Dàn lãnh đạo Sở Y tế Gia Lai thao túng đấu thầu thuốc như thế nào?
Các mặt hàng thuốc có giá dự thầu thấp bị loại ra để chọn mặt hàng có giá cao hơn.
Cán bộ Sở Y tế làm tiếp thị cho công ty dược, thành viên hội đồng xét thầu gửi mặt hàng thuốc cho doanh nghiệp tham gia đấu thầu… Các sai phạm tại Sở Y tế Gia Lai đã gây thiệt hại ngân sách hơn 6 tỷ đồng.
Thiệt hại tiền tỷ
Ngày 20/5, Tòa án Nhân dân tỉnh Gia Lai sẽ đưa vụ án “Cố ý làm trái” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” tại Sở Y tế Gia Lai ra xét xử, với 9 bị can nguyên là lãnh đạo, cán bộ Sở Y tế Gia Lai.
Đó là Phùng Xuân Quýnh – nguyên Giám đốc Sở; Nguyễn Công Nhân – nguyên Phó Giám đốc Sở, Đặng Đức Châu – nguyên Phó Giám đốc Sở, Phan Minh Hiếu – nguyên Phó phòng Nghiệp vụ y, Đoàn Cường – nguyên Phó phòng Nghiệp vụ dược, Rmah Plih – nguyên Trưởng phòng Kế hoạch Tài vụ (KHTV), Bùi Ngọc Thư – nguyên Phó phòng KHTV, Lê Khánh Lân – nguyên cán bộ Phòng KHTV và Nguyễn Thị Kim Liên – dược sĩ Sở Y tế.
Vụ án dự kiến xét xử trong hai ngày 20 – 21/5.
Theo cáo trạng, từ năm 2008 – 2010, UBND tỉnh Gia Lai giao Sở Y tế tổ chức đấu thầu thuốc tập trung, ổn định và có số lượng lớn. Các cơ sở y tế công lập căn cứ kết quả đấu thầu để ký hợp đồng mua thuốc theo nhu cầu trong năm. Chủ đầu tư dự án là ông Phùng Xuân Quýnh – Giám đốc Sở Y tế, Chủ tịch hội đồng và Tổ trưởng Tổ đấu thầu thuốc là các Phó giám đốc Sở.
Ngày 20/5 sẽ xét xử dàn nguyên lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Gia Lai.
Trong các năm 2008 – 2010, có 7 mặt hàng thuốc của Công ty CP Dược Vật tư Y tế Gia Lai được sản xuất tại Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia. Tuy nhiên, Sở Y tế Gia Lai đã tự ý đưa vào danh mục thuốc sản xuất từ Châu Âu để cho trúng thầu, gây thiệt hại ngân sách hơn 1,1 tỷ đồng.
Năm 2009, cùng một loại thuốc (nhưng khác tên gọi), Sở Y tế đã loại các mặt hàng thuốc khác có giá 30.875 đồng/lọ và 3.955 đồng/viên của Công ty Xuất nhập khẩu (XNK) Y tế tỉnh Gia Lai để lấy mặt hàng thuốc có giá 33.920 đồng/lọ và 7.208 đồng/viên của Công ty Dược Vật tư Y tế Gia Lai. Riêng mặt hàng thuốc thứ 3, Sở Y tế để Công ty XNK Y tế tỉnh Gia Lai trúng thầu sai với giá 785 đồng/viên (Công ty Dược Vật tư Y tế tỉnh Gia Lai bỏ thầu 635,37 đồng/viên – đúng quy trình là trúng thầu). Với 3 mặt hàng thuốc bị trúng thầu sai, gây thiệt hại hơn 3 tỷ đồng.
Video đang HOT
Trong năm 2010, có 4 mặt hàng thuốc được Sở Y tế cho Công ty Dược Vật tư Y tế tỉnh Gia Lai trúng thầu với giá lần lượt là 1.050 đồng/viên, 6.784 đồng/viên, 65.720 đồng/lọ và 94.000 đồng/lọ… trong khi cùng mặt hàng thuốc này, Công ty XNK Y tế tỉnh Gia Lai dự thầu có giá thấp hơn, lần lượt là 1.091 đồng/viên, 3.742 đồng/viên, 50.614 đồng/lọ và 89.995 đồng/lọ lại bị loại, gây thiệt hại hơn 1,9 tỷ đồng.
Tổng cộng trong 3 năm (2008 – 2010) Sở Y tế Gia Lai xét thầu, cho trúng thầu sai gây thiệt hại ngân sách hơn 6,1 tỷ đồng. Ngoài ra có 61 mặt hàng có số đăng ký hết hạn, giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn GMP-WHO hết hạn nhưng vẫn được xét trúng thầu. Điều dễ nhận thấy, Sở Y tế tỉnh Gia Lai đã có ưu ái bất thường cho Công ty CP Dược Vật tư Y tế tỉnh Gia Lai trong đấu thầu thuốc.
Phó phòng Sở Y tế làm tiếp thị cho công ty dược
Cáo trạng của Viện KSND tỉnh Gia Lai xác định, Phan Minh Hiếu – nguyên Phó phòng Nghiệp vụ y có quan hệ với nhà thầu, làm tiếp thị cho Công ty CP Dược Vật tư Y tế tỉnh Gia Lai. Đoàn Cường – nguyên Phó phòng Nghiệp vụ dược có quan hệ với nhà thầu, từ đó gửi danh mục thuốc mời thầu cho Võ Đình Hiệp ở Công ty CP Dược Vật tư Y tế tỉnh Gia Lai, là đơn vị được chỉ định thầu. Bà Nguyễn Thị Kim Liên -dược sĩ Sở Y tế là thành viên xét thầu nhưng lại “gửi gắm” mặt hàng thuốc cho nhà thầu tham gia dự thầu.
Theo Kiểm toán Nhà nước khu vực 12, năm 2017 Sở Y tế tỉnh Gia Lai và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai mua sắm trang thiết bị y tế chênh lệch giá hơn 56,7 tỷ đồng.
Năm 2013 vụ án được TAND tỉnh Gia Lai xét xử sơ thẩm, sau đó phúc thẩm tại Đà Nẵng. Năm 2015, TAND Tối cao tuyên hủy hai bản án trên, TAND tỉnh Gia Lai trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Năm 2019, kết luận giám định lại thiệt hại là hơn 6,1 tỷ đồng (giám định trước thiệt hại trên 8,5 tỷ đồng).
Nhiệm kỳ sau cũng sai phạm
Năm 2017, Kiểm toán Nhà nước khu vực 12 có báo cáo số 11/BC-KV XII, xác định Sở Y tế tỉnh Gia Lai và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai mua sắm trang thiết bị y tế nhập khẩu với mức giá cao hơn so với giá dự toán do đoàn kiểm toán xác định… với số tiền chênh lệch hơn 56,7 tỷ đồng.
Sở Y tế còn tham mưu sai, dẫn đến một lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh Gia Lai (thừa lệnh Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thế Dũng) ký ban hành Thông báo 01/TB-UBND (ngày 4/1/2013), làm thất thoát 10,7 tỷ đồng ngân sách.
Sau khi có báo cáo của Kiểm toán Nhà nước khu vực 12, hiện các cơ quan chức năng đang tiến hành điều tra, làm rõ vụ việc.
Giám đốc CDC Hà Nội bị tố 'xé thầu', có thu nhập bất thường từ 2018
Trước khi bị bắt để điều tra hành vi nâng khống giá thiết bị xét nghiệm Covid-19, ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc CDC Hà Nội từng bị tố cáo có nhiều khoản thu nhập bất thường từ năm 2018.
Ngày 22/4, Cơ quan CSĐT Bộ Công an quyết định khởi tố vụ án hình sự "vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, công ty CP Định giá và bán đấu giá tài sản Nhân Thành, công ty TNHH Vật tư khoa học và thương mại Việt Nam và các đơn vị liên quan.
Ông Nguyễn Nhật Cảm được cho là có sai phạm trong quá trình mua hệ thống Realtime PCR tự động xét nghiệm Covid-19.
Cơ quan điều tra xác định, hệ thống xét nghiệm này được nhập về Việt Nam với giá chỉ khoảng 2,3 tỷ đồng, tuy nhiên sau khi mua bán lòng vòng, đến tay CDC Hà nội đã lên tới 7 tỷ đồng.
Giám đốc CDC Hà Nội vừa bị bắt từng bị tố cáo nhiều sai phạm từ năm 2018
Hệ thống Realtime PCR được miêu tả là hàng mới 100%, sản xuất sau năm 2019, bao gồm máy tách chiết DNA/RNA tự động (xuất xứ Thụy Sĩ), máy thiết lập phản ứng PCR tự động (Thụy Sĩ), máy Realtime PCR (xuất xứ Đức).
Ngoài hệ thống xét nghiệm Realtime PCR, trong quyết định phê duyệt gói thầu mua sắm máy móc, trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 đợt 1 do ông Cảm ký còn có những trang thiết bị khác như: bình bơm tay của Đức (12 triệu đồng/chiếc), hệ thống đo thân nhiệt từ xa bằng camera hồng ngoại (1,5 tỷ đồng/bộ)... Tổng chi phí của gói thầu này là hơn 30 tỷ đồng.
Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) đang tiếp tục làm rõ hành vi câu kết, gian lận, thông đồng, nâng khống giá trị gói thầu, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho Nhà nước.
Bị tố nhiều sai phạm từ 2018
Từ năm 2018, khi giữ chức Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng (Sở Y tế Hà Nội), ông Cảm đã bị cán bộ, viên chức trong cơ quan tố cáo sai phạm, có nhiều khoản thu nhập bất thường.
Trong đơn tố cáo nêu đích danh ông Cảm có sai phạm trong chi trả tiền lương và hưởng tiền lương quá cao so với quy định của pháp luật.
Cụ thể, năm 2017, tổng lương mà ông Cảm được hưởng là hơn 1 tỷ đồng/năm, gấp 5 lần tổng lương của Phó giám đốc; gấp 12 lần lương của bác sỹ (hạng 2) chuẩn bị về hưu, gấp 29,5 lần lương viên chức đại học.
Đó mới chỉ là nguồn thu công khai, còn nhiều khoản thu nhập khác được cho là rất lớn. Ông Cảm bị tố đã chỉ đạo 'xé' nhỏ các gói thầu để trục lợi cá nhân.
Ngoài ra, ông Cảm cũng bị tố cáo có "lợi ích nhóm" khi phân phối nguồn thu nhập không công bằng; nâng đỡ người nhà, con cháu vào làm việc tại Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội.
Đơn tố cáo còn nêu việc ông Cảm ưu ái, nâng đỡ một cán bộ, giới thiệu kết nạp Đảng, bổ nhiệm làm cấp trưởng phòng, nhưng vị cán bộ này từng bị tố cáo có tiền án tiền sự, làm thất thoát tài sản nhà nước nhiều tỷ đồng trong mua bán, đấu thầu.
Các đơn thư tố cáo này đã được gửi tới Sở Y tế, UBND TP Hà Nội.
Giám đốc CDC Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm cùng 6 đồng phạm vừa bị bắt
Ông Nguyễn Nhật Cảm (SN 1963) là PGS.TS, bác sĩ. Ông được UBND TP Hà Nội bổ nhiệm Giám đốc CDC vào tháng 9/2018 trên cơ sở sáp nhập 9 đơn vị trong hệ thống y tế dự phòng tuyến TP. Trước đó, ông giữ chức Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội.
CDC Hà Nội chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch, chỉ đạo và triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn về công tác y tế dự phòng của TP, trên cơ sở định hướng chiến lược của Bộ Y tế, chỉ đạo của UBND TP, Sở Y tế và tình hình thực tế tại TP.
Thái Bình
Lý do Chánh Văn phòng Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Tứ bị bắt Ông Nguyễn Văn Tứ là Giám đốc Sở KHĐT Hà Nội thời điểm gói thầu số hóa tài liệu hồ sơ đăng ký doanh nghiệp TP được giao công ty Nhật Cường thực hiện thí điểm. Cơ quan CSĐT (Bộ Công an) đã khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Văn Tứ, Chánh Văn phòng Thành ủy Hà Nội, nguyên Giám đốc...