Dân lao động Trung Quốc được trả tiền để không về quê ăn Tết
Ngoài siết chặt biện pháp phòng dịch, chính quyền các thành phố ở Trung Quốc đang đưa ra nhiều ưu đãi để thuyết phục cư dân, người lao động không tham gia mùa Xuân vận.
Khi kỳ nghỉ Tết Nguyên đán chỉ còn cách chưa đầy một tháng, chính quyền nhiều thành phố tại Trung Quốc đang tìm nhiều cách thuyết phục người dân hạn chế đi du lịch, còn dân lao động không về quê ăn Tết, theo Sixth Tone.
Tình trạng bùng dịch hiện nay ở một số tỉnh phía Bắc Trung Quốc được coi là mối nguy hiểm đe dọa phần còn lại của đất nước, nhất là khi cuộc di cư thường niên “xuân vận” sắp đến. Ước tính, sẽ có khoảng 3 tỷ chuyến đi trong dịp này, khi những người cả năm sống xa nhà hy vọng đoàn tụ với gia đình và bạn bè trong dịp đầu năm mới.
Tặng tiền mặt, phiếu mua hàng, tiền điện thoại là cách nhiều thành phố đang áp dụng để thuyết phục người dân lẫn dân lao động xa nhà ở lại địa phương vào dịp Tết. Ảnh: Reuters.
Trước tình thế đó, chính quyền địa phương hiện đưa ra nhiều ưu đãi, quà tặng để thuyết phục người dân hủy bỏ các chuyến đi trong mùa lễ cao điểm.
Video đang HOT
Hôm 11/1, chính quyền quận Wuxing ở phía đông thành phố Hồ Châu ( tỉnh Chiết Giang) cho biết họ có kế hoạch dành 10 triệu NDT (1,5 triệu USD) tiền phiếu quà tặng mua hàng cho ai ở nhà vào kỳ nghỉ năm mới. Người dân có thể nhận phiếu bằng cách quét mã QR, sau đó sử dụng tại các trung tâm mua sắm.
Các nhà chức trách cho hay họ sẽ dành tổng cộng 20 triệu NDT cho các công nhân xây dựng ở lại làm việc trong kỳ nghỉ lễ. Mỗi người được trả 1.000 NDT/ngày.
Ngoài ra, các lao động xa nhà cũng được hưởng các ưu đãi bằng tiền mặt. Đối tượng này mới chỉ được thống kê số lượng, chính quyền vẫn chưa quyết định sẽ chi ra bao nhiêu.
Mùa Xuân vận mỗi năm của 50 triệu người dân Trung Quốc đang là mối lo với chính quyền nhiều nơi tại Trung Quốc bởi lượng người di chuyển từ nơi này đến nơi khác quá đông. Ảnh: AP.
“Các phiếu chi đã được giao cho các bộ phận khác nhau và công việc thu thập dữ liệu vẫn đang tiếp tục. Chúng tôi dành tặng số tiền này với sự chân thành nhất, hy vọng sẽ giữ chân mọi người ở đây trong kỳ nghỉ”, Xu Zhoufei, người đại diện quận Wuxing, nói với Sixth Tone.
Ngoài phiếu quà tặng, quận Wuxing dành 20 triệu NDT tiền mặt cho các công ty mở cửa trong ngày Tết, với mỗi doanh nghiệp đủ điều kiện nhận tới 100.000 NDT.
Chính quyền địa phương cũng sẽ bồi thường thiệt hại do việc hủy vé tàu hoặc vé máy bay cho những người định đi du lịch và cung cấp phương tiện giao thông công cộng miễn phí cho họ đến cuối tháng 2.
Thành phố Hàng Châu, thủ phủ tỉnh Chiết Giang, cũng triển khai kế hoạch trợ cấp cho dân lao động quyết định ở lại. Chính quyền địa phương cho biết sẽ chịu chi phí đi lại cho khoảng 10.000 lao động, những người chọn đi du lịch, về nhà trước hoặc sau Tết.
Các cụm dịch ở các tỉnh phía Bắc Trung Quốc đang đe dọa đến kỳ nghỉ lễ năm mới của cả nước. Ảnh: Reuters.
Những người ở lại nhận được thêm 20 NDT tiền điện thoại di động hoặc phụ cấp giao hàng.
Chính quyền thành phố Phật Sơn ở phía nam tỉnh Quảng Đông tung ra “gói quà tặng” cho các công ty địa phương, bao gồm phiếu giảm giá và phiếu mua hàng để cổ vũ nhân viên làm việc trong Tết.
Trước sự xuất hiện của các cụm Covid-19 ở các tỉnh như Hà Bắc, Hắc Long Giang và Liêu Ninh, chính quyền Bắc Kinh và Thượng Hải ra khuyến cáo người dân không nên ra khỏi thành phố trong ngày lễ trừ khi thực sự cần thiết.
Tháng 1 năm ngoái, hàng triệu người dân Trung Quốc đã hủy kế hoạch du lịch dịp Tết sau khi bùng phát dịch. Theo số liệu của Bộ Giao thông Vận tải nước này, số chuyến đi trong dịp Tết Nguyên đán 2020 giảm 50% so với năm 2019.
17 năm về quê nội, Tết 2021 vợ dở chứng đòi về ngoại
Suốt 17 năm qua, vợ tôi đều ngoan ngoãn làm theo ý chồng. Năm nay, không biết vì lý do gì, cô ấy nằng nặc đòi về ăn Tết bên ngoại.
Đọc bài viết Vợ quyết ở lại Hà Nội ăn Tết, lý do khiến cả nhà chồng phẫn nộ của anh Trần, thấy anh khó nghĩ chuyện nên về quê ăn Tết với bố mẹ hay ở lại Hà Nội theo ý vợ nên tôi có đôi lời muốn chia sẻ.
Tôi và vợ cũng kết hôn được 17 năm. Chúng tôi có nhà và sống ở Hà Nội. Tuy nhiên quê tôi thì ở Thái Bình. Quê vợ ở Lào Cai.
Mười bảy năm qua, cứ 29 Tết là vợ chồng con cái nhà tôi hoàn tất việc cúng lễ, sắm sửa ở Hà Nội để về Thái Bình với bố mẹ.
Khoảng mùng 4 mùng 5 Tết chúng tôi ngược Lào Cai 1,2 ngày rồi về Thủ đô.
Có những năm bận việc hoặc mưa rét, chúng tôi cũng không cần đến nhà bố mẹ vợ nữa. Thay vào đó, khoảng Rằm tháng Giêng chúng tôi mới lên quê vợ ăn, chơi 2, 3 ngày, cũng có khi là cả tuần.
Bố mẹ vợ tôi không bao giờ cằn nhằn chuyện chúng tôi có về ăn Tết hay không. Trong quan điểm của ông bà, con gái đã lấy chồng thì phải lo liệu bên nhà chồng.
Vợ tôi cũng thấm nhuần tư tưởng đó nên suốt 17 năm đều ngoan ngoãn làm theo ý chồng. Năm nay, không biết vì lý do gì, cô ấy nằng nặc đòi về ăn Tết bên ngoại.
Cô ấy nói, bố mẹ cô ấy đã già, Tết nào cũng lủi thủi không có con cái bên cạnh (nhà cô ấy có hai cô con gái, đều lấy chồng xa).
Vì vậy, năm nay cô ấy phải về ngoại. Cô ấy còn bảo, bố mẹ tôi đông con, ngày Tết cả nhà tấp nập, còn không đủ giường cho các con cháu ngủ nên thiếu gia đình tôi 1 năm chắc cũng không vấn đề gì.
Tôi đã rất cáu. Hôm đó, tôi bảo cô ấy, "Không thể có chuyện như thế. Kể cả ngủ dưới đất thì ngày Tết con cái cũng phải về". Sau đó tôi cho cô ấy thời hạn một tuần để suy nghĩ.
Hiện, cô ấy vẫn chưa trả lời tôi. Nhưng nếu cô ấy vẫn muốn về ngoại, tôi sẽ nói chuyện với bố mẹ vợ và cho cô ấy thỏa mãn. Sau đó chúng tôi sẽ ly hôn.
Tôi nghĩ, mỗi gia đình đều phải có nguyên tắc riêng. Mọi thành viên đều phải tuân thủ theo thì mới hình thành thói quen để sau này cháu chắt và nhiều đời sau noi theo, không quên nguồn cội.
Do vậy, theo tôi anh Trần - người trong bài viết Vợ quyết ở lại Hà Nội ăn Tết, lý do khiến cả nhà chồng phẫn nộ cũng nên cứng rắn và đưa ra quyết định của mình, đừng phụ thuộc vợ hay bất cứ ai. Vì đàn ông thì phải có chính kiến. Nếu cứ nghe theo người này người khác thì cuộc sống sẽ cứ mãi bị phụ thuộc.
*Bài viết thể hiện quan điểm của độc giả
Trung Quốc siết chặt công tác phòng chống dịch trước Tết nguyên đán Ngoài việc hàng loạt các địa phương của Trung Quốc kêu gọi người dân hạn chế đi lại, ăn Tết tại chỗ, một số nơi còn yêu cầu người dân trở về địa phương từ khu vực có nguy cơ thấp phải có kết quả xét nghiệm âm tính với Covid-19 trong thời gian 7 ngày. Tại cuộc họp của Tổ công tác...