Đan Mạch ban bố ‘cảnh báo sớm’ do lo ngại về nguồn cung khí đốt từ Nga
Cơ quan năng lượng Đan Mạch đã ban bố “cảnh báo sớm” (cấp độ 1) do lo ngại về nguồn cung khí đốt, trong bối cảnh hoạt động nhập khẩu năng lượng từ Nga không được đảm bảo do xung đột tiếp diễn tại Ukraine.
Hệ thống đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc của Nga. Ảnh minh họa: Reuters/TTXVN
Liên minh châu Âu (EU) đã thiết lập một hệ thống cho phép các quốc gia thành viên cảnh báo những khó khăn về nguồn cung năng lượng bằng cách sử dụng 3 cấp độ tăng dần gồm “cảnh báo sớm”, “cảnh báo” và “khẩn cấp”. Hệ thống cho phép các quốc gia thành viên EU hỗ trợ lẫn nhau, cũng như khởi động việc phân bổ nguồn cung.
Trong một tuyên bố ngày 20/6, Phó Giám đốc Cơ quan Năng lượng Đan Mạch Martin Hansen đã đưa ra mức cảnh báo đầu tiên. Ông nêu rõ quốc gia Bắc Âu này hiện phải đối mặt với một tình huống nghiêm trọng và tình hình đang trở nên tồi tệ hơn do nguồn cung giảm. Hiện kho dự trữ khí đốt của Đan Mạch chỉ đạt khoảng 75%.
Tuyên bố trên được đưa ra sau khi công ty năng lượng Đan Mạch Orsted cuối tháng 5 thông báo nguồn cung khí đốt từ Nga tạm dừng từ ngày 1/6, sau khi Orsted từ chối thanh toán bằng đồng ruble.
Video đang HOT
Tại Đan Mạch, khí đốt chiếm 18% tổng năng lượng được tiêu thụ mỗi năm. Hoạt động sản xuất trong nước chiếm 75% lượng khí đốt tiêu thụ năm 2019. Theo Cơ quan Năng lượng Đan Mạch, Nga là một trong những nguồn chủ chốt nhập khẩu khí tự nhiên.
Cùng ngày 20/6, Chính phủ Hà Lan thông báo sẽ dỡ lệnh hạn chế các nhà máy nhiệt điện than hoạt động, một ngày sau khi Đức và Áo đưa ra động thái tương tự nhằm giảm phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt của Nga.
EU khó dựa vào Israel giải quyết bài toán thiếu hụt nguồn cung khí đốt từ Nga
Liên minh châu Âu (EU) đã và đang chuẩn bị cho nguy cơ Nga cắt hoàn toàn nguồn cung khí đốt cho khối này, khi quan hệ giữa hai bên đã xấu đi nhanh chóng kể từ khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra vào cuối tháng 2 vừa qua.
Nhưng nguồn cung khí đốt từ Israel khó có thể lấp đầy "khoảng trống" lớn về nguồn cung năng lượng do Nga để lại.
Cơ sở khai thác khí đốt tự nhiên của Israel ở ngoài khơi thành phố Haifa, trên Địa Trung Hải. Ảnh: Reuters/TTXVN
Ngày 15/6, Israel đã ký một biên bản ghi nhớ (MoU) với Ai Cập và EU tại Cairo sau nhiều vòng đàm phán. Thỏa thuận này cho phép Israel tăng lượng khí đốt được chuyển sang và hóa lỏng ở Ai Cập, sau đó xuất đến châu Âu.
Ngay sau lễ ký kết, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã ca ngợi thỏa thuận này là "một bước tiến lớn" trong việc cung cấp năng lượng cho châu Âu, giữa lúc EU đang cố gắng cắt giảm sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga.
Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng thỏa thuận 5 năm này vẫn không đủ để đáp ứng nhu cầu của châu Âu.
Bà Ofira Ayalon, một giáo sư về môi trường và chính sách năng lượng tại Đại học Haifa, cho hay hai mỏ khí đốt lớn của Israel ngoài khơi bờ biển của họ ở Đông Địa Trung Hải là Tamar và Leviathan cung cấp khoảng 19,5 tỷ m3 khí đốt vào năm 2021. Trong số này, 7,2 tỷ m3 đã được xuất khẩu.
Dựa theo số liệu từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), đây chỉ là một con số nhỏ khi so sánh với 55 tỷ m3 khí đốt mà EU nhập khẩu từ Nga vào năm ngoái - tương đương 45% tổng lượng khí đốt nhập khẩu của khối này.
Ông Adi Wolfson, một chuyên gia về tính bền vững tại Đại học Kỹ thuật Shamoon ở thành phố Beer Sheva, miền Nam Israel, cho biết quốc gia này và Ai Cập khó có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng châu Âu. Theo ông, cả hai nước đều không có khả năng đáp ứng nhu cầu cho toàn bộ thị trường châu Âu khi cân nhắc đến năng lực sản xuất, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất của họ.
Dù vậy, các chuyên gia đều nhất trí rằng xuất khẩu khí đốt tự nhiên có lợi cho Israel về mặt địa chính trị. Israel đã phát hiện một lượng lớn tài nguyên khí đốt tự nhiên ở phía đông Biển Địa Trung Hải trong 20 năm qua, giúp nước này tích cực nghiên cứu khả năng tăng cường quan hệ quốc tế thông qua hợp tác năng lượng với các nước láng giềng.
EU đã và đang chuẩn bị cho nguy cơ Nga cắt hoàn toàn nguồn cung khí đốt cho khối này, khi quan hệ giữa hai bên đã xấu đi nhanh chóng kể từ khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra vào cuối tháng Hai.
Nga hiện đã cắt nguồn cung cấp khí đốt cho một số thành viên EU, bao gồm Phần Lan, Bulgaria và Ba Lan do tranh chấp liên quan tới việc thanh toán khí đốt bằng đồng ruble. Quốc gia này cũng giảm mức cung cấp khí đốt tối đa cho Đức thông qua đường ống Nord Stream xuống 40%.
Ngoại trưởng Hungary khẳng định Nga giữ cam kết cung cấp khí đốt Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto khẳng định Nga cam kết tiếp tục các chuyến hàng khí đốt đến Hungary. Tập đoàn năng lượng Gazprom cũng sẽ thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng với quốc gia Trung Âu này. Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto - Ảnh: REUTERS Trả lời phỏng vấn trên đài phát thanh công vụ ngày 19-6, Ngoại trưởng Szijjarto...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nghị sĩ Mỹ cảnh báo hậu quả nếu Tổng thống Trump có quyền sa thải Chủ tịch Fed

Rực rỡ lễ hội hoa đỗ quyên tại Tokyo

Tổng thống Mỹ Donald Trump nới lỏng quy định ngành đánh bắt cá thương mại

Mỹ không kích vào cảng nhiên liệu Yemen

Đàm phán ba bên giữa Mỹ - Ukraine - EU tại Pháp

Phản ứng của các nhà cung cấp Trung Quốc với thuế quan Mỹ

Du học sinh tại Mỹ sống trong nỗi lo bị tước thị thực và trục xuất không rõ lý do

Quân đội Hàn Quốc tập trận vào giữa đêm tại huyện giáp biên

Nghi phạm bức xúc vì Gaza mà đốt nhà thống đốc Mỹ?

Cảnh sát rô bốt AI của Thái Lan lần đầu làm nhiệm vụ

Hàng hóa trên sàn Temu, Shein bớt rẻ với người Mỹ vì thuế quan

USTR đề xuất áp thuế mới với thiết bị hàng hải Trung Quốc
Có thể bạn quan tâm

Onana ăn mừng khiêu khích CĐV Lyon
Sao thể thao
16:19:59 18/04/2025
Bi kịch liên hoàn: Nữ diễn viên 9x tử vong ngay sinh nhật, ra đi chỉ sau 1 tháng bạn thân đột tử
Sao châu á
16:10:33 18/04/2025
Mẹ biển - Tập 25: Hai Thơ sững sờ khi biết tin Đại còn sống
Phim việt
15:23:47 18/04/2025
Concert "em gái BLACKPINK" ở Việt Nam bán vé chậm, BTC bất ngờ thay đổi 1 điều
Nhạc quốc tế
15:20:24 18/04/2025
Hình ảnh rợn người trong các xưởng làm thuốc giả
Pháp luật
15:08:33 18/04/2025
Hà Nội: Cháy lớn tòa nhà 18 tầng ở Thái Hà
Tin nổi bật
15:03:12 18/04/2025
Cái nhìn đầu tiên về One UI 8 dựa trên Android 16
Thế giới số
14:52:57 18/04/2025
Apple đưa một trong những mẫu iPhone bán chạy nhất thành 'đồ cổ'
Đồ 2-tek
14:26:34 18/04/2025
Dư luận tranh cãi trước drama Hoa hậu Hương Giang bị tố tung "deal ảo" trên livestream: Thời điểm nhạy cảm, minh bạch lên
Sao việt
14:16:51 18/04/2025
Cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol bị yêu cầu rời khỏi đảng cầm quyền
