Dân Mường Tè cần sớm được di chuyển khỏi vùng nguy cơ sạt lở, lũ quét
Trận lũ quét lịch sử vừa qua đã làm nhiều hộ dân tại huyện Mường Tè bị cuốn trôi, đến nay nhiều hộ còn lại vẫn chưa được bố trí di chuyển.
Dấu vết trận lũ lịch sử để lại cách đây hơn 2 tháng vẫn còn ngổn ngang, khi toàn bộ hơn 10ha đất lúa của bà con tại hai bản Nà Hừ 1, Nà Hừ 2 giờ chỉ là bãi đá.
Hơn hai tháng trôi qua, nhưng gia đình anh Lù Văn Thin ở bản Nà Hừ 2 vẫn phải sống tạm trong chiếc lều quây tôn.
Cuộc sống vốn khó khăn, thì nay lại thêm bội phần khi nơi ở của các hộ đã di chuyển vẫn chỉ là túp lều tạm, hoặc ở nhờ dưới gần sàn nhà lân cậnm người thân.
Chưa được bố trí đất tái định cư, nên đến nay vẫn còn gần chục hộ dân tại 2 bản liều mình sinh sống ở nhà cũ, mặc dù đã được chính quyền vận động di dời.
Hơn 10ha đất sản xuất của các hộ dân bản Nà Hừ 1, Nà Hừ 2 ngổn ngang đất, đá sau lũ và không thể khôi phục.
Trong túp lều dựng tạm bằng tôn trên phần đất của bố vợ, anh Lù Văn Thin, một trong những hộ gia đình chịu thiệt hại trong trận lũ lịch sử ở bản Nà Hừ 2 cho biết, hôm đó lũ ập về khi trời đã sáng, anh chỉ biết kéo vợ, cõng con chạy lên núi cao. Nhìn toàn bộ tài sản, thóc lúa, lợn gà của gia đình bị lũ cuốn mà ứa nước mắt. Giờ chưa được nhà nước hỗ trợ mặt bằng để làm nhà, tài sản, tiền bạc cũng chẳng còn nên giờ chỉ biết sống nhờ sự giúp đỡ của người thân và bà con trong bản.
Video đang HOT
“Cái gì cũng mất, từ ao cá, vịt gà, tài sản trôi hết! chúng tôi dựng lán ở đây để ở, cuộc sống khó khăn vì cái gì cũng mất hết, giờ chỉ kiếm các thứ từ rừng về ăn qua ngày. Hiện tại ruộng cũng không còn, mong muốn Đảng và Nhà nước sớm làm mặt bằng cho chuyển đi nơi khác, chứ ở đây khó khăn lắm”, anh Thin nói.
Hiện nay huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu vẫn còn gần 200 hộ dân đang sinh sống trong vùng nguy cơ thiên tai cần được di chuyển đến nơi an toàn.
Gia đình chị Bạc Thị Hặc ở bản Nà Hừ 2 thì may mắn hơn nhà anh Thin khi trận lũ vừa qua cũng chỉ cuốn trôi hết ao nuôi cá và ruộng lúa. Tuy nhiên, ngôi nhà của chị lại thuộc diện phải di dời khẩn cấp.
“Chỗ này nhà tôi cũng không thích ở nữa đâu vì năm nào cũng xảy ra lũ lụt, ban đêm không ngủ được đâu. Cán bộ xã, bản cũng bảo chuyển đi chỗ mới, chỗ này không ở được. Được chuyển thì gia đình nhất trí chuyển thôi”, chị Hặc cho hay.
Trong trận lũ lịch sử vừa qua, bản Nà Hừ 1, Nà Hừ 2, xã Bum Nưa tuy không bị thiệt hại về người, nhưng lại thiệt hại nặng nề về tài sản. Ngoài hơn chục héc ta lúa bị đất đá vùi lấp không thể khắc phục, tuyến đường vào bản cũng bị sạt lở chia cắt.
Đến nay ngoài các hộ dân bị lũ cuốn trôi buộc phải đã di chuyển đang sống tạm trong các lều bạt, ở nhờ nhà người thân, thì tại đây vẫn còn gần chục hộ đang bám trụ trong vùng nguy hiểm dù đã được chính quyền cảnh báo.
Dù một số hộ dân đã chuẩn bị gỗ để làm nhà, nhưng chính quyền địa phương vẫn chưa bố trí được đất tái định cư cho bà con do thiếu vốn và mặt bằng.
Ông Lù Văn Sương, trưởng bản Nà Hừ 2 cho biết: “Nơi ở mới thì ở xa ruộng và cách chỗ làm ăn. Nhà một nơi, ruộng làm một nơi rất khó khăn cho dân đi lại”.
Theo thống kê của huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu sau rà soát, đến nay địa phương còn gần 200 hộ dân sinh sống tại 6 điểm dân cư thuộc vùng nguy cơ xảy ra thiên tai, trong đó có gần 100 hộ cần phải được di dời khẩn cấp. Nếu chỉ tính riêng làm mặt bằng tái định cư và bố trí công trình nước sinh hoạt, điện thắp sáng thì mỗi điểm tái định cư cũng cần từ 7 đến 10 tỷ đồng mới giải quyết được.
Ông Mai Văn Thạch, Chủ tịch UBND huyện Mường Tè cho biết, thiệt hại về tài sản của nhà nước và nhân dân trong đợt mưa lũ cuối tháng 6 vừa qua là hơn 50 tỷ đồng. Đến nay huyện mới chỉ khắc phục được 10/44ha đất sản xuất để bà con trồng ngô, lạc vụ thu đông. Ngoài việc thiếu vốn đầu tư khi nguồn kinh phí dự phòng năm nay đã sử dụng hết, thì khó khăn lớn nhất hiện nay là việc tìm và tạo mặt bằng để bà con có thể sinh sống ổn định lâu dài:
“Điểm bản hiện nay thì không thể mở rộng được nữa và buộc phải di chuyển sang một địa điểm khác. Huyện cũng đã giao cho xã và cơ quan chuyên môn, về căn bản phải thống nhất được với bà con về các điểm dân cư để di chuyển dân và dự kiến là trong tháng 9 này, khi vào mùa khô là huyện sẽ tập trung để cải tạo mặt bằng để bố trí di chuyển. Nguồn vốn tuy có khó khăn nhưng mà đối với dân thì không thể dừng lại được, vì hiện nay là có những hộ gia đình người ta cũng đã phải ở nhờ khá lâu rồi, tương đối vất vả”, ông Thạch cho biết thêm.
Hiện đang là cuối mùa mưa đối với miền núi Tây Bắc, nhưng trên địa bàn tỉnh Lai Châu những ngày qua vẫn xuất hiện mưa to cục bộ tại một số địa phương. Vì vậy, để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản, các hộ dân đang sinh sống trong vùng nguy cơ lũ quét, sạt lở cao tại huyện Mường Tè cần được hỗ trợ mặt bằng tái định cư, sớm ổn định đời sống, sản xuất./.
Theo Thanh Thủy, Khắc Kiên/VOV-Tây Bắc
Sát cánh giúp dân khắc phục hậu quả mưa lũ
Sau nhiều ngày phải chịu ảnh hưởng của trận lũ quét xảy ra tại xã Pa Vệ Sử, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, quân và dân trên địa bàn đang khẩn trương khắc phục hậu quả, đồng thời nỗ lực tìm kiếm những người còn mất tích.
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Pa Vệ Sử giúp dân khắc phục hậu quả sau trận lũ quét. Ảnh: Quang Long
Trong đợt lũ quét xảy ra vào rạng sáng 24-6, mưa lớn kéo dài đã gây ra lũ quét tại địa bàn xã Pa Vệ Sử, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất cũng như đời sống của nhân dân. Hiện nay, chính quyền huyện Mường Tè đã huy động lực lượng Công an, Quân sự, Biên phòng, dân quân tự vệ và người dân để giúp các hộ dân bị lũ cuốn trôi nhà, hộ dân nằm trong vùng nguy cơ sạt lở cao di chuyển vật dụng gia đình đến nơi an toàn.
Đồng thời, các lực lượng đang triển khai các biện pháp để tìm kiếm các nạn nhân bị lũ cuốn trôi, giúp đỡ và hỗ trợ gia đình nạn nhân có mặt trên địa bàn; huy động máy móc và con người để khẩn trương san gạt đất đá sạt lở, bảo đảm thông đường, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại, không bị cô lập và chia cắt.
Trước đó, ngay sau khi nhận được tin báo, Đại tá Triệu Quốc Nguậy, Phó Chỉ huy trưởng BĐBP Lai Châu đã trực tiếp đến khu vực xảy ra lũ quét để thăm hỏi, động viên nhân dân trên địa bàn. Trao đổi với chúng tôi, Đại tá Triệu Quốc Nguậy cho biết, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh đã chỉ đạo Đồn Biên phòng Pa Vệ Sử trực tiếp triển khai lực lượng tại chỗ, phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, nhân dân trên địa bàn khắc phục hậu quả, đồng thời tiếp tục vận động người dân sơ tán khỏi khu vực nguy hiểm. Đồn Biên phòng Pa Vệ Sử được giao phối hợp chặt chẽ với các đồn Biên phòng lân cận để thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn, tìm kiếm nạn nhân còn mất tích.
Thượng tá Nguyễn Tiến Ngọc, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Pa Vệ Sử, BĐBP Lai Châu cho biết, ngay sau khi nhận được tin báo, đơn vị đã phối hợp chặt chẽ với các lực lượng đứng chân trên địa bàn tổ chức công tác cứu hộ, cứu nạn, khẩn trương sơ tán các hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm, tổ chức tìm kiếm nạn nhân mất tích. Đồn Biên phòng Pa Vệ Sử đã thành lập một tổ công tác gồm 15 đồng chí tại địa bàn để thực hiện công tác ứng phó, cứu hộ, cứu nạn.
Thất thần nhìn về dòng suối đục ngầu đang chảy cuồn cuộn trước mắt, anh Giàng Gia Hừ, ở bản Seo Thèn, xã Pa Vệ Sử, huyện Mường Tè buồn bã nói với chúng tôi: "Tất cả tài sản của gia đình tôi giờ đã trôi theo dòng nước lũ, cả ngôi nhà bị cuốn đi trong chớp mắt. Cũng may mắn là nhờ có cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Pa Vệ Sử đến giúp đỡ ứng cứu kịp thời nên gia đình tôi không có thiệt hại về người".
Có mặt tại điểm lũ quét xã Pa Vệ Sử, huyện Mường Tè, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lai Châu, Trưởng ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Tống Thanh Hải yêu cầu chính quyền huyện Mường Tè tập trung huy động lực lượng tìm kiếm nạn nhân mất tích; giúp dân tháo dỡ và vận chuyển nhà ra khỏi vùng lũ và tìm mặt bằng để bố trí cho dân làm nhà, sớm ổn định đời sống. Đồng chí cũng yêu cầu cơ quan chuyên môn phân luồng, cắm biển báo nơi tiềm ẩn cao về sạt lở, cố gắng sớm khắc phục tuyến giao thông bị chia cắt.
Huyện Mường Tè là địa phương bị thiệt hại nặng nề nhất trong cơn lũ vừa qua, với trên 45ha lúa, hoa màu bị ảnh hưởng, 7 ngôi nhà bị cuốn trôi, 27 ngôi nhà phải di chuyển khẩn cấp; tuyến đường Bum Nưa - Pa Vệ Sử một số vị trí bị sạt lở, cầu Pá Hạ, ngầm tràn Thò Ma, đập tràn Ty Tông bị cuốn trôi; tuyến đường Mường Tè - Hua Bum bị đứt tại km 301 400, vị trí thuộc huyện Mường Tè; gần 10 cột điện bị đổ, gãy... Ước tính thiệt hại lên đến 30 tỷ đồng.
Quang Long
Theo Bienphong
Mưa lũ đột ngột, cuốn trôi nhiều nhà cửa, hoa màu tại Lai Châu Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lai Châu cho biết, sau trận mưa kéo dài đêm qua, vào 6 giờ ngày 24/6, trên địa bàn các huyện Mường Tè và Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu xảy ra hai trận lũ quét, cuốn trôi nhiều công trình nhà nước; nhà cửa, tài sản, hoa màu của nhân...