Dân làm đơn xin được bán “cụ” sưa từng được trả giá 100 tỷ đồng
Người dân trong thôn Phụ Chính đã đồng ý bán cây sưa từng được trả giá 100 tỷ đồng.
Cây sưa đỏ có tuổi đời trên 130 năm “mặc áo giáp sắt” ở chùa làng Phụ Chính (Hòa Chính – Chương Mỹ – Hà Nội)
Ngày 11/4, ông Nguyễn Văn Chính, Chủ tịch UBND xã Hòa Chính, huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội cho biết, sau nhiều cuộc họp, ý kiến, đến nay người dân ở thôn Phụ Chính đã đi đến thống nhất đồng ý bán cây sưa có tuổi đời 130 năm, từng được trả giá 100 tỷ đồng ở chùa Phụ Chính.
“Mới đây, người dân trong thôn đã làm đơn gửi lên xã xin được bán cây gỗ sưa đang có hiện tượng khô, bong tróc vỏ. Hiện tại, chúng tôi đã chuyển đơn lên lãnh đạo huyện xin ý kiến và xin hướng dẫn các thủ tục bán cây gỗ sưa”, ông Chính thông tin.
Theo ông Chính, chính quyền xã ủng hộ chủ trương xin bán cây gỗ sưa của người dân. Theo quy định, việc bán cây gỗ sưa sẽ thông qua hình thức đấu giá. Sau khi mời đơn vị tư vấn về hướng dẫn các thủ tục, định giá cây sưa thì lúc đó sẽ biết được cây này hiện tại có giá trị bao nhiêu tiền.
“Trước kia, một số cụ trong thôn muốn sau khi bán cây gỗ sưa các cụ sẽ quản lý tiền nhưng nhiều người dân không đồng ý nên xảy ra mâu thuẫn, phản đối. Tuy nhiên, hiện nay, cây gỗ đang có hiện tượng khô, bong tróc vỏ nên qua nhiều cuộc họp phần lớn người dân đã thống nhất đồng ý bán. Người dân cũng đồng ý sẽ sử dụng số tiền bán gỗ sưa vào xây dựng các công trình phúc lợi tại thôn”, ông Chính thông tin thêm.
Một số ý kiến cho rằng, nên chia một phần số tiền từ việc bán cây gỗ sưa cho người dân trong thôn. Ông Chính nói: “Chúng tôi không thể quyết định được mà phải do huyện quyết định có chia tiền cho người dân hay không”, ông Chính nói.
Ông Chính cho hay, hiện nay, ngoài việc cây sưa được rào bằng các thanh sắt, đơn vị vẫn thường xuyên cử lực lượng đi tuần, bảo vệ cây sưa, đảm bảo an ninh trật tự trong địa bàn. Cây gỗ sưa cao khoảng hơn chục mét, đường kính hơn 1m và phai 2-3 người ôm mới xuể.
Video đang HOT
Ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội cho biết thêm, cây sưa trên là tài sản cộng đồng và hoàn toàn có thể được bán nếu người dân đồng thuận cao. Vì là tài sản cộng đồng nên việc bán cây sưa phải thông qua hình thức đấu giá công khai. Nếu không bán, cây sưa chết sẽ rất phí. Chính quyền xã, huyện cần liên lạc với Chi cục Kiểm lâm TP. Hà Nội để được hướng dẫn các thủ tục.
Hiện nay phần gốc cây sưa đang xuất hiện nhiều vết nứt, dọc phần nhánh cây bị cắt gần như đã khô và bong tróc vỏ.
Cây sưa được bảo vệ bằng một lớp rào sắt quanh thân.
Theo Nguyễn Đức (Dân Việt)
Cây sưa đỏ hơn 100 tỷ đồng đang chết dần
Vài năm trước, cây sưa đỏ có hai nhánh lớn ở thôn Phụ Chính, xã Hòa Chính (Hà Nội) được định giá khoảng hơn 100 tỷ đồng, nay một bên thân cây đã chết dần, ảnh hưởng đến nhánh còn lại.
Cây sưa đỏ được trồng trong khuôn viên chùa Phụ Chính (xã Hòa Chính, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) cao khoảng 8 m, đường kính hơn một m. Thân cây chia làm hai nhánh lớn.
Năm 2010, một nhánh chính của cây bị chặt bán với giá 20,5 tỷ đồng.
Khi số gỗ sưa này được chuyển đi thì cơ quan chức năng ngăn chặn. Một thời gian sau, nhà chức trách ra quyết định giao toàn bộ số gỗ sưa đã thu giữ cho UBND huyện Chương Mỹ bán đấu giá, được 31,1 tỷ đồng.
Khi bị chặt, một bên thân không được xử lý tốt nên sâu bệnh phát triển khiến cây chết mòn. Trên mặt cắt có một lỗ rỗng sâu 1,4 m xuống tận gốc.
Trên thân cây xuất hiện nhiều dấu hiệu xuống cấp về chất lượng gỗ.
Tháng 10/2013, lợi dụng đêm tối, kẻ gian đột nhập và cưa đi một cành lớn của cây.
Từ đó, người dân thôn Phụ Chính thiết kế "áo giáp" cho cây, cử người thay phiên trông giữ.
Thời điểm này, cây sưa được thương lái Trung Quốc trả giá hơn 100 tỷ đồng.
Anh Nguyễn Văn Nhất, thợ mộc ở địa phương cho rằng, nửa thân bên này (phần bị chặt) đã "chết dần, chết mòn", phần còn lại chịu ảnh hưởng, vì vậy so với thời điểm cây được trả hơn 100 tỷ đồng thì hiện giảm giá trị rất nhiều.
Ông Nguyễn Văn Chính, Chủ tịch UBND xã Hòa Chính cho biết, xã có chủ trương bán phần cây còn lại để xây công trình công cộng. Rút kinh nghiệm từ vụ chặt một nhánh chính của cần lần trước, lần này phải làm theo đúng trình tự pháp luật.
Trong khuôn viên chùa Phụ Chính còn một cây sưa khác, đường kính thân nhỏ hơn đang phát triển tươi tốt.
Gia Chính
Theo VNE
Sưa đỏ "chui" ống cống bê-tông trốn "sưa tặc" Hàng chục cây sưa đỏ quý hiếm có đường kính từ 10 - 40cm đang được bảo vệ bằng những ống bê-tông đặt theo chiều thẳng đứng, bao quanh từ gốc lên đến ngang thân cây trước tình trạng "sưa tặc" hoành hành. Đây là sáng kiến độc đáo của đội bảo vệ vườn hoa Phủ Lý (nay là vườn hoa Nam Cao,...