Dân Mỹ trở lại với nỗi lo khủng bố
Sáng 19-9, cảnh sát New York đã phát lệnh truy nã đối với Ahmad Khan Rahami(ảnh)trong khuôn khổ cuộc điều tra về vụ nổ ở New York tối hai hôm trước (29 người bị thương).
Rahami 28 tuổi là dân Mỹ gốc Afghanistan, cư trú bang New Jersey kế bên New York, là đối tượng có vũ khí và nguy hiểm.
Tại bang New Jersey, phát biểu trên đài truyền hình CNN, ông Chris Bollwage, thị trưởng TP Elizabeth, thông báo tối 18-9 cảnh sát đã tìm thấy nhiều vật nổ tự tạo trong một ba lô nằm trong thùng rác gần trạm tàu điện. Khi người máy gỡ mìn đến cắt dây thì một vật nổ phát nổ. Trước đó ngày 17-9, cũng tại bang New Jersey, một quả bom tự tạo phát nổ tại TP Seaside Park.
Như vậy tính đến nay cảnh sát đã tìm thấy hai vật nổ ở New York, bốn vật nổ ở Seaside Park và năm vật nổ ở Elizabeth. Trong các vụ tấn công ngày 17-9, chỉ có vụ tấn công bằng dao làm chín người bị thương ở TP St. Cloud (bang Minnesota) được IS lên tiếng nhận trách nhiệm. Hung thủ 22 tuổi, tên Dahir Adan, là sinh viên người Mỹ gốc Somalia.
Cho dù các vụ nổ không gây chết người và chưa có mối liên hệ giữa ba vụ ở New York, New Jersey và Minnesota, nỗi lo khủng bố đã luôn ám ảnh người dân Mỹ. Mỹ đã từng chịu nhiều vụ tấn công của các phần tử Hồi giáo cực đoan như ở Orlando hồi tháng 6 (49 người chết, IS nhận trách nhiệm) và ở San Bernardino hồi tháng 12-2015 (14 người chết, IS khen ngợi).
Video đang HOT
Trong bối cảnh đó, chính quyền phát biểu rất dè dặt khi đánh giá hai vụ nổ ở New York và New Jersey. Tại New York, từ đầu chỉ có Thống đốc bang New York Andrew Cuomo đánh giá vật nổ là bom và nhận xét rõ ràng đây là hành vi khủng bố, dù vậy ông nhấn mạnh đến giờ chưa có dấu hiệu liên quan đến khủng bố quốc tế.
DT
Theo PLO
Lãnh đạo Hồi giáo bị bắn chết giữa phố New York
Một lãnh đạo Hồi giáo và một người đàn ông bị bắn chết khi đang đi bộ dọc một con phố ở New York, Mỹ.
Cảnh sát New York làm việc tại hiện trường vụ nã súng. Ảnh: NY Daily News
BBC cho hay ông Maulama Akonjee, 55 tuổi, và trợ lý Thara Uddin, 64, bị bắn chỉ vài phút sau khi ra khỏi thánh đường al-Furqan Jame vào khoảng 13h50 hôm qua.
Hai nạn nhân đều mặc trang phục Hồi giáo và bị tay súng tiếp cận từ phía sau, bắn vào đầu. Kẻ này sau đó được nhìn thấy rời khỏi hiện trường nhưng hiện chưa có ai bị bắt.
Ông Uddin được đưa tới bệnh viện nhưng tử vong 4 giờ sau đó.
Ông Akonjee từ Bangladesh tới New York sinh sống hai năm trước. Cháu của ông cho hay lãnh đạo Hồi giáo này không có hiềm khích với bất kỳ ai trong khu vực.
"Ông ấy không làm đau dù chỉ một con ruồi. Ông chỉ ra phố và mang lại hòa bình", Rahi Majid, 26 tuổi, nói.
Các tín đồ Hồi giáo tại hiện trường vụ nã súng. Ảnh: Reuters
Một số người thuộc cộng đồng Hồi giáo lân cận đã tập trung tại hiện trường để bày tỏ sự bức xúc và lo ngại về vấn đề an toàn.
Họ cho rằng nguyên của vụ nã súng là do thù ghét, trong khi cảnh sát cho hay "không có dấu hiệu nào" cho thấy hai nạn nhân bị tấn công vì lý do liên quan tới tôn giáo của họ.
"Đây không phải là nước Mỹ", một người dân địa phương nói. "Chúng tôi cho rằng ông Donald Trump chịu trách nhiệm về chuyện này. Ông Trump và màn kịch của ông ta đã tạo ra phong trào bài Hồi giáo".
Anh Ngọc
Theo VNE
Một ngày huấn luyện tiêu diệt khủng bố của cảnh sát New York Các thành viên tinh nhuệ thuộc lực lượng cảnh sát New York phải tập dượt đối mặt với mọi tình huống hiểm nguy để luôn sẵn sàng phản ứng khi một cuộc khủng bố nổ ra. Viên cảnh sát đóng vai tay súng tấn công trong bài huấn luyện của Bộ Chỉ huy Phản ứng Khẩn cấp. Ảnh: NYTimes Giữa các hành lang...