Dân mạng rủ nhau khoe thành tựu tích tiền lẻ: Một xấp tiền lẻ chẳng nhớ tiết kiệm trong bao lâu mà cũng được hơn 20 triệu!
Chịu khó gom góp tiền lẻ, sau 1 năm cũng có mấy chục triệu không đùa.
Vài tờ tiền lẻ mệnh giá dưới 10k, tưởng là chẳng đáng bao nhiêu, chẳng thấm vào đâu nhưng nếu chịu tích góp lâu dài, cảm giác đúng kiểu “tự nhiên có mấy chục triệu rơi vào đầu”, thích mê!
Tích tiểu thành đại chính là đây chứ không đâu xa.
Tiền lẻ tưởng ít mà hóa ra lại nhiều!
Mới đây, trong một cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm tiết kiệm, quản lý tài chính cá nhân, một người dùng ẩn danh đã kể câu chuyện tiết kiệm ít tiền lẻ của mình.
Trong phần bình luận của bài đăng, nhiều người cũng cho biết họ cũng có thói quen tương tự và khá bất ngờ với tổng số tiền lẻ bản thân đã tích góp được.
Chia sẻ vu vơ vậy thôi mà lại nhận được khá nhiều sự quan tâm
Đi siêu thị về cứ nhét tiền lẻ vào 1 chỗ, cuối tháng đếm cũng được sương sương 4 triệu chứ không đùa
Nhà này còn tiết kiệm được hơn 24 triệu tiền lẻ luôn!
“Đếm tiền cứ gọi là đã tay”
Video đang HOT
Không ít người có thói quen tiết kiệm ít tiền lẻ
Chia sẻ về thói quen tiết kiệm ít tiền lẻ, Thu Minh (28 tuổi) – Một cô gái hiện đang sống và làm việc ở Hà Nội cho biết cô thường xuyên đi chợ, đi siêu thị và thanh toán bằng tiền mặt, nên bản thân chẳng có gì ngoài… tiền lẻ. Điều đáng nói chính là Thu Minh không bao giờ nhớ được số tiền lẻ mình đang có vì… lười đếm.
“Năm 2022, có lần mình chuyển nhà, dọn quần áo xong mới phát hiện ra gần như túi áo, túi quần nào cũng có vài đồng tiền lẻ, ít thì 1-2k, nhiều thì 15-20k. Xong mình mới nảy ra suy nghĩ đút lợn tiền lẻ, cứ có tiền lẻ trong ví mệnh giá từ 10k trở xuống là mình đút lợn, vì nếu không cũng để linh tinh mà quên mất.
Mình áp dụng việc đút lợn tiền lẻ từ khoảng tháng 9/2022, đến tháng 12/2023 đập con heo ra cũng được gần 5,5 triệu đấy. Vui phết” - Thu Minh kể.
2 cách tiết kiệm không áp lực mà có thể bạn sẽ cần!
Nếu chưa duy trì được thói quen tiết kiệm, ngoài cách tiết kiệm ít tiền lẻ, bạn có thể tham khảo 2 gợi ý dưới đây để giảm áp lực tài chính cho bản thân.
1 – Tỷ lệ tiết kiệm bằng số tuổi
Nếu bạn luôn bị ám ảnh bởi việc mỗi năm mình lại già thêm 1 tuổi nhưng chẳng có gì tiến bộ, vậy thì hãy thử thay đổi cục diện bằng cách duy trì tỷ lệ tiết kiệm bằng với số tuổi xem sao.
Giả sử năm nay bạn 24 tuổi, mỗi tháng tiết kiệm 24% thu nhập. Sang năm, tăng thêm 1 tuổi, tỷ lệ tiết kiệm cũng nhích lên 1%. Đơn giản và dễ hiểu thế thôi.
Việc để tỷ lệ tiết kiệm bằng số tuổi không chỉ giúp bạn hình thành thói quen tiết kiệm, mà còn cho bạn động lực kiếm ít tiền nữa đấy.
2 – Tiết kiệm trước tiền tiêu Tết
Đây chính là bí quyết giúp cô bạn Thu Minh giảm bớt áp lực tài chính mỗi dịp Tết đến xuân về. Chuẩn bị trước tiền tiêu Tết là thói quen đã được Thu Minh duy trì 3 năm nay.
“Thường thì khoản tiền tiêu Tết này của mình sẽ không có gì thay đổi mấy, năm nào cũng tiêu chừng đó thôi nên cũng dễ tính toán để tiết kiệm. Mình cứ lấy số tổng chia cho 12 tháng là biết ngay mỗi tháng mình phải dể dành bao nhiêu để cuối năm có một cái Tết ấm no, đủ đầy” - Thu Minh kể.
Chính nhờ thói quen này mà Tết Nguyên Đán vừa qua, dù công ty cắt giảm tới 60% tiền thưởng, Tết của Thu Minh vẫn không bị ảnh hưởng quá nhiều.
“Mình tiết kiệm trước tiền tiêu Tết vì thường thì phải tới tầm 28 Tết, công ty mình mới trả lương, thưởng. Lúc đó mới gửi tiền biếu để bố mẹ sắm Tết thì muộn quá, mình cần có 1 khoản tiền sẵn trong túi trước, rồi có lương thưởng thì mình “đập” vào.
Chứ lúc đặt mục tiêu tiết kiệm ít tiền tiêu Tết, mình cũng không nghĩ tới việc bản thân rơi vào cảnh đi làm cả năm mà đến cuối năm lương thưởng chẳng còn bao nhiêu. Đúng là trong cái rủi cũng có cái may” - Thu Minh bộc bạch.
Giờ đã là tháng 7 Âm lịch, đồng nghĩa với việc chỉ còn 5 tháng nữa là đến Tết. Nếu chưa chắc chắn về tình hình thưởng Tết năm nay, chuẩn bị trước tiền tiêu Tết từ bây giờ là vừa đẹp luôn đấy!
Cách để bạn vừa được uống trà sữa thoải mái mà vẫn tiết kiệm được tiền
Hôm nay, tôi sẽ cung cấp cho tất cả những ai yêu thích trà sữa ý tưởng "tiết kiệm ngân sách trà sữa" để vẫn được uống đều mà không làm cạn ví.
Phương pháp tiết kiệm trà sữa" là gì?
Nói một cách đơn giản, nó coi việc uống trà sữa như một cơ chế khen thưởng và đạt được mục đích tiết kiệm bằng cách kiểm soát việc tiêu thụ trà sữa.
Hãy cùng tìm hiểu cách thực hiện phương pháp này và kết hợp uống trà sữa với mục tiêu tiết kiệm của bạn, để bạn có thể vừa thưởng thức trà sữa vừa đạt được mục tiêu tiết kiệm của mình nhé.
01. Đặt ngân sách trà sữa hàng tháng
Bước đầu tiên liên quan đến việc lập ngân sách hàng tháng cho trà sữa. Bạn có thể xác định ngân sách này một cách hợp lý dựa trên tình hình tài chính cá nhân và mức giá của quán trà sữa.
Ví dụ, nó dao động từ 2 trăm nghìn đến 5 trăm nghìn mỗi tháng, tương đương với một ly mỗi tuần.
Nhưng hãy nhớ, đừng chi quá nhiều cho trà sữa, nếu không toàn bộ kế hoạch tiết kiệm sẽ trở nên vô nghĩa.
02. Xây dựng cơ chế thưởng trà sữa
Hãy phát triển hệ thống khen thưởng trà sữa và đặt ra một số quy tắc để thúc đẩy bản thân kiểm soát việc tiêu thụ trà sữa của mình.
Ví dụ, bạn chỉ có thể uống trà sữa sau khi hoàn thành một nhiệm vụ quan trọng mỗi lần, hoặc bạn chỉ có thể uống một cốc trà sữa mỗi tuần, v.v.
Làm như vậy không chỉ giúp bạn kiểm soát việc tiêu thụ trà sữa mà còn tăng sự mong đợi và thích thú khi thưởng thức trà sữa.
03. Tìm giải pháp thay thế
Để giảm tần suất uống trà sữa, chúng ta có thể thử tìm một số lựa chọn thay thế trong cuộc sống như trà sữa trân châu, sữa yến mạch, nước trái cây hoặc nước đun sôi đơn giản.
Đôi khi chúng ta luôn cảm thấy trà sữa là sự lựa chọn duy nhất nhưng thực tế, khẩu vị có thể rèn luyện được. Càng uống nhiều, bạn càng trở nên nghiện. Nếu uống trà sữa một thời gian, bạn có thể thấy nó quá ngọt và không tốt cho sức khỏe.
04. Tiết kiệm ngân sách mua trà sữa
Phương pháp này có vẻ tự lừa dối nhưng lại rất hữu ích cho kế hoạch tiết kiệm của chúng ta.
Mỗi lần muốn uống trà sữa, tôi chuyển số tiền tương ứng với giá trà sữa sang một tài khoản tiết kiệm khác để tiết kiệm.
Điều này giống như việc chi rất nhiều tiền, có thể tạm thời ngăn chặn ham muốn mua trà sữa của bạn và kiểm soát việc tiêu thụ trà sữa của bạn.
05. Ghi chép và tóm tắt
Bằng cách tóm tắt và phân tích dữ liệu, chúng ta có thể hiểu thói quen tiêu dùng của mình rõ ràng hơn và tìm ra chỗ để cải thiện hơn nữa.
Tôi hy vọng bạn có thể sử dụng phương pháp và ý tưởng này để kiểm soát chi phí trà sữa tốt hơn và đạt được mục tiêu tiết kiệm của mình.
Khi hoàn thành một mục tiêu nào đó và muốn thưởng cho mình một ly trà sữa, bạn đừng quên tận hưởng hương vị của ly trà sữa và để bản thân tận hưởng cảm giác thỏa mãn khi được thưởng, để có thêm động lực để thực hiện kế hoạch.
Đây là cách tôi tiết kiệm thêm 25 triệu mỗi tháng trong suốt 1 năm nay mà vẫn sống thoải mái Tôi từng gặp khó khăn để duy trì lối sống tiết kiệm, nhưng giờ đây tôi đã tìm được phương pháp phù hợp với bản thân. Trong phần lớn thời gian của cuộc đời mình, ý tưởng về việc lập và tuân thủ ngân sách chi tiêu dường như là điều bất khả thi với tôi. Bởi lẽ tôi thường chỉ nháp bảng...