Dân mạng tranh cãi kịch liệt về thầy giáo nước ngoài nói người Việt là thấp kém, hoạt động như cỗ máy nhưng bất ngờ hơn là diễn biến “ngược” sau đó
Cư dân mạng vẫn đang tiếp tục tranh cãi không ngừng về sự việc này.
Mới đây, cộng đồng mạng hiện đang bất ngờ chia sẻ nhanh chóng mặt và có những luồng ý kiến tranh cãi về sự việc hai người đàn ông nước ngoài tên là M.C và M.B được cho là thầy giáo ở một trung tâm tiếng Anh tại Hà Nội đã có những lời nói không hay về người Việt. Theo đó, bài viết được đăng bởi tài khoản có tên N.P.A đưa hình ảnh của M.B cùng bản dịch những comment của hai người nói trên dưới một status nào đó được đăng trong nhóm kín chuyên về việc làm dạy tiếng Anh.
Nội dung của bản dịch này có đại ý là hai người đàn ông nước ngoài chê người Việt là thấp kém và không có tư duy tốt như họ. P.A còn nói thêm là không phải giáo viên “bản ngữ” nào cũng xứng đáng để đứng lớp dạy con em của chúng ta trong khi mức lương họ nhận được là rất cao.
Quan điểm của P.A ngay lập tức đã thu hút được sự chú ý của cộng đồng mạng. Một số đồng tình chỉ trích hai người đàn ông nước ngoài phân biệt như vậy là không được; trong khi đó, số khác đã “mắng” ngược lại P.A là đang dịch lời của người ta một cách tiêu cực và phiến diện. Hiện 2 luồng ý kiến vẫn bất phân thắng bại và tạo nên một cuộc tranh luận lớn trên mạng xã hội Facebook.
Bài viết của N.P.A đang được chia sẻ chóng mặt.
Bài viết của P.A đã được đăng lên hơn 10 giờ trước và cho đến nay đã thu hút được hơn 1,5k lượt thích, 1,3k bình luận và hàng trăm lượt chia sẻ. Phía dưới phần bình luận, những tấm ảnh chụp màn hình phần comment bằng tiếng Anh trước khi được P.A dịch lại của M.C và M.B cũng được cung cấp.
Những lời của M.C và M.B nguyên gốc.
Có thể nói, sự khác biệt về ngôn ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt có lẽ đã dẫn đến sự tranh cãi này. Trong khi tiếng Anh, các đại từ nhân xưng chỉ nói chung các ngôi thì với tiếng Việt, ta có thể phân định rõ anh em, mày tao… Và cách dịch của P.A dùng nhân xưng mày-tao đã khiến nhiều người không khỏi tức giận, cho rằng P.A đang có cái nhìn phiến diện, đưa cái tôi vào bản dịch nên làm mất đi ít nhiều tính khách quan của bản gốc.
Những comment chê P.A đang dịch sai và mang quá nhiều cái tôi vào đó.
Được biết, những dòng comment qua lại của người trong cuộc được đăng trong một group kín cho nên sự việc đúng sai, khởi nguyên thế nào và họ đang bàn luận về điều gì thì không ai biết. Chỉ thấy rằng, có nhiều tài khoản Facebook cho rằng vì P.A có lời nói khiếm nhã với M.B trước cho nên thầy giáo ngoại quốc đó mới “bật” lại mà thôi.
Bình luận được cho là P.A gây hấn với M.B trước.
Sau khi lội một vòng thêm các comment trong bài viết của P.A thì có một người khác tên là L.P đã đứng ra kể về nguyên cớ dẫn đến sự tranh luận này. Đại ý L.P cho biết có người phụ nữ hỏi công việc giáo viên lương thế nào, hiện cô ấy đang được mời với mức 800 đô cho 20 tiếng dạy mỗi tuần. M.C vào chê thấp và nói phải 2.400 đô mới được rồi dùng lời lẽ khiếm nhã. P.A cay cú mới vào nói là làm gì mà lương cao vậy, trong khi dân Việt Nam có bằng cấp mà trả chưa chắc đã được một phần tư chỗ đó. Hai bên sau đó mới quay ra tranh luận và cãi nhau. Người này còn cho biết thêm P.A đã dịch đúng những phần trọng tâm và cắt bớt những chỗ không liên quan.
Lời phân trần của L.P dành cho P.A.
Không chỉ có vậy, có bình luận còn cho rằng thực chất ra người đàn ông ngoại quốc đó đang bị giả mạo tài khoản, bị người khác lấy ảnh để đi gây chiến. Tuy nhiên, thông tin này vẫn chưa được xác nhận một cách chính thức
Có người cho rằng M.B đang bị giả mạo tài khoản.
Đến hiện tại, những bình luận tranh cãi vấn tiếp tục được viết ra chứng tỏ cơ số người quan tâm vấn đề này cũng rất nhiều. Một tài khoản sau khi nắm được thông tin sự tình cũng đã bày tỏ quan điểm của mình, rằng không bênh ai mà chỉ có cái nhìn khách quan: “Người đàn ông ngoại quốc kia nói như vậy là cũng khá nặng lời nhưng có lẽ là bởi họ cảm thấy xấu hổ vì đang làm thuê ở Việt Nam, họ chửi như vậy là cho đỡ ức chế. Chứ nếu ai đó thực sự vì văn hóa, con người và tự hào về công việc của mình đang làm ở Việt Nam thì sẽ không như thế. Kiểu như nhân viên mà chửi công ty, chửi sếp và vẫn làm việc vì sự yếu thế của mình vậy á. Hoặc không đó chỉ là thói quen xấu của một ai đó mà thôi”.
Hiện chúng tôi đang cố gắng liên lạc với các nhân vật trong câu chuyện trên để cập nhật chi tiết hơn.
Theo Helino
Người đàn ông nước ngoài chặn không cho ôtô đi vào làn BRT ở Hà Nội
Hành động yêu cầu chủ xe đi đúng làn, không lấn đường BRT của người này nhận nhiều lời khen ngợi.
Người đàn ông nước ngoài đứng chặn ôtô đi vào đường BRT. Chứng kiến tình trạng ôtô đi sai làn, một người ngoại quốc đã chủ động đứng chặn đầu xe và yêu cầu chủ xe đi đúng làn đường.
Ngày 21/8, một diễn đàn về xe chia sẻ clip quay cảnh một người nước ngoài chặn ôtô đi vào đường BRT và yêu cầu chủ xe đi đúng làn.
Ngay sau khi được đăng tải, đoạn video này trở thành tâm điểm chú ý. Phần lớn dân mạng dành lời khen ngợi cho hành động của chàng trai ngoại quốc.
Thành viên Minh Duy bình luận: "Anh chàng ấy đã rất dũng cảm. Thật đáng khen cho hành động của bạn".
Trong khi đó, Vi An cho hay: "Xem video mà mình ngượng đỏ mặt. Rõ ràng đó là đường dành riêng cho xe BRT thế mà cả ôtô, xe máy vẫn ngang nhiên đi vào bấp chấp quy định cấm".
Quốc Anh (24 tuổi, Hà Nội) - người chứng kiến sự việc - cho Zing.vn biết vào khoảng 4h chiều 20/5, trên đoạn đường Hoàng Minh Giám, Hà Nội, có một chiếc ôtô chen ngang đi vào làn đường dành riêng cho BRT.
Thấy vậy, chàng trai trong clip đã yêu cầu chủ xe đi đúng làn đường.
Quốc Anh thông tin nhiều người chứng kiến hình ảnh này đều không khỏi ngạc nhiên, ấn tượng trước hành động của chàng thanh niên nước ngoài.
Sau gần 3 năm đi vào hoạt động, làn đường tuyến buýt nhanh BRT lâu nay không còn là lối đi riêng dành cho loại hình vận tải công cộng mới. Trục Lê Văn Lương - Tố Hữu ngập tràn xe máy, ôtô lưu thông vào làn BRT.
Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông đô thị Hà Nội đã có văn bản kiến nghị Công an Hà Nội và Thanh tra GTVT Hà Nội tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm phương tiện cá nhân lấn làn xe buýt BRT.
Nhiều người lái ôtô đi trong làn của BRT. Ảnh: Việt Linh.
Trước đó, vào ngày 17/5, một nữ du khách nước ngoài đã chặn ôtô đi lấn làn, giúp các xe dễ di chuyển nhận được nhiều sự quan tâm.
Hay ngày 8/2, một diễn đàn về xe hơi chia sẻ clip quay hành động giúp người dân phân làn đường dẫn lên khu du lịch Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc) của một chàng trai ngoại quốc.
Dưới cái nắng gần 30 độ, anh chàng đầu trần, mặc áo phông ngắn tay nhiệt tình hướng dẫn, sắp xếp dòng phương tiện đang ùn tắc để khai thông đường.
Cách đây không lâu, giữa cơn mưa lớn, hành động xuống xe phân làn đường để các phương tiện khác di chuyển dễ dàng của nam thanh niên Hà Nội cũng được nhiều người khen ngợi.
Theo Zing
Từ chuyện Lotus: Hoá ra MXH "make in Việt Nam" vẫn luôn là ước mơ của nhiều người trẻ sử dụng internet Sau hơn 24h kể từ khi công bố thông tin đầu tiên, MXH Lotus đã và đang nhận được sự quan tâm của vô số cư dân mạng. Không ít người thể hiện sự tò mò, thích thú, đồng thời bày tỏ những mong muốn của mình đối với nền tảng MXH mới toanh này. Vào sáng hôm qua (20/8), VCCorp đã chính...