Dân mạng ‘mát dạ’ với cái kết cho xe máy đi nghênh ngang trên cao tốc
Sự xuất hiện kịp thời của lực lượng chức năng đã ngăn chặn mối hiểm họa từ việc hai người đàn ông ngang nhiên lái xe máy chạy băng băng trên cao tốc.
Cư dân mạng mới đây được dịp “hả hê” khi xem qua đoạn video ghi lại tình huống hai xe máy chạy nghênh ngang trên cao tốc phải nhận “cái kết đắng” khi gặp phải lực lượng CSGT.
Vụ việc xảy ra trên tuyến cao tốc Lộ Tẻ – Rạch Sỏi (kết nối TP. Cần Thơ và Kiên Giang).
Theo hình ảnh được một người ngồi trên ô tô dùng điện thoại quay lại và đăng tải trên nhiều diễn đàn, hội nhóm mạng xã hội vào ngày 25.2.2021, thời điểm xảy ra vụ việc, hai xe máy do hai người đàn ông điều khiển bất chấp nguy hiểm, hiên ngang chạy băng băng trên cao tốc.
Đáng nói, không chỉ vô tư chạy trên cao tốc, hai xe trong đoạn video còn chạy vào làn trong cùng, sát dải phân cách. Thậm chí, khi phát hiện phía trước có một xe tải đang đi hướng ngược lại, hai tài xế xe máy vẫn không “thèm” đánh lái vào sát lề đường mà “bám đường, giữ làn” buộc xe tải phải lách sang phải để tránh.
Mặc dù vậy, “chạy trời không khỏi nắng”, đến gần cuối video, hai “quái xế” cuối cùng đã phải dừng chuyến “phiêu lưu” khi bị một ô tô công vụ của lực lượng CSGT chặn lại.
Tình huống hai xe máy bị lực lượng CSGT chặn lại khiến cư dân mạng “hả hê”
“Cái kết đắng” này khiến nhiều cư dân mạng cảm thấy “mát lòng mát dạ”. Đoạn video sau khi đăng tải trên các diễn đàn, hội nhóm nhanh chóng thu hút sự chú ý của đông đảo cư dân mạng với hàng ngàn lượt xem và hàng trăm bình luận. Đa phần bày tỏ sự hài lòng vì hành vi lái xe bất chấp luật, bất chấp nguy hiểm đã phải chịu kết cục thích đáng.
Tài khoản Hoàng Đức viết: “Ưng cái bụng dễ sợ”. Tương tự, facebook Nguyễn Thắng cũng bình luận: “ Sao nhiều người đi ngược chiều mà cứ phải vào làn trong mới chịu nhể. Đáng lắm!”.
Bên cạnh đó, nhiều người cũng bày tỏ lo lắng. Bởi lẽ, tuyến đường cao tốc Lộ Tẻ – Rạch Sỏi dù vừa khánh thành và đi vào khai thác từ đầu năm 2021 nhưng đến nay đã xảy ra không ít vụ tai nạn thương tâm mà nguyên nhân từ việc xe máy bất chấp bảng cấm vô tư chạy vào cao tốc dẫn đến va chạm.
Đi xe máy vào đường cao tốc bị phạt ra sao?
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, việc xử phạt xe máy đi vào đường cao tốc được quy định như sau:
- Đối với người điều khiển xe máy đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc sẽ bị phạt tiền từ 02 – 03 triệu đồng (trước đây chỉ phạt từ 500.000 – 01 triệu đồng).
- Đặc biệt, xe máy đi vào đường cao tốc gây tai nạn giao thông, mức phạt cao hơn, từ 04 – 05 triệu đồng (trước đây chưa quy định).
- Ngoài ra, xe máy đi vào đường cao tốc còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng; đi vào đường cao tốc không đúng quy định gây tai nạn giao thông bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
- Trong một số trường hợp, nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì xe máy đi vào đường cao tốc còn có thể bị xử lý hình sự.
Lá đơn xin cưới "thời ông bà anh" gây xôn xao mạng xã hội
Vừa qua, trong một group trên mạng xã hội xuất hiện bài viết chia sẻ về lá đơn xin dựng rạp cưới thời trước. Ngay lập tức, nội dung cùng những dòng chữ nắn nót trên bài viết thu hút đông đảo sự quan tâm từ cộng đồng mạng.
Nội dung bài viết (Nguồn: FB Chủ nhân bài viết)
Những dòng chữ trang trọng, đẹp đẽ được viết bằng hai ngôn ngữ
Theo đó, lá đơn này được cho là ra đời vào năm 1926 (hơn 90 năm về trước), chủ nhân lá đơn là ông Nguyễn Văn Phục ở Cần Thơ. Tờ đơn được viết bằng hai ngôn ngữ là tiếng Việt và tiếng Pháp với những câu từ trang trọng, lịch sự được trình bày mạch lạc, cùng nét bút uốn lượn, bay bổng. Đọc lá đơn, ai nấy đều cho rằng chủ nhân của nó chắc hẳn là một người giàu tri thức, lễ nghĩa.
Nội dung lá đơn bằng tiếng Việt (Nguồn: FB Chủ nhân bài viết)
Nội dung tờ đơn như sau:
"Bẩm quan lớn đặng rõ: Đến ngày 3 và 4/9/26, tôi có cưới vợ cho con trai tôi. Vậy tôi có đến làng nhân thiệt trình với quan lớn đã rồi.
Nhà tôi chật hẹp khó bề dự tiệc, nên tôi đến cúi xin quan lớn cho phép tôi cất một cái nhà tiệc trước mé hiên của nhà tôi chừng 1m thước Tây cho rộng rãi chung vui nội đêm 3/9/26.
Vậy tôi ghiêm theo đây tờ chứng của quan lớn và sau cầu xin quan lớn phê phép cho tôi cất nhà tiệc ấy, bằng tôi có làm điều chi trái phép thì tôi chịu tội.
Cúi xin quan lớn nhận lời".
Mạng xã hội hết lời khen ngợi chủ nhân lá đơn
Dù hiện vẫn chưa có thêm thông tin chính xác về nguồn gốc lá đơn cũng như đám cưới được đề cập, thế nhưng bài viết vẫn thu hút được sự quan tâm rất lớn của cộng đồng mạng. Phần lớn bày tỏ sự kính nể trước những đường nét, câu chữ của người xưa.
Những dòng chữ bằng tiếng Pháp (Nguồn: FB Chủ nhân bài viết)
Trong đó cũng có không ít ý kiến bày tỏ sự thích thú về cách tổ chức đám cưới của thế kỷ trước. Nếu như trước đây, cha mẹ muốn dựng rạp cho con phải xin phép, thì hiện nay, nhiều gia chủ chỉ cần để lại một tấm biển: "Nhà có đám cưới, vui lòng đi hướng khác".
Dưới đây là một số bình luận từ dân mạng:
"- Trang trọng ghê, các cụ mình ngày xưa có cách xin cưới hay thật.
- Chắc là nhà có điều kiện thời xưa mới được đi học và có nét chữ đẹp như thế.
- Ông ngoại mình xưa cũng viết đơn xin làng xã cho con gái làm đám cưới. Có chữ ký rồi mới dám làm. Hồi xưa vậy mà những vấn đề này quy củ lắm.
- Chẳng bù cho bây giờ, nhiều đám cưới hiên ngang bắc rạp giữa đường rồi treo tấm biển "Nhà có đám cưới, vui lòng đi hướng khác" là được.
- Chữ các cụ thời xưa đẹp thật, "rồng bay phượng múa" là đây chứ đâu!"
Còn bạn, bạn nghĩ sao về lá đơn xin cưới này?
Cùng đón xem những tin tức mới nhất trên YAN!
Vị khách "tái mặt" phát hiện 1 nắm tóc rối trong bát mì đang ăn, nhưng bất mãn nhất là thái độ "biết nhưng thờ ơ" của chủ quán "Chúng tôi từ nay không dám ghé quán này ăn nữa, nhìn mà ám ảnh. Vậy mà chủ quán coi như không có chuyện gì xảy ra. Mình ngậm ngùi trả tiền chứ biết làm thế nào bây giờ" - vị khách hàng chia sẻ. An toàn vệ sinh thực phẩm đối với các cơ sở ăn uống, nhà hàng, quán ăn... đang...