Dân mạng phẫn nộ trước Tiktoker người Nhật miêu tả cách dùng đũa của người Việt nhưng lại sai cách, vô tình vướng phải điều “đại kỵ”
Cũng giống như nhiều nước châu Á, Việt Nam cũng có thói quen dùng đũa gắp thức ăn, việc sử dụng đũa như thế nào cũng có quy định rõ ràng.
Là một trong những nước có thói quen dùng đũa phổ biến, từ những quán ăn bình dân đến khách sạn 5 sao, việc dùng đũa cũng phổ biến chẳng khác gì cách người châu Âu dùng dao dĩa.
Thoạt nhìn cách dùng đũa cũng khá đơn giản khi dùng 2 chiếc đũa bằng tre hoặc gỗ để gắp thức ăn. Thế nhưng nếu đã hiểu về ẩm thực châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng có thể thấy chẳng những đồ ăn cực kỳ đa dạng mà từ cách dùng đũa sao cho đúng, không phạm phải điều kiêng kỵ cũng rất được chú trọng.
Hành động nối đũa gây tranh cãi của một Tiktoker Nhật Bản.
Một tài khoản Tiktok người Nhật Bản sống tại Việt Nam thường có những video so sánh những thói quen thường ngày của 2 nước có tới gần 40.000 lượt theo dõi và hơn 700.000 lượt thích mới đây đã vấp phải chiều chỉ trích khi làm video so sánh cách dùng đũa của Việt Nam và Nhật Bản.
Theo đó trong video tài khoản này mô tả cách gắp thức ăn cho nhau của người Việt Nam lại dùng cách nối đũa (thức ăn sẽ được đưa từ đũa người này sang đũa người kia), còn ở Nhật Bản lại là gắp thẳng vào bát và người cho đồ ăn cũng khá cẩn thận.
Video nhanh chóng thu hút nửa triệu lượt xem và rất nhiều bình luận thể hiện sự bức xúc với cách nhìn nhận mang tính cá nhân và thiếu đi sự tìm hiểu về phong tục của người Việt Nam.
Video đang HOT
Trong tài khoản Tiktok này cũng làm những video so sánh những thói quen hàng ngày khác của người Việt – người Nhật và bị dân mạng phản ứng.
Việc dùng đũa ngay từ nhỏ những đứa trẻ đã được bố mẹ hướng dẫn tỉ mỉ, từ chuyện thành viên nhỏ tuổi trong nhà đảm nhiệm việc so đũa trong mỗi bữa cơm, đưa tận tay cho những người lớn tuổi trước, đến việc nhắc nhở con cái không được dùng đũa gõ lên bát, cách đặt đũa như thế nào cũng đều có sự lý giải cặn kẽ.
Việc gắp nối đũa không những là cách hiểu lệch lạc về cách ăn uống của người Việt, mà hành động này còn là điều đại kỵ. Trong hàng chục lưu ý khi sử dụng đũa, việc nối đũa khiến người ta liên tưởng đến việc gắp tro cốt của người đã chết sau khi hỏa táng mà từ xưa đến nay đã lưu truyền trong phong tục từ rất lâu. Do đó, đây cũng là việc làm nên tránh, mà trong cách ăn uống hàng ngày việc làm này cũng không được thực hiện, đặc biệt là trong những bữa cơm gia đình.
Trong danh sách video của tài khoản này còn có nhiều video so sánh những thói quen khác của người Việt cũng mang tính chủ quan, bị nhiều thành viên mạng xã hội phản đối một cách gay gắt.
Con gắp thức ăn cho mẹ, bố thò tay bốc miếng thịt ném đi
Có bữa cơm, tôi chỉ ngồi ăn không, không được phép gắp thức ăn. Con tôi thương mẹ gắp cho mẹ miếng thịt vào bát, ông ấy còn thò tay vào bát tôi bốc miếng thịt ném đi.
Tôi năm nay 50 tuổi. Thật tình tôi không biết phải bắt đầu từ đâu nữa vì số phận và cuộc đời tôi quá cay đắng và gian truân. Tôi xin kể theo cảm xúc, mong mọi người đọc và thông cảm cho tôi!
Tôi sinh ra ở vùng quê lam lũ nhưng gia đình tôi không phải làm nông như nhiều gia đình khác. Bố tôi làm cán bộ xã và sau làm cán bộ huyện, mẹ tôi buôn bán ngoài chợ nên cuộc sống gia đình tôi không khó khăn về kinh tế. Tôi lại là con út trong gia đình có 6 anh chị em nên luôn được yêu thương và cưng chiều!
Năm 21 tuổi, tôi được bố mẹ gả cho gia đình bạn của bố (cuộc hôn nhân không có tình yêu). Gia đình chồng tôi lúc đó cực kỳ khó khăn, phải nói là thiếu ăn.Từ một đứa con gái 21 tuổi đang sống trong gia đình đủ ăn đủ mặc, tôi phải chịu cảnh đi vay ăn từng bữa, bữa đói bữa no.
Chồng tôi đi làm thuê cho người ta, có lần chồng ốm, trong túi không có tiền tôi phải xin mẹ tiền để mua thuốc cho anh.
Sau cưới được mười ngày, tôi đã bị chồng đánh một trận thâm tím mặt mũi cả tuần không ăn được cơm. Lý do là có cô bạn tôi cưới, tôi xin đi trả nợ quà cưới cho bạn nhưng chồng không đồng ý.
Tôi nói, sao anh ích kỷ vậy. Cưới mình người ta đi quà, bây giờ người ta cưới mình phải đi trả chứ, anh không đồng ý em vẫn phải đi trả người ta.
Tôi chưa dứt câu thì anh ta nhảy vào đấm đá tôi túi bụi khiến tôi không đứng lên nổi. Uất ức nhất là bố chồng và cô em gái anh ta ở đó mà không một ai can ngăn, cứ đứng nhìn tôi như vậy.
Sau hôm ấy tôi đau đớn không ăn, không đi lại được. Tôi đem chuyện kể cho cô (em bố tôi -nv) chứ không nói với bố mẹ. Cô tôi khuyên nên chịu đựng chứ nói ra bố mẹ xấu hổ!
Tôi chỉ muốn bỏ ngay về nhà nhưng nghĩ đến bố mẹ, tôi lại cam chịu (thời của tôi nếu bỏ chồng thì gia đình nhục lắm đi đâu cũng bị cười chê).
Sau lần ấy tôi suy sụp tinh thần và càng ngày càng phát hiện ra tính xấu của chồng: Độc đoán gia trưởng, vũ phu và vô tâm.
Cho đến ngày hôm nay, sau 30 năm chung sống, tôi đã phải gánh chịu quá nhiều tủi nhục và đau đớn cả thể xác lẫn tinh thần. Cứ mỗi lần không vừa ý hay ra ngoài bực bội gì là về nhà anh ta trút lên đầu vợ con. Tôi và các con luôn bị đánh đập.
Tôi bị đánh, các con thương mẹ nhảy vào can thì bị đánh tất hoặc con bị đánh tôi vào can cũng bị đánh như vậy. Chưa kể, nhiều lần anh ta say xỉn, ba mẹ con chạy như chạy nạn không thì bị chém chết!
Tôi luôn phải làm quần quật từ sáng sớm đến tối đêm nhưng vẫn phải lo cho gia đình đầy đủ, một mình chăm sóc con cái.
Kinh tế làm được như thế nào chồng tôi quản lý hết. Chi tiêu, mua bán hoặc cho ai tôi không có quyền can thiệp.
Trong nhà, ai ốm đau tôi luôn chăm sóc tận tình chu đáo. Chồng tôi ốm đi viện, tôi túc trực bên cạnh nhưng vẫn luôn bị chửi rủa ngay tại giường bệnh!
Chăm sóc cho gia đình như vậy nhưng khi tôi bị ốm nặng thì phải nhịn đói 2 ngày liền không một ai hỏi thăm. Chồng tôi không để mắt xem tôi sống hay chết, con cái thì không có nhà.
Có lần tôi bị gãy chân nhưng vẫn phải chống gậy đi lại làm lặt vặt và lo cơm nước, tôi không làm chồng tôi không cho ăn. Có bữa cơm, tôi chỉ ngồi ăn không, không được phép gắp thức ăn. Con tôi thương mẹ gắp cho mẹ miếng thịt vào bát, ông ấy còn thò tay vào bát tôi bốc miếng thịt ném đi.
Cay đắng là vậy mà tôi vẫn phải nhẫn nhục vì con, muốn cho con có cuộc sống gia đình không bị chia rẽ.
Tôi sinh được ba đứa con gái, cả ba lần sinh nở, tôi đều phải nuôi con một mình, không bao giờ được chồng chia sẻ hay đỡ đần lúc con ốm đau đi viện.
Mỗi lần con đi viện những người giường bên hỏi bố đâu sao không thấy thăm con tôi luôn phải nói dối bố đi làm xa. Hiện tại, con gái đầu của tôi đã đi lấy chồng, đứa thứ hai vào đại học, tôi muốn sống cho mình để những năm cuối đời được thanh thản.
Chúng tôi đã ly thân nhưng vẫn sống chung nhà, tài chính kinh tế chồng tôi quản lý nhưng lại không chi dùng cho con cái ăn học, tôi phải làm thêm đủ thứ để lo cho các con.
50 tuổi tôi biết, nếu có ra đi tôi vẫn chỉ có 2 bàn tay trắng và 3 đứa con. Nhưng nếu không chia tay, tôi phải làm gì để thay đổi? Xin các anh chị em xa gần cho tôi lời tư vấn chân thành. Xin trân trọng cảm ơn.
"Gương mặt bạn muốn" có gì hay mà đá bay trào lưu "Công chúa chạy trốn" để trở thành filter hot nhất TikTok Trung Quốc? Ứng dụng gì mà có thể khiến Hyun Bin gắp thức ăn cho fan, còn Lâm Tâm Như lại đi lột vỏ ngô thế này? Ảnh minh họa Một trong những điểm thu hút nhất của ứng dụng TikTok là luôn sản sinh ra rất nhiều kiểu filter độc đáo trong một khoảng thời gian ngắn. Filter này chưa hết hot, filter mới...