Dân khổ vì nhiều tuyến đường như ao, hồ, sông, suối
Nhiều tuyến đường huyết mạch, có lưu lượng xe cộ lớn tại H.Krông Pắk (Đắk Lắk) xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến giao thương, đi lại của người dân.
Từ “ổ voi” trở thành “ao”
Những năm gần đây, tuyến đường liên xã Vụ Bổn – Ea Kly (H.Krông Pắk) dài gần 5 km xuống cấp nghiêm trọng, mặt đường giăng kín “ổ trâu”, “ổ voi”, khiến các phương tiện giao thông di chuyển rất khó khăn. Vào mùa mưa, tuyến đường này trở nên nhếch nhác, lầy lội. Các “ổ voi” biến thành “ao” nước; người, xe đi qua chật vật, tìm cách tránh né hố sâu, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.
Ô tô chật vật lội qua “ao” trên tỉnh lộ 9. Ảnh HOÀNG BÌNH
Ông Đỗ Văn Giang, trú thôn Thăng Quý, xã Vụ Bổn, cho biết khoảng 10 năm nay người dân phải sống trong cảnh nắng bụi, mưa lầy vì tuyến đường này hư hỏng, xuống cấp. “Mùa mưa, đường trơn trượt, lại nhiều “ổ voi”, tội nghiệp nhất là mấy cháu học sinh đi học bị té, quần áo lấm lem. Chúng tôi thì buôn bán ế ẩm vì đường xấu, người dân ngại đi lại. Trong các buổi tiếp xúc cử tri, dân chúng tôi đã có ý kiến nhiều lần, mong muốn tuyến đường sớm sửa chữa để bà con bớt khổ mà chưa được”, ông Giang ngán ngẩm.
Ông Trần Văn Sáu, Chủ tịch UBND xã Vụ Bổn, thừa nhận tuyến đường qua trung tâm xã hư hỏng, xuống cấp từ nhiều năm nay, gây khó khăn cho việc đi lại của người dân, cũng như giao thương, phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Theo ông Sáu, việc sửa chữa, nâng cấp tuyến đường này nằm ngoài khả năng đầu tư của xã. “Vừa qua, HĐND tỉnh đã có nghị quyết bố trí kinh phí 14 tỉ đồng và HĐND H.Krông Pắk cũng dự chi 10 tỉ đồng để thực hiện nâng cấp, sửa chữa đường. Hiện ngành chức năng đang thực hiện các thủ tục đầu tư nhưng chưa biết khi nào thi công để giảm bớt khó khăn cho người dân”, ông Sáu cho hay.
Kiến nghị sửa đường gấp cho lễ hội
Cũng tại H.Krông Pắk, nhiều năm qua, tuyến tỉnh lộ 9 (đoạn qua các xã Hòa An, Hòa Tiến, Tân Tiến và TT.Phước An) nối với H.Krông Bông hư hỏng nghiêm trọng, tạo ra chi chít các hố sâu giữa đường.
Vào tháng 2.2022, UBND tỉnh Đắk Lắk đã phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu dự án cải tạo, nâng cấp tỉnh lộ 9 với hơn 20 km từ H.Krông Pắk vào H.Krông Bông, dự kiến khởi công vào quý 4 năm nay. Tuy nhiên, để phục vụ kế hoạch tổ chức Lễ hội sầu riêng H.Krông Pắk lần thứ nhất vào đầu tháng 9 tới, UBND huyện này vừa có tờ trình gửi UBND tỉnh Đắk Lắk, Sở GT-VT, Sở Tài chính đề nghị xem xét cho khắc phục, sửa chữa gấp trong tháng 8 những vị trí hư hỏng trên tỉnh lộ 9 đoạn qua TT.Phước An và các xã: Hòa An, Hòa Tiến, Tân Tiến với chiều dài khoảng 11,5 km.
Video đang HOT
Ông Đinh Xuân Diệu, Chủ tịch UBND H.Krông Pắk, cho biết tỉnh lộ 9 có mật độ phương tiện qua lại đông đúc, vào dịp lễ hội sầu riêng, lưu lượng người xe lưu thông nhiều hơn bình thường, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông tại các đoạn đường xấu, xuống cấp. “Trong lúc chờ khởi công dự án sửa chữa, nâng cấp tỉnh lộ 9 vào cuối năm, tỉnh cần quan tâm đầu tư khắc phục những hư hỏng trên tuyến đường này nhằm đảm bảo an toàn giao thông, đồng thời tạo môi trường cảnh quan, hạ tầng thuận lợi phục vụ cho lễ hội sầu riêng đầu tiên trên địa bàn tỉnh nhà”, ông Diệu nói.
Đắk Lắk: Đường mới thông xe, chưa nghiệm thu đã hỏng, nứt vá chằng chịt
Trong quá trình chờ nghiệm thu, tuyến đường bê tông trên tỉnh lộ 9, đoạn qua huyện Krông Bông, Đắk Lắk đã xuất hiện nhiều vết nứt, chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu phải khắc phục ngay.
Đường chưa kịp bàn giao đã hỏng
Theo phản ánh của người dân, dù chưa được bàn giao, nghiệm thu nhưng tuyến đường dẫn đầu cầu tại Km 20 670 thuộc tỉnh lộ 9 (hướng về huyện Krông Pắk, Đắk Lắk), do Công ty TNHH Hoài Ân (Đắk Lắk) thi công hiện đã có dấu hiệu xuống cấp, mặt đường bong tróc, xuất hiện nhiều vết nứt.
Ngày 29/10, PV Infonet đã có mặt tại tuyến đường trên để ghi nhận thực tế. Theo ghi nhận tại hiện trường, gần như toàn bộ mặt đường trên tuyến đường dẫn đầu cầu tại Km 20 670 thuộc tỉnh lộ 9 hướng về huyện Krông Pắk đã bị bong tróc, để lộ phần đá dăm lởm chởm.
Mặt đường bong tróc, lộ đá dăm lởm chởm
Ngoài ra, dọc tuyến đường này còn xuất hiện nhiều vết nứt lớn, trông rất phản cảm. Phía đơn vị thi công đã cho đổ một lớp Xika (vật liệu chống thấm - PV) lên bề mặt để xử lý bong tróc nhưng không hiệu quả. Còn tại những vết nứt, nhà thầu dùng nhựa đường để vá, nối.
Anh Mai Minh Quý, tài xế thường qua lại tuyến tỉnh lộ 9 cho hay: "Mới mấy tháng trước tôi thấy làm lễ thông đường, thông cầu. Đến nay, tôi đi lại thì thấy máy móc đào bới, sửa chữa, không rõ là do mưa gió, thiên tai hay do chất lượng kém".
Nhà thầu đang thi công lại những điểm chưa đảm bảo chất lượng.
Theo tìm hiểu của PV, tuyến đường nói trên thuộc dự án cầu Cư Păm (tại Km 21 050, tỉnh lộ 9, đoạn qua huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk), có tổng mức đầu tư 80 tỷ đồng do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Giao thông và Nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk làm chủ đầu tư.
Đơn vị thi công là liên danh các nhà thầu gồm: Công ty Đại Thiên Trường, Công ty Đại Việt, Công ty TNHH Hoài Ân.
Dự án này được khởi công đầu năm 2020, đến đầu tháng 6/2021 đã được cho phép thông xe nhưng chưa nghiệm thu, bàn giao.
Không đảm bảo sẽ phải làm lại
Ông Phan Xuân Bách, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk thông tin, gói thầu đường dẫn đầu cầu tại Km 20 670 (hướng về huyện Krông Pắk), do Công ty TNHH Hoài Ân (Đắk Lắk) thi công có giá trị hợp đồng hơn 12 tỷ đồng. Đến nay, công trình vẫn chưa được nghiệm thu, bàn giao.
Ông Bách cho hay, đoạn đường xuất hiện các điểm hư hỏng được thi công trước khi làm cầu nên xe cộ đi lại nhiều. Do mưa gió, lượng xe di chuyển qua lại nhiều nên các điểm trét nhựa đường ở các khe co giãn giữa các tấm bê tông bị hở, bị thấm nước xuống nền, chưa đảm bảo chất lượng công trình giao thông.
"Khi đến kiểm tra, tôi đã phát hiện công trình chưa đảm bảo nên yêu cầu nhà thầu xử lý lại. Đối với việc mặt đường bong tróc, hiện nhà thầu đang thử nghiệm bằng Xika. Tuy nhiên, nếu không hiệu quả, chúng tôi sẽ tiếp tục yêu cầu nhà thầu làm lại", ông Bách chia sẻ.
Theo ông Phan Xuân Bách, việc một số hạng mục tại dự án chưa đảm bảo sẽ gây lãng phí xã hội, khi không phát huy kịp thời hiệu quả của dự án.
Nhiều vị trí mặt đường bị bong tróc, các khe hở chưa đảm bảo.
Được biết, năm 1979, cầu Cư Păm (hay còn gọi là cầu chữ V) bắc qua sông Krông Na, nối giữa hai xã Hòa Tân và Khuê Ngọc Điền (huyện Krông Bông) được xây dựng, có chiều dài 80m, phục vụ việc giao thương, đi lại của hàng nghìn hộ dân trong và ngoài huyện.
Cuối năm 2016, do ảnh hưởng của mưa lũ, cây cầu này bị hư hỏng, xuống cấm trầm trọng. Chính quyền địa phương cũng như người dân các huyện Krông Bông, Krông Pắk luôn mong ngóng được xây dựng cầu mới, phục vụ giao thương, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, đồng thời đảm bảo an toàn cho người dân khi lưu thông.
Đến nay, cầu Cư Păm mới được xây dựng cách cầu cũ khoảng 60m; quy mô thiết kế vĩnh cửu với 5 nhịp đã hoàn thành. Tuy nhiên, khi chứng kiến các hạng mục trong dự án có dấu hiệu xuống cấp sớm, bà con không khỏi lo ngại, đặt dấu hỏi về chất lượng công trình liệu có đảm bảo an toàn giao thông lâu dài sau khi chính thức được nghiệm thu, đưa vào sử dụng.
Những vết nứt lớn ngang mặt đường.
Việc xử lý các vết nứt nếu không đảm bảo chất lượng, không an toàn cho các phương tiện lưu thông sẽ không được chủ đầu tư nghiệm thu.
Về mặt chất lượng công trình, ông Bách cho rằng, khi nghiệm thu đánh giá, bàn giao dự án sẽ có đoàn của Sở Giao thông Vận tải tỉnh Đắk Lắk và các đơn vị quản lý, khai thác tuyến kiểm tra, thẩm định. Do đó, nếu nhà thầu thi công công trình không đảm bảo chất lượng thì Ban không đồng ý và chắc chắc các đơn vị khác sẽ ý kiến, không chấp nhận.
Vì sao đoạn đường cạnh loạt dự án chung cư lầy lội suốt 10 năm? UBND phường Định Công (quận Hoàng Mai, Hà Nội) nhiều lần đốc thúc chủ đầu tư hoàn thiện đường Nguyễn Cảnh Dị nhưng phía doanh nghiệp không có động thái suốt nhiều năm. Liên quan đến phản ánh của Zing về tình trạng đường Nguyễn Cảnh Dị (phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội) xuống cấp nghiêm trọng, ông Đặng Xuân Chiến,...