Dân mừng vì gỡ biển hạn chế tốc độ dưới 40km/h
Sau khi Bộ Giao thông có quyết định xóa biển báo hạn chế tốc độ thấp trên quốc lộ, phần lớn người dân ủng hộ và cho rằng đã gỡ được nhiều “cái bẫy”. Lãnh đạo Tổng Cục đường bộ khẳng định quyết tâm điều chỉnh để phù hợp thực tế.
Quyết định xóa bỏ biển báo tốc độ 25, 30, 35 km/h thay bằng biển 40 km/h của Bộ trưởng Đinh La Thăng khiến nhiều người như trút bớt được gánh nặng khi tham gia giao thông.
Thường xuyên gặp các biển báo hạn chết tốc độ trên tuyến đường từ Đắk Lắk về Bắc Giang, anh Trần Văn Toản, lái xe khách giường nằm cho biết, loại bỏ những biển báo này là việc làm cần thiết để tránh tai nạn giao thông, giảm phiền toái, bức xúc cho giới lái xe.
Quốc lộ 14 từ Đắk Lắk đi Kontum, “đang đổ dốc cho phép 60 km/h, xuống đường đô thị gặp ngay biển 35 km/h, đi khoảng 5 m đã bị công an tuýt còi, rõ ràng là bẫy người dân”, anh Toản dẫn chứng.
Tài xế này cũng kiến nghị, ngoài việc đặt lại biển báo cho hợp lý, ngành giao thông cần quy định thêm việc đặt máy bắn tốc độ, ít nhất phải cách biển báo từ 25 đến 50 m.
Video đang HOT
Một số biển báo hạn chế tốc độ bất hợp lý trở thành cái bẫy với lái xe. Ảnh minh họa: Hữu Công.
Không riêng trường hợp tài xế Toản, nhiều lái xe cho rằng họ đã bị nộp phạt oan hàng triệu đồng vì biển báo bất hợp lý.
Lý giải về biển báo hạn chế tốc độ dưới 40 km/h tồn tại khá lâu mà không được thay thế, ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Đường bộ giải thích “do công tác quản lý và do người ra quyết định cắm biển, họ cầu toàn, mong muốn xe đi tốc độ thấp sẽ đảm bảo an toàn giao thông hơn”.
Qua báo chí, nhiều người dân phản ánh biển báo quy định tốc độ như cái bẫy để xử phạt, tân Tổng cục trưởng Đường bộ cho hay, “chúng tôi đã sàng lọc, lắng nghe và quyết tâm làm cho đúng với thực tế. Tổng cục đã đốc thúc các tỉnh rà soát và xóa bỏ các biển bất hợp lý, thực hiện xong trong tháng 6″.
Liên quan việc cảnh sát giao thông thường bắn tốc độ ngay sau biển báo, khiến người dân bức xúc, ông Huyện khẳng định sẽ rà soát và bổ sung biển cảnh báo giảm tốc độ từ xa để lái xe chuẩn bị và chủ động. Ông cũng đề nghị tài xế trước hết cần quan sát và làm chủ tốc độ, chấp hành đúng quy định khi có biển báo.
Sau văn bản chỉ đạo của Bộ trưởng Đinh La Thăng về việc xóa bỏ biển báo hạn chế tốc độ dưới 40km/h, Hà Nội là địa phương đầu tiên đề xuất xin giữ biển hạn chế 35 km/h tại đường vành đai III.
Phó giám đốc Sở Giao thông Hà Nội Nguyễn Xuân Tân cho VnExpressbiết, “các đường lên xuống vành đai III trên cao tiếp giáp với cao tốc và đường đô thị có mật độ giao thông lớn, nên không thể cho phép phương tiện chạy tốc độ trên 35 km/h. “Nội đô mà chạy 50 km/h thì như chuẩn bị đua xe rồi”, ông Tân nói.
Đầu năm 2014, Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo các địa phương rà soát biển báo bất hợp lý, che khuất tầm nhìn và liên quan đến tốc độ. Ba tháng đầu năm, cả nước đã điều chỉnh 206 biển báo, trong đó loại bỏ 66 biển hạn chế tốc độ và 140 biển báo khu vực đông dân cư. Tổng cục Đường bộ khẳng định việc tồn tại biển hạn chế tốc độ 25, 30, 35 km/h do địa phương đề nghị và một số đoạn do rà soát sót.
Theo VNE
Thanh tra giao thông nào được dùng súng?
Ngày 26.5, ông Nguyễn Văn Huyện, Chánh Thanh tra Bộ GTVT cho biết, Bộ GTVT vừa hoàn thiện dự thảo thông tư liên tịch giữa Bộ GTVT và Bộ Công an về công cụ hỗ trợ của thanh tra GTVT.
Lực lượng thanh tra giao thông. Ảnh: Minh họa
Theo đó, Thanh tra GTVT được trang bị súng bắn đạn nhựa, đạn cao su; hơi cay, chất gây mê, pháo hiệu và các loại đạn dùng cho các loại súng này; phương tiện xịt hơi cay, chất gây mê; dùi cui điện, cao su; áo giáp, găng tay bắt dao. Những người được trang bị là lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ.
Dự kiến, ngày 27.5, Bộ GTVT và Bộ Công an sẽ bàn về vấn đề này.
Theo Laodong
Chánh Thanh tra Bộ Giao thông: "Trang bị súng là cần thiết" - Theo Chánh hanh tra Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Huyện, việc đề xuất trang bị công cụ hỗ trợ cho lực lượng thanh tra giao thông là cần thiết để ngăn chặn kịp thời các đối tượng có hành vi chống đối nguy hiểm. Xung quanh đề xuất của Bộ Giao thông vận tải và Công an về việc trang...