Dân Mỹ ủng hộ tra tấn nghi phạm khủng bố
Gần 2/3 người dân Mỹ tin rằng cần phải áp dụng các biện pháp tra tấn để lấy thông tin từ những nghi phạm khủng bố, mức độ ủng hộ tương đương với đất nước như Nigeria nơi các vụ tấn công của phiến quân diễn ra thường xuyên.
Kết quả của cuộc khảo sát của Reuters và Ipsos cho thấy sự thay đổi của công chúng Mỹ sau vụ thảm sát 14 người ở San Bernardino hồi tháng 12/2015 cũng như các vụ tấn công quy mô lớn vào châu Âu những tháng gần đây, bao gồm vụ đánh bom làm 32 người thiệt mạng ở Bỉ của IS.
Donald Trump, ứng viên dẫn đầu đảng Cộng hòa trong chiến dịch tranh cử, là người đã đề xuất vấn đề có nên sử dụng các biện pháp tra tấn đối với những nghi phạm khủng bố hay không. Ông Trump cho biết mình sẽ tìm cách xóa bỏ lệnh cấm sử dụng biện pháp “trấn nước”, một “nhục hình” mà các tổ chức nhân quyền đã liệt kê vào danh sách bấtt hợp pháp tại Hội nghị Geneva.
Quan điểm của tỷ phú Trump đã nhận được không ít chỉ trích từ phía các tổ chức nhân quyền, các cơ quan thế giới và các đối thủ chính trị. Tuy nhiên kết quả của cuộc bỏ phiếu cho thấy rất nhiều người dân Mỹ lại đồng quan điểm với ông Trump.
Elizabeth Zechmeister, giáo sư ĐH Vanderbilt, nhận định: “Công chúng giờ đây đang có rất nhiều cảm xúc tiêu cực. Sợ hãi, tức giận và lo lắng và ông Trump cũng góp phần tạo nên những cảm giác đó”.
Ngày càng có nhiều người Mỹ ủng hộ các biện pháp tra tấn nghi phạm khủng bố.
Video đang HOT
Cuộc khảo sát trên mạng diễn ra từ ngày 22 đến 28/3 đưa ra câu hỏi liệu có nên sử dụng các biện pháp tra tấn để lấy thông tin từ các nghi phạm khủng bố hay không? Khoảng 25% người trả lời “nên sử dụng thường xuyên”, trong khi 38% cho rằng “có thể thỉnh thoảng sử dụng” và chỉ 15% khẳng định “không bao giờ nên dùng hình thức này”.
Những người theo đảng Cộng hòa có xu hướng chấp nhận các hình thức tra tấn nhiều hơn đảng Dân chủ, với 82% người phe Cộng hòa cho rằng cần tiến hành tra tấn “thường xuyên” hoặc “thỉnh thoảng”, so với 53% người thuộc phe Dân chủ.
Khủng bố là mối lo hàng đầu
Các cuộc khảo sát được thực hiện bởi các đơn vị khác trong những năm gần đây cũng cho thấy sự ủng hộ của người Mỹ đối với việc sử dụng hình thức tra tấn là vào khoảng 50%. Ví dụ, khảo sát năm 2014 của tổ chức Ân xá Quốc tế, cho thấy 45% người Mỹ ủng hộ tra tấn, so với 64% người Nigeria, 66% người Kenya và 74% người Ấn Độ.
Nigeria đang phải trải qua cuộc xung đột kéo dài 7 năm khiến 2 triệu người mất nhà cửa và hàng nghìn người thiệt mạng, trong khi đó các phiến quân al Shabaab đã tiến hành hàng loạt vụ tấn công khủng bố chết người ở Kenya. Ấn Độ lại đang phải chiến đấu với cuộc xung đột của phiến quân Maoist từ hơn một năm nay khiến hàng trăm người thiệt mạng.
Vào tháng 11/2015, khủng bố đã thay thế kinh tế, trở thành mối lo ngại hàng đầu của người dân Mỹ trong một cuộc khảo sát của Reuters, ngay sau vụ tấn công của IS vào Paris khiến 130 người thiệt mạng.
Cùng lúc đó, ông Trump nổi lên là ứng viên hàng đầu của đảng Cộng hòa, và nhiều người xem ông là ứng viên mạnh nhất trong cuộc chiến chống khủng bố. Bên cạnh việc khôi phục lại biện pháp tra tấn tàn bạo, ông Trump còn thề “sẽ ném bom đến chết tổ chức IS”.
Nội dung được thực hiện qua thảm khảo nguồn tin Reuters (Anh), một trong những hãng tin lớn nhất thế giới. Reuters cung cấp bài viết, hình ảnh, đồ họa và video cho rất nhiều tờ báo, đài phát thanh, đài truyền hình, Internet và các phương tiện truyền thông khác trên toàn thế giới.
Tuệ Minh (lược dịch)
Theo Infonet
Iran khẳng định lập trường ủng hộ Chính phủ Syria chống khủng bố
Bộ trưởng Quốc phòng Iran cho rằng, chiến thắng ở Palmyra là biểu tượng sức mạnh của niềm tin và sự đoàn kết của đất nước Syria.
Ngày 29/3, Bộ trưởng Quốc phòng Iran, Tướng Hossein Dehghan khẳng định, nước này sẽ tiếp tục hỗ trợ quân sự Chính phủ Syria trong cuộc chiến chống khủng bố, cho tới khi Syria giải phóng tất cả những khu vực mà các tổ chức khủng bố đang kiểm soát tại quốc gia này.
Bộ trưởng Quốc phòng Iran Hossein Dehghan (phải) khẳng định sẽ ủng hộ Chính phủ Syria chống khủng bố. (Ảnh: IRNA)
Phát biểu trên của Bộ trưởng Quốc phòng Iran được đưa ra trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Syria Jassem al-Freij, để chúc mừng chiến thắng mới đây của chính phủ Syria trước tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, với việc giành lại quyền kiểm soát thành phố Palmyra.
Tướng Dehghan cũng gửi lời chúc mừng đến Tổng thống Syria Bashar Al-Assad, các lực lượng vũ trang và nhân dân Syria, đồng thời coi chiến thắng ở Palmyra là biểu tượng sức mạnh của niềm tin và sự đoàn kết của đất nước Syria.
Về phần mình, Bộ trưởng Quốc phòng Syria Jassem al-Freij cũng cám ơn sự hỗ trợ của Iran đối với quốc gia này trong thời gian qua, đồng thời nhấn mạnh, Iran đã đóng một vai trò quan trọng trong việc giành lại thành phố Palmyra của chính phủ Syria từ tay IS.
Việc giải phóng thành phố Palmyra được xem là bước tiến quan trọng trong cuộc chiến chống khủng bố tại Syria, góp phần tích cực trong việc giải phóng các khu vực còn lại đang bị kiểm soát bởi IS như Deir-Ez-Zor và Raqqa./.
Đình Nam Theo Alalam
Theo_VOV
Người Hồi giáo lên án các phần tử cực đoan Cộng đồng người Hồi giáo tại Bỉ tức giận và phẫn nộ sau vụ tấn công khủng bố tại Brussels làm hơn 30 người thiệt mạng mà nghi can có thể là những phần tử Hồi giáo cực đoan. "Nếu có những người tuyệt vọng tới mức sẵn sàng chết cùng trái bom, chắc chắn là bởi có gì đó không ổn" -...