Dân khốn khổ vì trót bỏ lúa trồng cây cảnh
Cây sanh từng có thời được ví như “ cây vàng”, hàng ngàn ha ruộng lúa đã được người dân đổ đất để trồng loại cây cảnh này. Nhưng giờ đây, cây rớt giá bán chẳng ai mua, “cây vàng” khi xưa giờ chỉ là… cây củi.
Gần đến tết nhưng gia đình ông Phạm Văn Minh ở xóm Tây Cát, xã Hải Lý, H.Hải Hậu (Nam Định) chưa mua sắm được gì. Chỉ ra vườn sanh mọc um tùm, ông Minh than thở: “Tất cả chỉ tại sanh. Hôm qua ngân hàng đến thanh toán, tôi phải bán 2 tạ lúa vừa thu hoạch và vay mượn cả xóm vẫn không đủ trả tiền gốc và lãi theo định kỳ. Nhà tôi đang lo tết này bị ngân hàng siết nhà thì không có chỗ mà ở chứ đừng nói đến tết”.
Anh Vũ Văn Quynh đang phải chăm sóc trên 1.000 gốc sanh với tâm trạng “ôm cây chờ lên giá” – Ảnh: Hoàng Long
Cách đây 3 năm, ông Minh đầu tư gần 40 triệu đồng trồng 2 sào cây sanh, mỗi sào trồng 40-50 gốc, lúc đó so với cấy lúa thì trồng sanh lãi gấp 4 lần (1 sào lúa thu hoạch 4 tạ thóc/năm, trị giá trên 3 triệu đồng, trồng sanh tính bình quân thu trên 10 triệu đồng/sào/năm).
Tuy nhiên, nếu cấy lúa thì mỗi năm thu hoạch hai lần, trồng cây sanh tối thiểu phải 3 đến 4 năm mới bán được cây phôi. Chẳng may, ngay năm sau cây sanh bắt đầu mất giá, đến nay thì dừng hẳn, không còn ai mua. Lúa dù rẻ vẫn bán được, còn cây sanh khi đã ế thì bán chả ai mua, cây cảnh chẳng khác nào cây củi. Gia đình ông Minh đã mất trắng công lao động 3 năm, trong khi tiền đầu tư cây cảnh phải vay ngân hàng vẫn chưa trả được.
Cách đó không xa, anh Vũ Văn Quynh ở xóm 14, An Đạo, Hải An, H.Hải Hậu cũng ngậm ngùi: “Tôi đầu tư gần 500 triệu đồng trồng 1.000 gốc sanh phôi. Năm 2012, giá cây phôi giảm tới 80% nhưng cũng chẳng ai mua. Cả năm bán tống tháo được trên 30 triệu đồng, không đủ chi phí chăm sóc”.
Giá hạ, không có người mua nhưng người trồng sanh không dám chặt cây vì trót đầu tư hầu như toàn bộ những gì đã có vào vườn sanh. Đa số các hộ dân H.Hải Hậu đều trồng sanh, nhà ít trồng vài gốc chơi, nhà nhiều trồng tới hàng mẫu.
Video đang HOT
Không chỉ ở Hải Hậu, phong trào trồng cây sanh cảnh phát triển mạnh như vũ bão ở Nam Định suốt từ năm 2006. Nguyên nhân là do phía Trung Quốc nhập tiểu ngạch cây xanh phôi với giá cao.
Quá tin vào thị trường này, mặc dù có bài học nhãn tiền là đã nhiều giống cây cảnh của Nam Định như trà, vạn tuế, cau vua… phát triển “ nóng” rồi nhanh chóng lụn bại nhưng UBND tỉnh Nam Định vẫn tạo điều kiện cho loại cây cảnh này phát triển.
Các văn bản của UBND tỉnh trong thời gian này đều xác định “đây là mũi nhọn phát triển kinh tế”. Thống kê cho thấy từ năm 2006 đến nay, ngoài 2.600 ha đất hoang hóa được cải tạo để trồng sanh thì diện tích đất lúa tại Nam Định chuyển đổi sang trồng cây cảnh là gần 2.000 ha.
Giữa năm 2011, giấc mộng trở thành “giàu nhất Việt Nam” của nông dân Nam Định chính thức chấm dứt khi phía Trung Quốc dừng nhập cây sanh tiểu ngạch. Hàng đoàn xe tải chở cây dừng ở Lạng Sơn rồi quay đầu, đổ cây về nơi trồng.
Gia đình ông Minh, anh Quynh và hàng vạn hộ nông dân Nam Định từ đó đến nay nhìn vườn sanh đầu tư hàng chục, hàng trăm triệu và khát vọng “đổi đời nhờ cây sanh” của mình tan thành mây khói.
hông chỉ nông dân khốn đốn vì cây sanh cảnh, hàng loạt doanh nghiệp ở Nam Định cũng đang có nguy cơ phá sản vì đã đầu tư vốn kinh doanh cây sanh cảnh.
Ông Trịnh Văn Ánh, Giám đốc công ty TNHH Hoàng Vinh, Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh nghệ thuật Nam Định cho biết trong 60 hội viên thì có tới gần 50% là doanh nghiệp đầu tư kinh doanh cây sanh cảnh với số vốn từ vài chục đến hàng trăm tỉ đồng. Chủ yếu trong số đó là đi vay ngân hàng.
Từ đầu năm 2012 đến nay, giá trị cây giảm 50% nhưng không có người mua. Nhiều doanh nghiệp chấp nhận bán lỗ cũng không bán được. Riêng ông Ánh đầu tư vườn cây cảnh chủ yếu là cây sanh trị giá trên 60 tỉ đồng, mỗi năm chi phí chăm sóc cây hàng trăm triệu nhưng từ đầu năm 2012 đến nay chỉ bán được vài cây.
Theo TNO
Một người bán hoa bị bắt vì mang... dao tỉa cành !
Một người đàn ông đi bán hoa, cây cảnh bị bắt giữ, còng chân và có nguy cơ bị phạt 8 triệu đồng. Người dân khẳng định dao để dùng tỉa hoa, cây cảnh còn công an cho rằng đây là hành vi "tàng trữ vũ khí thô sơ".
Cho đến 16 giờ chiều qua, 23.12, anh Vũ Viết Ngọc, 36 tuổi ngụ tại P.Phương Đông, TP.Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh vẫn bị tạm giữ tại trụ sở Công an P.Yên Phụ, Q.Tây Hồ, TP.Hà Nội trong tình trạng chân bị cùm. Trước đó, vào 2 giờ sáng cùng ngày, anh Ngọc bị lực lượng 141 Hà Nội bắt giữ và bàn giao lại cho công an phường, vì hành vi "tàng trữ vũ khí thô sơ".
Sau khi được tháo cùm, anh Ngọc phải đi thuê phòng nghỉ - Ảnh: Thái Sơn
Phản ánh qua đường dây nóng Báo Thanh Niên, anh Ngọc cho biết: "Gia đình tôi buôn bán hoa, cây cảnh, hằng ngày vẫn thường lấy hàng từ Hà Nội và chở trong đêm về TP.Uông Bí để kịp mở hàng vào sáng sớm. Vào đêm qua, khi lấy hoa xong, đi qua P.Yên Phụ để về, thì tôi bị lực lượng 141 chặn lại. Qua kiểm tra hành chính họ phát hiện trên ô tô có 1 con dao nên đã tạm giữ tôi và tài xế cùng phương tiện bàn giao cho Công an P.Yên Phụ xử lý". Cũng theo anh Ngọc, người lái xe sau đó đã được Công an P.Yên Phụ thả ra vì không liên quan đến con dao, còn anh Ngọc và ô tô bị giữ lại. "Từ hai giờ sáng hôm qua đến nay, tôi bị cùm chân, lúc nào muốn tiểu tiện thì họ mới tháo còng", anh Ngọc nói.
Cũng theo anh Ngọc, con dao lực lượng công an phát hiện trên xe là loại dao tông, dài 55 cm, được anh dùng để chặt, tỉa cành lá cây hoa cho gọn trước khi chất lên ô tô. "Vào thời điểm bị bắt giữ cũng như lấy lời khai tại công an phường tôi đã giải thích, xuất trình đầy đủ giấy tờ tùy thân, giấy tờ phương tiện nhưng họ không nghe, tôi nói mãi họ mới cho thuê ô tô chở hoa về vì để lâu sợ hỏng, còn xe thì giữ lại. Tôi thì họ nói là tàng trữ vũ khí thô sơ nguy hiểm nên định xử lý mức phạt là 8 triệu đồng", anh Ngọc cho biết.
"Trong sự việc này tôi hiểu, nếu có thì đây chỉ là vi phạm hành chính nhưng bị họ còng chân hàng tiếng đồng hồ, lý do mang dao tôi cũng đã nêu nhưng mức phạt 8 triệu đồng là lớn so với người đi bán hoa như tôi, không rõ pháp luật nào quy định như vậy, nếu có thì rất bất công với những người như tôi", anh Ngọc kiến nghị.
"Còng chân thì vô tư"
Trao đổi qua điện thoại với PV vào chiều qua, đại tá Đào Thanh Hải, Trưởng phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP.Hà Nội cho biết, lực lượng 141 khi phát hiện có hung khí nguy hiểm thì sẽ bàn giao cho công an phường xác minh làm rõ. Còn việc anh Ngọc bị còng thì ông không rõ, vì sau khi bàn giao người và phương tiện thì trách nhiệm giải quyết là của công an phường.
Trong khi đó, một lãnh đạo Công an P.Yên Phụ cho rằng sẽ kiểm tra việc này: "Lực lượng 141 bàn giao thì chúng tôi phải làm. Các ông biết lực lượng 141 rồi đấy, dao tông có trong người, trong phương tiện thì phải xem xét xử lý". Trước câu hỏi việc công an tạm giữ và cùm chân người dân như vậy theo quy định nào thì ông này giải thích: "Chúng tôi phải truy xét, phải căn cứ vào việc nọ việc kia rồi báo cáo lại với 141, giữ hành chính còng chân thì vô tư, từ hôm qua đến bây giờ vẫn chưa đủ 24 tiếng".
Khi PV tiếp tục hỏi đây là vi phạm hành chính hay hình sự và việc cùm chân có cần thiết, lãnh đạo Công an P.Yên Phụ, nói: "Chúng tôi chưa làm rõ nhưng người này có mang theo dao tông. Bây giờ thành phố thành lập 141 để chống lại đối tượng nguy hiểm, các đối tượng mang dao mang kiếm ngoài đường, anh hiểu không?".
Trao đổi với Thanh Niên, luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM, cho rằng: "Theo quy định pháp luật, công an phường có quyền tạm giữ người trong vòng 24 tiếng, trong trường hợp phức tạp là 48 tiếng. Biện pháp tạm giữ người được áp dụng khi có dấu hiệu bỏ trốn. Đối với trường hợp này đi bán hoa, cây cảnh có nghề nghiệp, địa chỉ rõ ràng, có phương tiện. Hơn nữa đã là bán hoa cây cảnh thì ai chẳng có dao kéo để cắt. Nhìn ai cũng giống như ăn cướp như vậy sẽ tạo bức xúc cho người dân. Việc xác minh nhân thân quá đơn giản nhưng sao lại xử lý phức tạp cứng nhắc như vậy".
Thả người nhưng giữ phương tiện và giấy tờ
Đến 17 giờ chiều qua, sau khi PV Thanh Niên liên lạc với lãnh đạo Công an P.Yên Phụ, anh Ngọc đã được tháo cùm chân, cho về. Tuy nhiên, Công an P.Yên Phụ vẫn tạm giữ giấy tờ xe, CMND, bằng lái, đăng ký xe của anh Ngọc và hẹn ngày 24.12 đến làm việc. Tiếp xúc với PV, anh Ngọc cho biết phải thuê phòng nghỉ tại P.Yên Phụ. Cũng vì toàn bộ giấy tờ tùy thân bị tạm giữ nên anh phải dùng giấy tạm giữ phương tiện chủ khách sạn mới cho nghỉ.
Theo anh Ngọc, vào thời điểm lực lượng 141 ra hiệu lệnh dừng xe kiểm tra, tài xế điều khiển xe đi đúng luật. Chiếc xe đầy đủ giấy tờ chính chủ. Sau khi bị lực lượng 141 bàn giao về P.Yên Phụ, anh Ngọc và tài xế bị công an phường này yêu cầu tháo thắt lưng và khám xét, lục soát khắp người. Dù chưa hiểu mình bị bắt giữ vì hành vi gì nhưng theo anh Ngọc, một cán bộ P.Yên Phụ cho rằng, chiếc xe của anh có thể bị tạm giữ 30 ngày.
Theo TNO
Người đàn ông "nghiện" lập kỷ lục Việt Nam Người đàn ông bị "nghiện" kỷ lục Việt Nam là anh Nguyễn Hoàng Nguyên - chủ nhân cặp rồng gáo dừa ở Tiền Giang. Sau khi có tác phẩm được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam "ghi tên" anh Nguyên "hăng máu" làm tiếp nhiều tác phẩm để lập kỷ lục. Anh Nguyễn Hoàng Nguyên (ấp Bình Đức, xã Bình Phú, huyện...