Dân mạng xôn xao 1 start-up làm việc không chuyên nghiệp, thiếu minh bạch, sếp lớn còn thản nhiên gọi nhân viên là “bọn”
Phần lớn mọi người đều cho rằng start-up này làm việc quá kém và để lộ nhiều lỗ hổng trong khâu quản lý cũng như quy trình làm việc.
Mới đây, trên group của cộng đồng các bạn sinh viên, một dòng trạng thái “bóc phốt” công ty đã thu hút nhiều sự chú ý. Chủ status đã kể rõ ràng và chi tiết về quá trình 1 tháng thử việc như “địa ngục” của mình với start-up X. Nội dung bài đăng xin phép được tóm tắt như sau:
Phần 1: Được mời về làm việc
Vào tháng 11/2019, mình có nhu cầu mượn sách của khoa Ngôn Ngữ Anh các trường để tự học. Trong quá trình tìm tòi tài liệu, mình có quen được 1 bạn nữ tên là N, học tại Đại học Hà Nội. Sau một quá trình trao đổi thì mình đã mượn được những tài liệu mình cần. Tuy nhiên, vì mình cũng muốn thêm bạn thêm bè nên vẫn trao đổi nói chuyện với N. Và N đã kể cho mình về công ty mà bạn ấy đang làm – công ty X start-up về ứng dụng di động, project hiện tại của công ty là một app về tóm tắt sách. Công ty sẽ thuê các bạn Freelancer tóm tắt những quyển sách best seller, sau đó up lên app cho người dùng đọc.
N gửi cho mình một số bài mẫu của các bạn Freelancer, và mình phải thú thật là rất tệ, sai rất nhiều lỗi từ cơ bản đến phức tạp. Sau khi nghe qua mình nhận xét và sửa một số bài thì N cũng phải công nhận và thú thật với mình về cái tình hình tệ hại của dự án này, và ngỏ ý mời mình về làm việc với vai trò là QC – quản lí chất lượng bài viết.
Sau đó, mình đã đến công ty và trao đổi với anh T về nội dung công việc. các bạn có thể thấy trong ảnh sau:
Buổi phỏng vấn diễn ra khá nhanh và thiếu chuyên nghiệp. Sự thiếu chuyên nghiệp có thể được cảm nhận qua những câu nói của anh T, ví dụ như: “Ở Việt Nam đã có THẰNG NÀO làm giống em chưa?”, “Em sẽ quản lí BỌN freelancer.”
Không hề có hợp đồng thử việc. Công việc này là part-time, theo quy định thì thử việc 1 tháng nhưng công ty cho thử việc 2 tháng. Tuy nhiên, vì công việc này khá phù hợp với mục tiêu tương lai của bản thân, mức lương cũng không đến nỗi quá tệ so với khối lượng công việc và hơn hết là mình được mời về nên mình vẫn quyết định làm.
Phần 2: Đập đi – Xây lại
Theo như trao đổi thì mình sẽ bắt đầu làm vào tháng 1/2020. Tuy nhiên vì công ty có nhiều vấn đề và mình cũng muốn đi làm trước để làm quen mọi người nên mình đã đi làm không lương 2 ngày 29- 30/12/2019. Khi bắt đầu làm thì mình mới nhận ra dự án này có nhiều vấn đề như thế nào. Đặc biệt là trong cái workflow (quy trình làm việc) của dự án đó.
- Tuyển dụng freelancer ồ át, viết bài ồ ạt trong khi chữa, chấm bài thì chậm do thiếu người, vậy nên đến khi mình mới bắt đầu làm thì có tầm hàng chục bài chưa được chấm và chữa. Kết quả là trong vòng 1 tuần liên tục mình không làm được gì khác ngoài chữa bài.
- Một người phải làm quá nhiều việc, từ tuyển dụng cho đến chấm bài, chữa bài và điều phối, vậy nên là quá tải.
- Cơ chế tính lương cực dốt, theo kiểu cấp số nhân, vậy nên là freelancer cứ viết ầm ầm để gửi về, điều này dẫn đến chất lượng bài viết cực tệ. (Viết 4 bài được 1 triệu 2, viết 5 bài được 2 triệu 5, viết 6 bài được 3 triệu 6, viết 7 bài được 4 triệu 9)
- Không xét đến độ dài của sách, cào bằng cho tất cả sách là bằng tiền nhau, vậy nên là người viết dài cũng như người viết ngắn.
- Vì chấm chữa bài không kịp, chất lượng bài viết và freelancer cũng tệ nên là lương còn nợ rất lâu và nhiều.
Video đang HOT
- Đã thay đổi một vài người và một vài workflow nhưng cũng không hề khả quan.
Sau khi qua đợt chữa bài để launch app, mình bắt đầu quá trình xây dựng lại toàn bộ hệ thống của dự án đó. Mình là người trực tiếp nhúng tay vào gần như TẤT CẢ mọi nhiệm vụ và công việc. Mình đã xây dựng một workflow mới logic hơn, cụ thể hơn, có sự tách bạch rõ ràng hơn về nhiệm vụ (Freelance – Tuyển dụng – Quản lí – Điều phối – Sửa bài).
Đến cả những công việc như tính lương, thưởng, mình cũng là người phải sửa đổi lại, áp dụng những hiểu biết về Tài Chính (chuyên ngành của mình) và về thị trường lao động tiếng Anh để có được mức lương hợp lí, cân bằng giữa freelance và công ty. Như các bạn có thể thấy, mình phải ôm đồm quá nhiều thứ, thậm chí có rất nhiều việc không hề liên quan đến vị trí QC hay RD của mình.
Vậy thì N và T đang ở đâu?
T: Người sếp vĩ đại của công ty không hề có tí kiến thức nào về tiếng Anh hay sản phẩm. Vậy nên là toàn quyền mình lo và quyết định. Vậy nhưng ít ra thì anh ý cũng đã làm được cho mình những file quản lí ở Airtable.
N: Trong khi mình ngồi vắt óc suy nghĩ về workflow thì bạn N đang ngồi chữa bài. Một công việc mà hoàn toàn có thể được hoàn thành cực kì nhanh sau khi workflow đã hoàn chỉnh và tuyển được người. Nói vậy không có nghĩa là N không giúp được gì, bạn ý cũng làm được một số nhiệm vụ đơn giản như tổng hợp lại báo cáo về workflow cũ để mình làm ra workflow mới và làm được 1 số phần khác.
Thế nhưng, điều mà mình thấy buồn cười, đó là khi mình yêu cầu N gửi cho mình 1 bản workflow cũ, thì mình nhận được câu trả lời như sau: “Nhiệm vụ được giao vào tối thứ 6, và deadline là thứ 3 tuần tiếp theo. Mình nhận được báo cáo vào chiều thứ 2, tức mình có chưa đầy 1 ngày để nghĩ ra một cái workflow mới.”
Và mình hoàn thành tất cả công việc trên trong khoảng 2 tuần. Chính anh T cũng đã phải công nhận với mình là workflow mới về mặt lí thuyết là ổn định và chất lượng hơn.
Phần 3: Ngày Tết kinh hoàng và lời chia tay chớp nhoáng
Sau khi hoàn thành các nhiệm vụ trên, cộng thêm một vài việc nữa thì mình bắt đầu đưa workflow vào chạy thử, đồng thời hoàn thành nội dung chi tiết hơn. Mình có nhờ N làm hộ mình công việc tuyển dụng để chuẩn bị cho sau Tết, nhưng câu trả lời mình nhận lại là: “Cậu làm đi.”
Và tất nhiên là mình đã làm. Trong 3 ngày liên tục, mình đã lọc hồ sơ, phỏng vấn online khoảng 60 người. Báo cáo lúc 11 giờ đêm. Thậm chí trong Tết, mình vẫn thi thoảng vào check và lọc tiếp hồ sơ, gửi mail để sau Tết sẽ phỏng vấn.
Vậy nhưng, đời không như là mơ. Chỉ ngay sau đợt tết, vào ngày cuối cùng của tháng 1, mình nhận được quyết định điều chuyển từ Leader – QC – RD trở thành Freelancer Trainer (Người đào tạo cho Freelancer). Điều đó diễn ra sau 1 buổi họp mà không hề có mình tham dự.
N và T đã tự ý điều chuyển mà không hề có văn bản hay thông báo gì khác ngoài 1 cái email quyết định không hề có lí do. Sau đó, mình có yêu cầu một buổi gặp mặt trực tiếp để trao đổi, và những gì mình nhận lại là KHÔNG TRANH LUẬN.
Và kết quả là mình đã nghỉ việc tại X. Kết thúc 1 tháng thử việc gian nan. Hi vọng qua câu chuyện của mình, các bạn sẽ có 1 góc nhìn khách quan hơn về công ty. Đồng thời, mình cũng nhận được thêm thông tin về nhân sự ở tình trạng khá giống mình ở X.
Quả thực, câu chuyện đang được cư dân mạng bàn tán trên là lời cảnh tỉnh đối với các bạn trẻ khi chọn một công việc để phát triển. Hãy thật khách quan đánh giá tình hình và chất lượng của mỗi doanh nghiệp để xem mình có đủ khả năng gắn bó không nhé!
Theo Trí Thức Trẻ
Dân mạng ỏm tỏi vì thông tin 1 công ty quỵt lương thực tập sinh, sếp tổng còn lớn tiếng dọa nạt khiến ai nấy bức xúc
Đây là bài học cảnh tỉnh cho các bạn sinh viên trẻ người non dạ khi bước chân vào các công ty để thực tập hay xin việc.
Mới đây trên MXH Facebook, một bài đăng với nội dung "bóc phốt" công ty đã thu hút hơn 4K lượt thích, 2K lượt bình luận và 1,8K lượt chia sẻ. Chủ status đã dùng nhiều bằng chứng để tố cáo công ty nơi em mình từng thực tập. Xuyên suốt khoảng thời gian từ lúc xin việc cho đến kết thúc thì công ty này đã có nhiều sai phạm, thể hiện sự lươn lẹo.
Từ việc hứa hẹn nhưng không có văn bản pháp luật nào kèm theo
Xin trích lại đoạn status như sau:
"Mình có con em đi thực tập theo yêu cầu của nhà trường mà xui cái chọn đúng công ty này. Lúc đầu khi phỏng vấn thì ông giám đốc chủ động đưa ra rất nhiều quyền lợi chẳng hạn như: Trợ cấp 6 triệu/2 tháng thực tập, em mình cũng vui vì nó nghĩ thực tập sẽ không có trợ cấp nên đồng ý luôn (cái chỗ dại là đây). Vì cận Tết nên trong ngay lúc đó con bé có nói lại với giám đốc là sẽ nghỉ Tết trước 1 tuần và vô trễ 4 ngày. Ông giám đốc đồng ý với điều kiện là sẽ trừ đi 2 triệu tiền trợ cấp và cả 2 bên thống nhất sẽ làm 4 buổi part-time và 2 buổi fulltime 1 tuần, không nói gì thêm về vấn đề trừ tiền trợ cấp, cũng không có văn bản thỏa thuận những điều trên.
Mình xin nói rõ là con bé trong quá trình thực tập tuy không hoàn thành xuất sắc nhưng vẫn cố gắng hết mình để hoàn thành nhiệm vụ được giao; có khi còn thức đêm, mang việc về nhà làm. Ắt cũng vì nó nghĩ "không ai cho không ai cái gì", công ty mà có trợ cấp cao thì làm việc cũng nặng."
Cho đến hành vi "lật lọng" khi kết thúc kỳ thực tập
Điều đáng chú ý là đánh giá thực tập của bạn sinh viên bị đánh hạng trung bình, đỉnh điểm khi bạn nhận được mail "bắt lỗi" của công ty và yêu cầu nộp 800 ngàn đồng.
Bên cạnh em gái của chủ bài đăng là nạn nhân, ngay cả bạn của người này cũng từng rơi vào tình cảnh tương tự. Theo đó, bạn của chủ status là sinh viên mới ra trường, vì hám mức lương cao nên nộp đơn và được nhận vào thử việc. Tuy nhiên giám đốc sau 4 ngày thử việc đã kiếm cớ đuổi bạn này mà không giải thích rõ ràng. Mặc dù công ty yêu cầu bạn gửi số tài khoản ngân hàng cũng như CMND kèm lời hứa nhưng đến cuối cùng tất cả vẫn là sự lừa đảo.
Sau cùng là hành vi dọa nạt đòi mang sự việc ra cơ quan chức năng giải quyết
Chưa dừng lại ở hành vi bóc lột và lật lọng nhân sự, công ty này khi biết có bài đăng "bóc phốt" ở trên Facebook liền nhắn tin đến người bị hại dọa nạt, bắt gỡ bài, nếu không sẽ đem sự việc ra trình báo cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Tuy nhiên, sau khi thấy sự việc đã đi quá xa và làm ảnh hưởng đến danh tiếng công ty, giám đốc của doanh nghiệp này đã viết mail xin lỗi 2 người bị hại (em và bạn của chủ status) đi kèm với thanh toán lương và lời đính chính lại những lời lẽ vu khống.
Loạt email xin lỗi tới bạn của chủ status.
Loạt email xin lỗi đến với em gái của chủ status.
Như vậy đến cuối cùng mọi chuyện gần như đã được giải quyết ổn thoả. Tuy nhiên đây sẽ là bài học cảnh tỉnh cho các bạn sinh viên thực tập hoặc vừa mới ra trường đi xin việc. Trước khi bắt đầu bước chân vào một môi trường mới, hãy đảm bảo mình cầm trong tay bản hợp đồng thử việc/lao động để nắm bắt rõ quyền lợi và nghĩa vụ cá nhân.
Đặc biệt hơn, không nên vì đồng lương cao mà nhắm mắt chọn công ty. Một môi trường làm việc tốt là sự tổng hòa của nhiều yếu tố: Mức đãi ngộ đúng với những gì bản thân bỏ ra, sếp tốt, đồng nghiệp thân thiện, môi trường giàu tính phát triển, cạnh tranh, công ty không làm ăn gian dối...
Chúc các bạn sẽ thật tỉnh táo để tìm cho mình một công ty có tâm và tránh những tình trạng đáng tiếc như câu chuyện trên.
Theo Trí Thức Trẻ
Nam sinh ngoại ngữ 'mượn tiếng Đức tỏ tình' và cái kết khiến cả cộng đồng mạng ủng hộ Dùng 'IQ vô cực' để cưa cẩm crush, vô tình nam sinh viên này lại tạo thành trend tỏ tình bằng ngoại ngữ khiến CĐM ra sức ủng hộ. Trên mạng xã hội trước đây đã từng nở rộ trào lưu tỏ tình bằng ngôn ngữ ngành nghề của bạn. Trào lưu này đã cho thấy trong tình yêu, sức sáng tạo của...