Đan Mạch sẽ trưng cầu dân ý về việc gia nhập chính sách quốc phòng EU
Hôm 6/3, Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen thông báo rằng nước này sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 1/6 tới về việc có nên gia nhập chính sách quốc phòng của Liên minh châu Âu (EU) hay không.
Binh sĩ Đan Mạch trong trang phục ngụy trang cầm súng trường M16. Ảnh: Getty
Theo hãng tin RT (Nga), Thủ tướng Frederiksen đã kêu gọi cử tri bỏ phiếu về việc gia nhập Chính sách an ninh và quốc phòng chung (CSDP) của Liên minh châu Âu. Bà cho rằng điều này sẽ cho phép Đan Mạch hợp tác hiệu quả hơn với các nước láng giềng EU. Đồng thời, việc gia nhập CSDP cũng mở đường cho nước này tham gia các hoạt động quân sự chung với liên minh, nâng cao năng lực quốc phòng của đất nước. Bà tuyên bố “thời điểm lịch sử đòi hỏi Đan Mạch phải đưa ra các quyết định lịch sử”.
Thông báo trên được đưa ra trong bối cảnh cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đang đẩy các quốc gia trung lập ở châu Âu phải đưa ra lựa chọn nghiêng về phía nào. Nhà lãnh đạo Đan Mạch cũng cho biết chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine đã báo trước một kỷ nguyên mới ở châu Âu. Bà cho rằng điều này là “bài kiểm tra sức mạnh cho mọi điều mà chúng ta tin tưởng: giá trị, nền dân chủ, hoà bình và tự do”.
Cùng ngày, Đan Mạch cũng đã công bố khoản đầu tư vào chi tiêu quốc phòng lớn nhất trong những thập niên gần đây. Theo đó, quốc gia này sẽ tăng dần chi tiêu quân sự từ 1,3% GDP hiện nay lên mục tiêu 2% vào năm 2033, nghĩa là chi tiêu hằng năm cho quốc phòng sẽ cao hơn khoảng 2,65 tỉ USD.
Video đang HOT
Quyết định tổ chức trưng cầu dân ý được đưa ra sau một thỏa thuận của các đảng trong Quốc hội Đan Mạch. Hồi tháng 12/2015, người dân Đan Mạch đã từ chối nỗ lực tăng cường hợp tác giữa nước này với EU về các vấn đề an ninh, vì lo ngại điều đó có thể khiến họ phải trả giá bằng chủ quyền của mình.
Trong suốt 30 năm qua, Đan Mạch vẫn duy trì quyết định từ chối hợp tác quốc phòng với châu Âu. Tuy nhiên trong bối cảnh xung đột ở Ukraine, nước này có khả năng sẽ xoay chuyển tình thế. Đan Mạch đã từ chối tham gia CSDP trong cuộc trưng cầu ý dân năm 1992.
Việc Đan Mạch xem xét gia nhập CSDP là điều không có gì bất ngờ nếu xét tới các diễn biến trong thời gian qua. Các quốc gia trung lập khác ở châu Âu cũng đã có những động thái tương tự nhằm tăng cường hợp tác với các thành viên EU và NATO. Vào tuần trước, Phần Lan và Thụy Điển đã công bố quan hệ đối tác chặt chẽ hơn với liên minh này.
Chính quyền Thụy Điển cho biết sẽ hỗ trợ trực tiếp cho Ukraine 135.000 khẩu phần ăn dã chiến, 5.000 mũ phòng vệ, 5.000 lá chắn và 5.000 vũ khí chống tăng. Trong khi Phần Lan cũng thông báo gửi 2.500 súng trường, 150.000 hộp đạn, 1.500 vũ khí chống tăng và 70.000 khẩu phần ăn dã chiến cho Ukraine.
Thủ tướng Đan Mạch bảo vệ Mỹ giữa "bão" chỉ trích từ Pháp
Thủ tướng Mette Frederiksen của Đan Mạch tuyên bố không đồng tình với những chỉ trích của Pháp và một số nước Liên minh châu Âu (EU) nhắm vào Mỹ xoay quanh thỏa thuận tàu ngầm với Australia.
Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen (Ảnh: EPA).
Theo AFP , Thủ tướng Frederiksen cho rằng, Tổng thống Mỹ Joe Biden "rất chung thủy" với châu Âu, mặc dù Mỹ và Anh vừa khiến Pháp mất hợp đồng tàu ngầm trị giá hàng chục tỷ USD với Australia.
"Tôi nghĩ điều quan trọng cần phải nói đến là, khi các cuộc thảo luận đang diễn ra ở châu Âu ngay lúc này, tôi thấy ông Biden rất chung thủy với liên minh xuyên Đại Tây Dương", bà Frederiksen nói trong một cuộc phỏng vấn từ New York với nhật báo Politiken của Đan Mạch hôm 22/9.
Theo nữ Thủ tướng này, EU không nên biến những thách thức cụ thể, vốn sẽ luôn tồn tại giữa các đồng minh, thành điều gì đó không nên xảy ra.
Khi được hỏi liệu bà có hiểu những chỉ trích từ Paris và Brussels nhắm vào Washington hay không, nhà lãnh đạo Đan Mạch trả lời: "Không, tôi không hiểu điều đó, tôi không hiểu gì cả".
Đan Mạch lâu nay vẫn là một đồng minh thân cận của Mỹ. Nước này đã điều quân đến Iraq và Afghanistan hỗ trợ quân đội Mỹ và thường xuyên ưu tiên các cam kết của NATO đối với châu Âu về các vấn đề quốc phòng.
Theo nhà lãnh đạo Đan Mạch, chính quyền Tổng thống Biden đã đưa nước Mỹ rời xa chính sách đối ngoại cô lập. "Không có nghi ngờ gì về việc chính quyền ông Joe Biden đang khiến cho chính sách đối ngoại của Mỹ xa rời vị thế cô lập", bà nói, ám chỉ đến các chính sách "nước Mỹ trên hết" của cựu Tổng thống Donald Trump.
Thủ tướng Frederiksen nói thêm: "Washington một lần nữa trở lại đảm nhận vai trò lãnh đạo thế giới, một vai trò mà chỉ Mỹ mới có thể đảm nhận. Và nếu Mỹ không làm, không ai khác có thể thay thế".
Tuy nhiên, Thủ tướng Frederiksen khẳng định, điều đó không có nghĩa chính phủ Đan Mạch luôn đồng tình với Mỹ về mọi vấn đề.
Lập trường của Copenhagen trái ngược với quan điểm của các nước trong Liên minh châu Âu tại cuộc họp hôm 21/9 ở Brussels (Bỉ), nơi hầu hết các nhà ngoại giao châu Âu bày tỏ sự đoàn kết với Paris ngay cả khi một số nước khác lo ngại và cảnh báo về sự rạn nứt với Washington.
EU đình chỉ hoạt động của Nga và Belarus tại Hội đồng Các quốc gia Biển Baltic Theo hãng tin Reuters của Anh, Liên minh châu Âu (EU) đã cùng các nước thành viên Hội đồng Các quốc gia Biển Baltic (CBSS) đình chỉ các hoạt động của Nga và Belarus tại thể chế này. Hình ảnh từ vệ tinh Maxar ngày 27/2/2022 cho thấy sân bay Antonov ở thị trấn Hostomel, Ukraine bị phá hủy sau các trận oanh...