Dân không có chỗ mà đi, làm sao không tắc?

Theo dõi VGT trên

Xung quanh cuộc thi tuyển ý tưởng phương án tổ chức giao thông và các giải pháp chống ùn tắc đến năm 2025, tầm nhìn 2030 ở Hà Nội, PV Infonet đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội.

Dân không có chỗ mà đi, làm sao không tắc? - Hình 1

Theo chuyên gia, giải pháp chống ùn tắc giao thông theo quy luật của thế giới là hạn chế xe cá nhân

Ông có đánh giá thế nào về cuộc thi tuyển ý tưởng phương án tổ chức giao thông và các giải pháp chống ùn tắc ở Hà Nội?

Tôi cho rằng, khi vấn đề ùn tắc giao thông ở Hà Nội đang thành nỗi bức xúc của người dân, của xã hội thì cuộc thi tuyển ý tưởng phương án tổ chức giao thông và các giải pháp chống ùn tắc là rất phù hợp.

Tôi mong rằng, qua cuộc thi này sẽ tìm được giải pháp hữu hiệu để có thể giảm việc ùn tắc giao thông. Đây cũng là hình thức tuyên truyền làm cho người dân thấy trách nhiệm của mình đối với quyền lợi chính đáng của mình, của xã hội và của Hà Nội.

Thế nhưng, mặc dù chủ trương thì rất đúng nhưng việc triển khai cuộc thi này còn nhiều bất cập.

Thứ nhất, đáng lẽ nên mở rộng cuộc thi này tới toàn dân, các tổ chức chính trị xã hội đều được tham gia thì sẽ có nhiều sáng kiến đóng góp cho sự phát triển xã hội.

Thay vì việc mở rộng cho nhiều đối tượng, cuộc thi lại quy định các đơn vị tham gia là các đơn vị tư vấn về giao thông vận tải, nếu thế thì không cần phải phát động, phổ biến đến người dân làm gì mà chỉ cần thông báo cho các đơn vị tư vấn đó.

Thứ hai, thời gian đăng ký rất nhanh, chỉ trong vòng 1 tuần mà lại không thông báo cụ thể, chi tiết về vấn đề giống như các cuộc thi khác cũng cần phải có ban tổ chức, tuyển chọn, sơ tuyển…

Thứ ba, thời gian làm bài thi chỉ trong 3 tháng là rất gấp, bởi đây là một công trình khoa học chứ không đơn giản, là đề tài khoa học thì phải qua thực nghiệm mới xét được kết quả, phải làm mô hình, tổ chức phản biện thì mới tìm được phương án tốt nhất. Tôi cho rằng cuộc thi này phải kéo dài hàng năm thì mới tìm được phương án tốt.

Dân không có chỗ mà đi, làm sao không tắc? - Hình 2

Ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho rằng, mặc dù chủ trương thì rất đúng nhưng việc triển khai cuộc thi tuyển ý tưởng phương án tổ chức giao thông và các giải pháp chống ùn tắc ở Hà Nội còn nhiều bất cập.

Video đang HOT

Với nhiều bất cập như ông nói thì liệu Hà Nội có thể tìm được giải pháp qua cuộc thi này không, thưa ông?

Chỉ có định hướng trước đề án, định hướng trước đơn vị nào làm thì sẽ ra được kết quả và đó là kết quả của sự định hướng trước. Còn nếu để tự do lựa chọn phương án của mọi người thì chắc chắn sẽ không tìm được và không đi đến kết quả. Nếu có kết quả thì đó chẳng qua là sự ấn định thôi, còn thực sự phải đưa ra phân tích, đánh giá, phản biện thì không có thời gian làm việc đó. Do vậy, không thể tìm được đề án tốt nhất.

Nên để cho toàn dân có ý kiến, đây không phải cuộc thi như ở trường đại học mà cần giờ giấc, thời gian mà đây là đóng góp tự nguyện, tự giác, thế nên tiếp nhận càng nhiều càng tốt.

Để có giải pháp thì cần phải hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến ùn tắc giao thông ở Hà Nội, vậy theo ông nguyên nhân chính là gì?

Nguyên nhân chính là vấn đề tầm nhìn. Không phải người ta không có tầm nhìn, nhưng có tầm nhìn nhưng không thực hiện, có quy hoạch rồi nhưng không thực hiện, suy cho cùng đó là do cơ chế – cơ chế nhiệm kỳ, lợi ích nhóm trong vấn đề thực hiện quy hoạch.

Chứ còn chuyên gia của Việt Nam rất giỏi, toàn giáo sư, tiến sỹ đi học ở các nước về, nhưng đến khi làm thì làm nửa vời, chẳng hạn như quy hoạch về đường thì cũng không thực hiện, để người dân phá vỡ mất quy hoạch.

Khâu quản lý nhà nước của chúng ta yếu kém, không nghiêm minh, có quy hoạch nhưng không thực hiện, quy hoạch và xây dựng thì lại phá lẫn nhau, nên tôi từng có ý kiến nên “nhốt” hai “ông” quy hoạch và xây dựng vào nhau. Quy hoạch phải thành pháp lệnh để hết nhiệm kỳ này thì đến nhiệm kỳ kia vẫn phải thực hiện.

Việc dành đất cho quỹ giao thông nếu như ở các nước là 15% nhưng ở nước ta chỉ có 7%, cứ có tý đất là đem xây dựng hết, có quy hoạch, có chỉ tiêu không làm. Phương tiện giao thông công cộng không đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, cái này thuộc trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước.

Mặt khác, làm nhà cao tầng trong khu vực nội đô, tức là làm quy hoạch ngược; đáng lẽ đưa dân ra khỏi nội đô thì lại tập trung dân vào nội đô khi cho xây nhà cao tầng.

Hè phố đáng lẽ dành cho người đi bộ thì giờ cắt hè phố, mở rộng đường cho xe buýt chạy, dân không có chỗ mà đi…. thì làm sao mà thông thoáng được. Cái này ai cũng biết, ngồi ở quán nước thì từ ông xe thồ, xe ôm cũng biết những nguyên nhân đó, người ta đổ lỗi do nhà nước chứ không phải do dân.

Vậy, theo ông phương án đột phá nào để giải quyết bài toán chống ùn tắc giao thông ở Hà Nội hiện nay?

Nguyên nhân rõ rồi nhưng giải quyết những nguyên nhân đó rất khó bởi tiền đâu mà làm. Giao thông nói là làm nhưng ngành tài chính không cấp tiền cho thì làm gì, hay không giải phóng được mặt bằng vì dân đòi tiền đền bù cao… hiện nay giải pháp chống ùn tắc giao thông ở Hà Nội rất khó và phải kéo dài chứ không thể làm ngắn hạn được vì phải lệ thuộc vào ngân sách nhà nước, mà ngân sách nhà nước lại phụ thuộc vào kinh tế phát triển thì mới có.

Giải pháp theo quy luật của thế giới là hạn chế xe cá nhân không phải bằng biện pháp cấm; nhưng khi hạn chế phương tiện cá nhân rồi thì cần tìm giải pháp người dân đi lại bằng gì. Đây là trách nhiệm của cơ quan nhà nước phải giải quyết thế nào để giao thông công cộng vừa rẻ, vừa nhanh, vừa không ùn tắc để người dân đi phương tiện mới.

Xin cảm ơn ông!

(Theo Infonet)

Đề xuất xây cáp treo vào Tân Sơn Nhất để giảm kẹt xe

Doanh nghiệp đưa ra ý tưởng xây tuyến cáp treo dài hơn 1 km từ Công viên Gia Định tới Tân Sơn Nhất, công suất 3.000-4.500 hành khách mỗi giờ, để giảm ùn tắc các tuyến đường quanh sân bay.

Giám đốc doanh nghiệp ở Sài Gòn cho biết, do TP HCM đang nghiên cứu làm tuyến metro từ Công viên Hoàng Văn Thụ vào sân bay Tân Sơn Nhất dài 2 km, tốn gần 250 triệu USD, nên ông nghĩ ra ý tưởng làm cáp treo. Như vậy kinh phí sẽ rẻ hơn rất nhiều, khoảng 550 tỷ đồng và thời gian thi công chỉ mất khoảng 10 tháng.

"Cục Hàng không cũng có ý định cho hành khách làm thủ tục check-in ở công viên. Nếu sử dụng cáp treo, khi làm thủ tục xong hành khách lên cabin cáp treo vào sân bay. So với vận chuyển bằng xe buýt, đi cáp treo sẽ giúp giảm lượng xe trên đường, giảm ùn tắc giao thông hiệu quả hơn", ông nói.

Ông phân tích, mỗi cabin có thể chứa 8-10 người, tốc độ khoảng 25km/h, mỗi giờ có thể vận chuyển 3.000 khách, kinh phí khoảng 550 tỷ đồng. Nếu thiết kế theo công nghệ hiện đại hơn có thể đạt 4.500 lượt khách, song chi phí sẽ cao.

Về góc độ kỹ thuật, tác giả ý tưởng cho rằng, cáp treo có thể đi dọc đường Hồng Hà. Giữa tuyến có thêm trụ lớn, đường kính khoảng 2 m và hành lang an toàn nền móng là 5x5 m.

"Cáp treo phát huy hiệu quả nhất ở cự ly 2-5 km. Còn với khoảng cách tầm vài chục km thì metro sẽ là lựa chọn phù hợp nhất. Làm cáp treo sử dụng điện thân thiện với môi trường, người dân đi cũng nhẹ nhàng và ngắm cảnh. Tuổi thọ của hệ thống này cũng rất cao", ông nêu quan điểm.

Đề xuất xây cáp treo vào Tân Sơn Nhất để giảm kẹt xe - Hình 1

Từ Công viên Gia Định đến sân bay Tân Sơn Nhất khoảng hơn 1 km. Ảnh: Google maps

Về đề xuất này, chuyên gia giao thông Phạm Sanh cho rằng "đây là ý tưởng táo bạo nhưng không khả thi".

"Nếu tốt, có hiệu quả và an toàn các nước phát triển đã làm chứ không phải chờ đến lúc chúng ta có ý tưởng. Cáp treo chỉ có thể áp dụng trong các địa hình hiểm trở, vùng núi cao, ít hoặc không có người bên dưới; tránh làm đường nhằm bảo tồn các di tích văn hóa, phục vụ du lịch, khai thác cảnh quan và phục vụ lượng người đi ít... chứ không ai làm cáp để giải quyết kẹt xe", ông Sanh nói.

Theo TS Phạm Sanh, dù chi phí giảm so với xây dựng tuyến Metro kết nối sân bay, song cáp treo phải bảo trì thường xuyên. Nếu dùng như tuyến giao thông thì mật độ sử dụng cáp treo dày hơn rất nhiều, dù làm bằng công nghệ hiện đại tốt nhất nhưng không ai dám bảo đảm nó an toàn tuyệt đối. "Thậm chí, nếu có cáp đung đưa trên đầu tại một đô thị đông dân, ai dám di chuyển ở bên dưới?", ông Sanh lo ngại.

Đồng quan điểm, TS Nguyễn Thiện Tống (nguyên chủ nhiệm bộ môn Kỹ thuật hàng không trường Đại học Bách khoa TP HCM) cho rằng: "Ýtưởng này có vẻ mới nhưng không thực tế, bởi cảnh quan khu vực sân bay Tân Sơn Nhất không thể làm cáp treo".

"Cáp treo đi qua khu vực nào thì bên dưới không thể xây dựng. Với không gian khu vực sân bay thì rất khó tìm được vị trí làm. Hơn nữa, mật độ giao thông cao như khu vực sân bay mà có cáp treo phía trên thì cũng tiềm ẩn sự nguy hiểm. Mà nếu có thật, chưa chắc khai thác hiệu quả vì không phải ai cũng đi vào sân bay từ hướng có cáp treo", ông Tống nói.

Đề xuất xây cáp treo vào Tân Sơn Nhất để giảm kẹt xe - Hình 2

Hệ thống Metrocable tại Medellin, Colombia là tuyến cáp treo giao thông công cộng đầu tiên trên thế giới được hoàn thành vào năm 2004. Ảnh: Guardian.

TS Nguyễn Bách Phúc - Chủ tịch Hội tư vấn Khoa học công nghệ & quản lý TP HCM (HASCON) - đánh giá đề xuất xây cáp treo vào sân bay Tân Sơn Nhất là "thiếu thiết thực, không giải quyết bản chất vấn đề giảm kẹt xe tại khu vực".

Ông dẫn chứng, số liệu Cục Hàng không cho thấy giờ cao điểm nhất cũng chỉ có 42 chuyến bay lên xuống. Nếu tính mỗi chuyến bay có 150 hành khách thì tổng số khách đi lại và người đến đưa tiễn khoảng 19.000 người ra vào cửa Tân Sơn Nhất trong một giờ. Và đây cũng chính là số người lưu thông trên đường Trường Sơn - đường độc đạo vào Tân Sơn Nhất.

Trong khi đó, năng lực lưu thông của đường Trường Sơn là 170.000 người một giờ. Như vậy, Tân Sơn Nhất lúc tấp nập nhất cũng chỉ đóng 11% năng lực lưu thông của đường Trường Sơn.

"Rõ ràng đường Trường Sơn bị kẹt không phải do hành khách tăng lên mà do người dân thành phố đi lại qua khu vực nhiều", ông Phúc khẳng định.

Trao đổi với VnExpress về ý tưởng xây cáp treo giảm ùn tắc quanh sân bay, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP HCM Bùi Xuân Cường cho biết, Sở luôn hoan nghênh và trân trọng các ý tưởng, đề xuất, giải pháp của các nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân cùng chung sức với thành phố giải quyết ùn tắc giao thông, đặc biệt là ở khu vực Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.

"Thực tế cũng có một số nước trên thế giới đã sử dụng cáp treo như một phương tiện vận tải công cộng. Nhưng với đề xuất này chúng tôi chưa thể khẳng định được tính khả thi vì mới dừng ở bước ý tưởng. Cần phải nghiên cứu rất kỹ, toàn diện về phương án kỹ thuật, hiệu quả tài chính, khả năng ảnh hưởng đến các quy hoạch dọc tuyến, rồi những thuận lợi khó khăn khi khai thác vận hành nữa", ông Cường nói.

Hữu Nguyên

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bão số 7 đổ bộ các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Phú Yên trong đêm nay 11-11
19:54:21 11/11/2024
Ô tô Porsche cháy dữ dội trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
13:33:37 11/11/2024
Biển Đông xuất hiện bão đôi, các địa phương chuẩn bị ứng phó
13:02:11 10/11/2024
Long An: 3 ô tô va chạm liên hoàn trên cầu Bến Lức, quốc lộ 1 ùn ứ
18:04:26 10/11/2024
Bão Yinxing chưa qua, bão Toraji giật cấp 12 lại sắp 'nối gót' vào Biển Đông
12:25:35 10/11/2024
Tai nạn liên hoàn trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, nhiều ô tô biến dạng
17:40:16 10/11/2024
Chủ động ứng phó bão chồng bão
14:21:17 11/11/2024
Tin bão mới nhất 11/11: 3 bão Yinxing, Toraji, Man-yi đang hoạt động
11:31:09 11/11/2024

Tin đang nóng

Sao nam Vbiz nói về bê bối của Chi Dân: "Tôi đã khuyên đừng sử dụng nữa, nhưng..."
21:57:47 11/11/2024
Vợ NSƯT Vũ Luân lên tiếng về việc bị mẹ nuôi của chồng nói xấu sau lưng
21:28:10 11/11/2024
Khi phú bà miền Tây làm mẹ chồng: "Lựa" con dâu trước rồi đợi con trai đủ tuổi, quà cưới "nhẹ nhàng" 15 cây vàng và cặp nhẫn kim cương
00:48:04 12/11/2024
Linh Ngọc Đàm xác nhận chia tay, bạn trai tổng tài nói 1 câu nhói lòng
22:03:40 11/11/2024
Nữ thần Tân Cương Cổ Lực Na Trát đang yêu diễn viên "xấu trai nhất Cbiz"?
21:04:41 11/11/2024
Mẹ đau đớn khi kiểm tra camera giám sát: Con 7 tuổi bị 2 cô giáo đánh tát hàng chục cái chỉ vì lý do nhỏ nhặt
00:49:54 12/11/2024
Mỹ nhân đẹp đến mức đổi đời chỉ nhờ 3 phút lên truyền hình, visual bất biến sau 25 năm mới đỉnh
23:30:19 11/11/2024
Miss International bị chê như "ao làng": Sân khấu sơ sài kém sang, người đẹp Việt Nam ra sao?
21:22:14 11/11/2024

Tin mới nhất

Cảnh báo gió mạnh, sóng lớn và mưa dông trên biển

20:03:28 11/11/2024
Cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển: cấp 2; Riêng khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) và vùng biển ngoài khơi từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định: cấp 3.

Tắm biển, 2 học sinh Đà Nẵng bị sóng cuốn

14:18:11 11/11/2024
Tuy nhiên, do vùng biển xuất hiện sóng to, gió lớn nên công tác cứu nạn rất khó khăn và đến trưa 11/11 vẫn chưa tìm được người mất tích.

Đi tắm sông cùng bạn, bé trai 12 tuổi đuối nước tử vong

10:44:57 11/11/2024
Sau khi tắm sông khoảng 20 phút, bé trai 12 tuổi bị đuối nước mất tích. Thi thể nạn nhân được phát hiện cách hiện trường 30m

Đã đưa xác máy bay Yak-130 ra khỏi hiện trường

18:00:10 10/11/2024
Đồng thời cắt cử lực lượng bảo vệ nghiêm ngặt hiện trường để thu dọn, tháo dỡ các bộ phận máy bay cũng như mảnh vỡ di chuyển về phục vụ công tác điều tra.

Bão Toraji tăng cấp, giật tới cấp 16 và đang tiến nhanh vào Biển Đông

17:55:28 10/11/2024
Bão Toraji hiện đã tăng thêm 1 cấp - mạnh cấp 11, giật cấp 13 đang di chuyển với tốc độ nhanh, hướng vào Biển Đông

TP Hồ Chí Minh: Cháy nhà trong hẻm khiến một người tử vong

16:15:19 10/11/2024
Theo thông tin ban đầu, những người mắc kẹt được đưa vào bệnh viên sơ cứu đã ổn định sức khỏe. Tuy nhiên, cụ bà trên 80 tuổi do tuổi cao,sức yếu đã không qua khỏi.

3 xe máy va chạm, 2 học sinh tử vong ở Hà Nội

09:49:24 10/11/2024
Theo thông tin ban đầu, thời điểm xảy ra tai nạn, 2 xe máy (chưa rõ biển kiểm soát) đi cùng chiều đã va chạm với 1 xe lưu thông hướng ngược lại, các nạn nhân bị văng ra xa, phương tiện hư hỏng nặng.

Bão số 7 đang suy yếu, giảm 8 cấp khi áp sát Quảng Trị - Quảng Ngãi

06:59:13 10/11/2024
Sau khi mạnh lên cấp 15, bão số 7 (bão Yinxing) đang bắt đầu suy yếu. Dự báo, đến ngày 12.11, bão số 7 sẽ suy yếu thành áp thấp nhiệt đới khi ở trên vùng biển từ Quảng Trị - Quảng Ngãi.

Bão số 7 Yinxing còn mạnh cấp cực đại, suy yếu nhanh khi gặp không khí lạnh

22:58:25 09/11/2024
Bão số 7 Yinxing duy trì cấp cực đại 14, giật cấp 17 liên tục hơn 1 ngày kể từ khi vào Biển Đông, hiện cách Hoàng Sa hơn 400km.

Bạn học liên tục hô "đánh lẹ đi", 2 nữ sinh lao vào đánh bạn nhập viện

21:42:16 09/11/2024
Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền đoạn clip dài hơn một phút, ghi lại cảnh 2 nữ sinh hành hung một nữ sinh khác gây xôn xao dư luận.

Nhóm học sinh mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu đã ra viện

21:16:24 09/11/2024
Bệnh viện đa khoa tỉnh Lai Châu đã tiến hành lấy máu, dịch tiêu hóa của các bệnh nhi gửi về Trung ương xét nghiệm độc chất; đồng thời thực hiện các bước cấp cứu lâm sàng cần thiết, truyền dịch, xử trí theo phác đồ ngộ độc.

Kích nổ an toàn khối đá nguy hiểm trên đèo Cù Hin

21:07:47 09/11/2024
Việc xử lý kịp thời tảng đá nguy hiểm tại đèo Cù Hin góp phần bảo vệ an toàn giao thông và trật tự xã hội cho khu vực, đặc biệt trong bối cảnh tỉnh Khánh Hòa đang bước vào mùa mưa bão.

Có thể bạn quan tâm

Những nhân vật nữ có thiết kế đẹp nhất trong Genshin Impact, cái tên "đầu bảng" khiến các fan bất ngờ

Mọt game

06:57:46 12/11/2024
Đây cũng có thể coi là chiêu trò mà nhà phát triển miHoYo thường xuyên sử dụng để kích cầu người chơi, thu hút sự chú ý tới các banner mới của mình.

Nhu cầu tên lửa đạn đạo không đối đất gia tăng vì căng thẳng Israel - Iran?

Thế giới

06:52:43 12/11/2024
Giới phân tích cho rằng tên lửa đạn đạo phóng từ trên không có độ chính xác và tốc độ cao, giúp khắc phục nhược điểm của tên lửa hành trình phóng từ trên không và tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất.

Hoa sữa về trong gió: "Mẹ chồng quốc dân" mới của màn ảnh Việt gọi tên bà Trúc

Phim việt

06:51:29 12/11/2024
Là một người mẹ chồng tâm lý, bà Trúc nhẹ nhàng trò chuyện khi phát hiện Linh nói dối, đồng thời khéo léo hòa giải mâu thuẫn giữa Linh và Thuận.

Làng chùa Đại Ninh hút khách du lịch tâm linh

Du lịch

06:49:24 12/11/2024
Nằm ở vị trí cửa ngõ của thành phố Đà Lạt, huyện Đức Trọng không chỉ nổi tiếng với các danh lam thắng cảnh như thác Pongour, làng Gà, hay hồ Đại Ninh, mà còn được biết đến như một địa điểm du lịch tâm linh hấp dẫn.

Shipper 'rởm' đặt bẫy lừa tinh vi, người phụ nữ mất gần 100 triệu đồng

Pháp luật

06:46:09 12/11/2024
Ngày 11/11, Công an quận Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết, đang điều tra, xác minh vụ người phụ nữ bị kẻ giả danh nhân viên giao hàng (shipper) gọi điện lừa đảo chiếm đoạt gần 100 triệu đồng.

HIEUTHUHAI: Ra ngoài rap diss căng cực, về nhà là "chục chưng bé bỏng" của một người

Sao việt

06:44:46 12/11/2024
Dù là Quán quân hay là sao nam hot có lượng fan đông nhất nhì Vbiz nhưng khi về nhà HIEUTHUHAI vẫn là con trai cưng của bố mẹ.

Hwayoung hay T-ara là "rắn độc": Tội đồ lớn nhất trong scandal bắt nạt chấn động Kpop không phải là họ!

Sao châu á

06:42:12 12/11/2024
12 năm mải phân vai nạn nhân - tội đồ cho T-ara - Hwayoung, khán giả có lẽ đã bỏ qua 1 nhân vật đáng trách nhất trong vụ bắt nạt này.

Luật chơi vô nghĩa bị "ném đá" dữ dội của Chị Đẹp Đạp Gió 2024

Tv show

06:37:12 12/11/2024
Chương trình không đề ra bất kỳ luật chơi nào khiến các Chị Đẹp được phân hỗn loạn vào các liên minh. Thậm chí nhiều người còn không được hát ca khúc yêu thích đã chọn lúc đầu.

5 loại rau là "nhà vô địch" dưỡng chất tốt cho sức khỏe hiện đang vào mùa, mua về nấu loạt món tươi ngon và bổ dưỡng

Ẩm thực

05:59:14 12/11/2024
Các bạn nhất định phải ăn những loại rau này thường xuyên khi chúng đang vào mùa, đặc biệt là những nhà có người già và trẻ em.

Nữ thần sắc đẹp 1 năm đóng 4 phim cực hot, cả nhan sắc lẫn diễn xuất đều trên cả tuyệt vời

Hậu trường phim

05:57:42 12/11/2024
Mỹ nhân này nhận được vô vàn lời tán dương không chỉ vì sự nỗ lực chăm chỉ trong nghề mà còn vì nhan sắc đẹp tựa thiên nga.

Dự báo 12 con giáp ngày mới 12/11/2024: Mão mất tiền, Thìn cần tự tin

Trắc nghiệm

00:53:10 12/11/2024
Tử vi 12 con giáp đầy đủ nhất hôm nay ngày 12/11/2024, tử vi ngày mới nhận định Mão có thể gặp tổn thất nhỏ về tiền bạc trong hôm nay, Thìn cần sự tự tin hơn để tìm thấy con đường rõ ràng cho mình