Dân khốn khổ vì dự án cải tạo tỉnh lộ 438B
Sau gần ba năm khởi công, dự án cải tạo TL438B từ xã Khoan Dụ đi xã An Bình, huyện Lạc Thủy vẫn trong tình trạng ngổn ngang.
Việc đi lại của người dân gặp rất nhiều khó khăn khi tuyến tỉnh lộ 438B thi công dang dở
Tỉnh lộ 438B dài hơn 24km nối liền các xã với trung tâm huyện Lạc Thủy (Hòa Bình) và huyện Nho Quan (Ninh Bình). Nhưng sau gần ba năm khởi công, dự án cải tạo TL438B từ xã Khoan Dụ đi xã An Bình, huyện Lạc Thủy vẫn trong tình trạng ngổn ngang.
Ngày 15/6, có mặt trên tuyến đường này, PV Báo Giao thông ghi nhận, cả tuyến đường đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Do đơn vị thi công xây dựng mặt cống và mương thoát nước làm cao hơn mặt đường nên khu vực này thường xuyên bị ngập úng mỗi khi trời mưa, mặt đường bị nước xoáy mòn, bong tróc, đá nổi lởm chởm, nhiều nơi bị lún sâu tạo thành các ổ voi, ổ gà gây mất ATGT và ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của người dân địa phương.
Đặc biệt, đoạn đường dài gần 6km qua xã An Bình đã bị xuống cấp rất nghiêm trọng, mặt đường nhiều nơi chỉ còn bùn và đất, ngày nắng thì bụi, ngày mưa thì lầy lội. Nhiều đoạn đường xuất hiện các hố sâu, mỗi khi trời mưa nước ngập hầu như không thể đi qua.
Anh Đặng Anh Tuấn (37 tuổi, trú tại thôn Chợ Đập, xã An Bình) cho biết: “Đường này xuống cấp từ lâu rồi, mưa thì ngập rất sâu, nắng thì bụi vô cùng, đi lại rất khó khăn, nhiều học sinh, người dân đi qua đây bị ngã. Nếu chưa thể cải tạo lâu dài thì mong các cơ quan chức năng có biện pháp tạm thời, đổ đá, mạt để người dân tham gia giao thông được an toàn”.
Chị Đinh Thị Luyến (32 tuổi, trú tại thôn Chợ Đập, xã An Bình) bức xúc nói: “Đường khó đi lắm, trời mưa đường lầy lội kinh khủng, trời nắng thì bụi mù chẳng buôn bán làm ăn được gì”.
Trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Bùi Xuân Hoa, Chủ tịch UBND xã An Bình cho biết, UBND xã được thông báo là HĐND tỉnh quyết định giãn hoãn tiến độ dự án này đến năm 2020. Xã đã nhiều lần kiến nghị đẩy nhanh tiến độ thi công đoạn đường này, trong kế hoạch năm nay xã về đích nông thôn mới, nhưng đường như thế này thì tiêu chí về giao thông không đảm bảo.
“Đoạn đường qua xã dài gần 6km, từ năm 2018 đơn vị nhà thầu đã dừng thi công. Trước kia đường không xấu như thế này, nhưng sau khi đơn vị thi công xây dựng rãnh thoát nước cao hơn lòng đường, nước không thoát được tạo thành những vũng lớn làm cho đường ngày càng bị xuống cấp. Đường xấu khiến đời sống sinh hoạt, phát triển kinh tế của người dân rất khó khăn”, ông Hoa cho biết.
Theo tìm hiểu của PV Báo Giao thông, dự án cải tạo, nâng cấp TL438B khởi công ngày 15/11/2016, thời gian thực hiện hợp đồng là 42 tháng. Dự án này do Sở GTVT Hòa Bình, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Hòa Bình làm chủ đầu tư, nhà thầu là liên doanh Công ty CP TNHH Thành Tiến và Công ty CP Đầu tư và xây dựng Huy Hà.
Ông Nguyễn Mạnh Tuấn, Phó giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Hòa Bình cho biết: “Hiện tại, tính cả chi phí giải phóng mặt bằng của dự án thì đã giải ngân được khoảng 40 tỷ đồng, dự kiến từ nay đến năm 2020 sẽ giải ngân thêm 40 tỷ đồng nữa. Dự án không chậm tiến độ vì đã được cho phép dừng giãn hoãn tiến độ, chúng tôi đang lập báo cáo để xin UBND tỉnh để cho phép dừng kỹ thuật ở điểm nào”.
Video đang HOT
“Việc đảm bảo giao thông trong khi thi công thì đường cứ mưa là ngập, sau mỗi đợt mưa chúng tôi sẽ cho máy móc san gạt lại. Mục tiêu phấn đấu sẽ hoàn chỉnh hai cầu đang thi công dang dở và những vị trí cống rãnh hai bên tuyến đường”, ông Tuấn cho biết thêm.
Theo Baogiaothong
Công ty Môi trường công nghệ cao Hòa Bình nỗ lực giải bài toán xử lý chất thải nguy hại
Một nhà máy vừa được Bộ TN&MT cấp phép xử lý chất thải nguy hại góp phần giải bài toán bảo vệ môi trường ở tỉnh Hòa Bình nhưng lại đang có thông tin hoạt động này làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Thực hư câu chuyện này thế nào, mời quý vị xem bài viết sau.
Thời gian gần đây, chât thai nguy hai đang co xu hương gia tăng về số lượng, thành phần, chủng loại và tao ra sưc ep không nhỏ đôi vơi công tac quản lý, bảo vệ môi trường.
Nắm bắt được xu hướng đó, Công ty cổ phần Môi trường Công nghệ cao Hòa Bình đã đầu tư hệ thống máy móc đồng bộ, ứng dụng khoa học công nghệ cao trong xử lý chất thải nguy hại, góp phần giải quyết nhu cầu xử lý chất thải trên địa bàn tỉnh Hòa Bình và một số tỉnh, thành lân cận.
Đến tháng 8/2018, qua quy trình kiểm duyệt chặt chẽ, Bộ Tài nguyên và môi trường đã cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại cho Công ty cổ phần Môi trường Công nghệ cao Hòa Bình có địa chỉ tại thôn Đồng Phú, xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình với nhiều nội dung được phép như: hệ thống đốt rác thải công nghiệp; hệ thống xử lý nước thải và chất thải lỏng; hệ thống tái chế dung môi, tái chế dầu thải; hệ thống phá dỡ ác quy, chất thải điện tử...
Hoạt động đến nay chưa được 1 năm, nhà máy mới chỉ thực hiện 15% công suất, đảm bảo quy trình rất chặt chẽ.
Thế nhưng, một số người dân lại cho rằng Công ty đang làm ảnh hưởng đến môi trường và đời sống của nhân dân trong vùng.
Nhằm mục sở thị những phản ánh của người dân, phóng viên đã tìm đến trang trại lợn của gia đình ông Vũ Văn Đạt rộng 2,6 ha cách Công ty cổ phần Môi trường Công nghệ cao Hòa Bình khoảng 600 mét.
Tại đây, tình trạng ô nhiễm từ nhà máy không hề có, đàn lợn, ao cá của gia đình ông vẫn sống khỏe, an toàn không hề ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
Cũng ở ngay gần nhà ông Đạt, gia đình ông Bùi Khắc Cuông cũng cho biết mọi sinh hoạt và hoạt động nông nghiệp của gia đình cùng các hộ xung quanh đều ổn định.
Hàng ngày, các hộ dân còn thả trâu, vịt tại hồ nước gần đập Đồng Quèn, sát vách Công ty mà vẫn chưa thấy có điều gì bất thường xảy ra.
Nước thải sau khi xử lý qua các khâu chuyên biệt ra hồ sinh thái.
Chia sẻ với phóng viên, Ông Đinh Duy Hoạt - Bí thư chi bộ thôn Đồng Phú, xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy cho biết, xã Đồng Tâm có hai nguồn nước chính, phía Nam là nước đồi Bô, phía Bắc là đập Đồng Quèn phục vụ tưới tiêu cho diện tích cây trồng và hoa màu của nhân dân.
Ông Hoạt khẳng định " việc công ty thực hiện quy trình xử lý nước tại hồ sinh thái, rồi thải ra đập Đồng Quèn, đến nay chưa có việc gì xảy ra và chưa nhận được đơn từ nào của người dân phản ánh về việc Công ty môi trường công nghệ cao Hòa Bình xả thải làm ảnh hưởng đến môi trường. Làm gì cũng phải có cụ thể, có minh chứng rõ ràng chứ không thể nhận định cảm tính được"
Ở một diễn biến khác, Ông Nguyễn Anh Ngọc - Trưởng phòng kỹ thuật, Công ty Môi trường công nghệ cao Hòa Bình cho rằng thông tin người dân cung cấp là không có căn cứ.
Bởi vì công ty mới đi vào hoạt động nên hoạt động thu gom chất thải diễn ra khá cầm chừng, trong tầm kiểm soát.
Thêm nữa, quy trình xử lý chất thải đã được Bộ TNMT phê duyệt rất chặt chẽ, qua nhiều khâu xử lý chuyên biệt, phù hợp với từng loại nước thải, được khử trùng ở hồ kiểm chứng rồi tiếp tục được hoàn thiện nhờ vào thực vật thủy sinh ở hồ sinh thái. Sau đó mới được thải ra đập Đồng Quèn, ra môi trường tự nhiên.
Sau quá trình xử lý đảm bảo, nước được thải ra đập Đồng Quèn ra môi trường tự nhiên.
Ông Ngọc cũng cho biết: " Công ty rất bất ngờ khi người dân cho rằng nhà máy hoạt động làm ảnh hưởng đến môi trường.
Trong tháng 3/2019 vừa qua công ty mới nhận được kết quả quan trắc của cơ quan chức năng. Mọi chỉ tiêu đều đạt kết quả theo tiêu chuẩn.
Với sự đầu tư bài bản, quy mô, cho đến thời điểm hiện tại, công ty khẳng định không có chuyện chất thải sau khi xử lý ảnh hưởng đến môi trường".
Nhằm làm rõ việc có hay không Công ty cổ phần Môi trường Công nghệ cao Hòa Bình hoạt động trên địa bàn làm ảnh hưởng đến môi trường, phóng viên đã có buổi làm việc với bà Lâm Thị Kính - Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình thì được biết " Kể từ khi được phép hoạt động công ty môi trường công nghệ cao Hòa Bình có chủ động liên hệ với các cơ quan, lấy mẫu nước thải, chất thải, lấy mẫu không khí đi kiểm định.
Ngày 20/3/2019 kết quả đánh giá cho thấy các chỉ số, kết quả phân tích mẫu nước, không khí so với các quy chuẩn, quy định của Bộ TNMT đều chưa có thành phần nào vượt ngưỡng"
Bà Kính cũng cho biết qua kiểm tra ngoài thực địa thì thấy ao sen rất tốt, trâu bò, đàn vịt của bà con nhân dân cũng đang sinh sôi nảy nở, môi trường xung quanh không có gì bất thường, không hề có chuyện cá chết hay ảnh hưởng đến môi trường.
Cùng quan điểm, ông Đỗ Đức Tuyển - phó Chủ tịch UBND xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy khẳng định: " Công ty Cổ phần Môi trường Công nghệ cao Hòa Bình hoạt động từ giữa năm 2018 đến nay.
Đối với chính quyền địa phương xác định công ty hoạt động tốt, đảm bảo vệ sinh môi trường. Đăc biệt, thông tin người dân phản ánh là có cá chết và trâu bò mắc bệnh thì tôi khẳng định nội dung đó là không có".
Kết quả kiểm định mẫu nước thải tại hồ kiểm chứng trước vị trí xả thải ra hồ sinh thái đều đạt chuẩn.
Như vậy, thông tin phản ánh của người dân về việc Công ty cổ phần Môi trường Công nghệ cao Hòa Bình xả thải, gây ô nhiễm là không có căn cứ.
Tuy nhiên, bên cạnh những thông tin phản ánh của người dân thì việc phối hợp chặt chẽ từ chính quyền đến nhân dân để giám sát các hoạt động gây ô nhiễm, hoạt động xử lý chất thải là điều hết sức cần thiết.
Nếu một doanh nghiệp muốn nỗ lực xử lý chất thải nguy hại, góp phần giải bài toán bảo vệ môi trường, giúp cho nhân dân thì phải thực hiện nghiêm túc những quy định của pháp luật và biết lắng nghe những điều nhân dân góp ý, giải quyết kịp thời những vướng mắc phát sinh chính. Có như vậy sẽ thành công.
Theo PLVN
Công bố huyện thứ 4 xuất hiện dịch tả lợn châu Phi ở tỉnh Hòa Bình Huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình vừa công bố dịch tả lợn châu Phi xảy ra tại xã Thanh Nông. Đây là huyện thứ 4 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xuất hiện ổ dịch tả lợn châu Phi. Ngày 23/5, UBND huyện Lạc Thủy đã công bố xuất hiện dịch tả lợn châu Phi tại xã Thanh Nông sau khi có kết...