều cuộc họp phụ huynh đầu năm đã biến thành buổi đi nộp tiền và giải thích các khoản tiền nộp. Phụ huynh đóng góp ý kiến về xây dựng chất lượng học tập thì ít, mà thắc mắc các khoản thu thì nhiều. Thắc mắc của phụ huynh là điều có thể hiểu và trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm là giải thích cặn lẽ, tỉ mỉ để đi tới phương án thống nhất, tuy nhiên cách nói của không ít phụ huynh đã khiến nhiều giáo viên chủ nhiệm phải suy nghĩ.
Nhiều giáo viên cảm thấy mình bị đặt lên bàn cân; tri thức, cách ứng xử cũng bị trả giá cò kè như mớ rau, con cá. Có giáo viên trẻ sau buổi họp phụ huynh đã khóc nức nở: "Họ chỉ tay vào mặt em và nói như quát, các cô làm gì với số tiền ấy? Chúng tôi không đóng tiền thì lấy tiền đâu ra nuôi các cô".
Cô Hạnh, giáo viên đã có thâm niên gần 20 năm chủ nhiệm chia sẻ: "Không chỉ là giáo viên, mình còn là phụ huynh nên hiểu được những thắc mắc và nỗi lo của họ trước mỗi năm học. Có nhà phải bán lợn, bán thóc cho con tiền đóng học. Bản thân mình cũng thế thôi, 2 đứa con đi học, đầu năm đóng 1 đống tiền, không vay mượn thì lấy ở đâu ra. Nhưng một số phụ huynh không hiểu vấn đề, nhầm tưởng giáo viên chủ nhiệm thu và quản lí chi tiêu số tiền, phản ứng cực đoan nên dễ làm tổn thương các thầy, các cô".
Nhiều giáo viên đã ước chỉ đi dạy, không phải chủ nhiệm để không phải thu tiền. Mỗi buổi lên lớp, chỉ quan tâm đến chuyện làm sao để dạy cho hay, cho dễ hiểu chứ không phải thốt lên cái câu mà thầy cô nào cũng ngán ngẩm: "Em nào nộp tiền?".
Việc thu tiền thực sự là một gánh nặng của giáo viên chủ nhiệm. Các em bao giờ cũng nộp rải rác, lắt nhắt, có em mãi không đóng tiền cho cô buộc cô phải trích lương mình ra để nộp lên trường khi hết hạn thu. Có cô còn thu phải những tờ tiền giả, có cô thu xong thì bị mất, phải đền cả năm lương.
Xin kết lại bài viết bằng câu nói đùa mà thật của một cậu học sinh lớp 11 khi gặp thầy chủ nhiệm: "Nhìn thấy mặt thấy mặt thầy là thấy đòi tiền rồi". Và sau câu nói có vẻ như rất hài hước của cậu là những tràng cười giòn tan của các bạn học sinh trong lớp.
Theo Lộc Nguyên/Báo Vietnamnet
Vụ cầm vàng giả đổi tiền tỷ: Giám đốc ngân hàng bị điều chuyển làm nhân viên Liên quan đến vụ cầm gần 1.000 lượng vàng giả đổi lấy khoảng 20 tỷ đồng ở Cà Mau, ngày 4/8, tin từ Ngân hàng Agribank Cà Mau cho biết đã xử lý kỷ luật 5 cán bộ có liên quan. Theo đó, ông Trần Xuân Phong (Giám đốc Phòng giao dịch Agribank Đầm Cùng) bị cách chức chuyển sang làm cán bộ...