Dân Khe Sanh ngửa cổ cầu mưa
Những ngày này, người dân tại TT. Khe Sanh và các xã lân cận như Tân Liên, Tập Hợp, Tân Long, Tân Lập, cùng thuộc H. Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị đang quay quắt tìm nguồn nước sinh hoạt vì nước máy liên tục bị cắt.
Hồ Khe Sanh cạn nước, nứt nẻ – Ảnh: Nguyễn Phúc
Tình trạng hạn hán đáng báo động tại các địa phương khi gần 6 tháng qua không có một trận mưa lớn nào đáng kể. Hầu kết các ao hồ, suối khe đều trơ đáy. Nhu cầu về nước để sản xuất nông nghiệp tạm thời gác lại để dành cho nhu cầu nước sinh hoạt của dân nhưng vẫn không đảm bảo.
Hiện, việc nước máy bị cắt diễn ra rất thường xuyên suốt 1 tháng qua. Theo người dân, họ thường bị cắt nước từ 2 đến 3 ngày liên tục, nhiều lúc còn không được thông báo trước, đời sống bị đảo lộn.
Nước máy bị cắt, người dân TT.Khe Sanh đi mua nước tại các nhà có giếng khoan về sử dụng – Ảnh: Nguyễn Phúc
Để có nước sinh hoạt người dân đành phải đi mua nước bên ngoài về trữ với giá cao hoặc… khoan giếng. “Tôi sống ở Khe Sanh này đã 20 năm qua, chưa bao giờ lâm vào tình cảnh này. Nắng nóng mà còn mất nước, không ai chịu nổi”, ông Lê Cơ, trú TT. Khe Sanh thở dài.
Trao đổi với Thanh Niên Online, ông Nguyễn Hữu Thiện, Giám đốc xí nghiệp cấp nước Khe Sanh thừa nhận việc xí nghiệp hiện không thể đảm bảo nước sinh hoạt cho 3.450 hộ dân có hợp đồng mua nước trên địa bàn.
Video đang HOT
Nước những ngày này rất quý giá ở H.Hướng Hóa – Ảnh: Nguyễn Phúc
Nguyên nhân, theo ông Thiện là do nguồn nước tại đập Đại Thủy đã khô kiệt, nên các máy bơm của xí nghiệp chỉ hoạt động vài tiếng mỗi ngày (trong khi công suất máy là 3.000 m3/ ngày đêm). Cực chẳng đã, xí nghiệp phải thực hiện việc phân vùng, cấp nước luân phiên theo giờ, nơi này có nước hôm nay trong vài giờ thì phải chờ đến 2, 3 ngày sau nước mới có lại.
“Chúng tôi rất muốn bán nước, phục vụ bà con đấy chứ, nhưng vấn đề là không có nước mà bán. Giờ nói thật chỉ cầu trời mưa”, ông Thiện nói.
Người dân mua nhiều chậu nhựa để tích nước – Ảnh: Nguyễn Phúc
Khu vực đập Đại Thủy, nguồn nước của xí nghiệp cấp nước khe sanh cạn nước – Ảnh: Nguyễn Phúc
Nguyễn Phúc
Theo Thanhnien
Ninh Thuận cạn kiệt nước, Chính phủ lo cứu đói
Trước dự báo hạn hán tại Ninh Thuận còn kéo dài tới 4 đến 5 tháng nữa, trong khi các hồ chứa nước cũng đã cạn kiệt và sản xuất nông nghiệp phải ngừng lại, Thủ tướng đã đích thân vào làm việc với tỉnh Ninh Thuận để tìm biện pháp xử lý...
Ngày 13/4/2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đoàn công tác của Chính phủ đã đi kiểm tra tình hình khô hạn, việc triển khai nhiệm vụ chống hạn tại tỉnh Ninh Thuận và làm việc với lãnh đạo chủ chốt của tỉnh.
Thủ tướng: Nhiệm vụ hàng đầu là cung cấp đủ gạo, đủ nước sinh hoạt cho bà con
Cạn kiệt nước, ngừng sản xuất nông nghiệp
Tại Ninh Thuận, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng Đoàn công tác đã đi kiểm tra công tác chống hạn ở huyện Bác Ái và huyện Ninh Hải. Tại thôn Đồng Dầy, xã Phước Trung, huyện Bác Ái, Thủ tướng đã chứng kiến những điểm cấp nước sinh hoạt cho nhân dân từ xe téc. Đây là một trong những địa bàn chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do khô hạn và thiếu nước trong nhiều tuần qua và dự báo còn kéo dài tới 4 đến 5 tháng nữa. Các hồ chứa nước cũng đã cạn kiệt và sản xuất nông nghiệp phải ngừng lại. Tại trụ sở UBND xã Phước Trung, huyện Bác Ái, người dân cũng đã phản ánh những khó khăn về nước sinh hoạt và lương thực do mất mùa.
Nói chuyện với bà con nơi đây, người đứng đầu Chính phủ đã đã chia sẻ với những khó khăn của người dân đồng thời cho biết Chính phủ sẽ tiếp tục hỗ trợ gạo cho bà con, đảm bảo người dân không thiếu lương thực. Về lâu dài, Chính phủ sẽ tiếp tục ưu tiên đầu tư xây dựng thêm các hồ chứa nước và hệ thống thủy lợi để đảm bảo nguồn nước cho sinh hoạt và đời sống.
Thủ tướng cũng yêu cầu chính quyền các cấp phải đảm bảo người dân không được thiếu nước sinh hoạt và lương thực; phải cung cấp đủ gạo và đến tận tay người dân; hết sức chú ý phòng, chống dịch bệnh và có phương án đảm bảo nguồn nước và thức ăn cho đàn gia súc. "Đây là nhiệm vụ hàng đầu lúc này" Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu.
Tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận, Chủ tịch UBND tỉnh Lưu Xuân Vĩnh cho biết do ảnh hưởng của hiện tượng El-Nino, từ vụ Hè Thu năm 2014 đến nay lượng mưa trên địa bàn tỉnh đạt thấp hơn mức trung bình nhiều năm qua và hầu như không có mưa. Dòng chảy trên các sông, suối đã cạn kiệt; tình hình hạn hán, thiếu nước đang xảy ra nghiêm trọng và hết sức ngay gắt.
Tính đến ngày 9/4/2015, tổng dung tích 20 hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh hiện còn 20,37 triệu m3 trên tổng số 192,21 triệu m3 theo dung tích thiết kế (chiếm 10,6%). Dự báo thời gian tới tình hình thiếu nước sẽ rất nghiêm trọng, nhất là sự thiếu hụt nguồn nước để sản xuất, nước để sinh hoạt cho người dân và nước uống cho gia súc. Nếu trong tháng 4/2015 không có mưa thì đối tượng cần hỗ trợ cấp nước sinh hoạt tiếp tục tăng lên khoảng 4.229 hộ/16.636 khẩu; nếu đến tháng 9/2015 vẫn không có mưa thì đối tượng cần hỗ trợ lên đến 8.293 hộ/35.152 khẩu.
"Việc thiếu nước sẽ làm thiệt hại cây trồng, người dân phải ngừng sản xuất, gia súc thiếu nước uống, đất đai bị sa mạc hóa, đời sống nhân dân vốn khó khăn lại càng khó khăn hơn, nguy cơ tái nghèo là rất cao; dịch bệnh có thể bùng phát bất cứ lúc nào" Chủ tịch tỉnh Ninh Thuận Lưu Xuân Vĩnh báo cáo.
Chủ tịch tỉnh Ninh Thuận cũng cho biết, lúc này tỉnh xác định công tác chống hạn là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu và đang tập trung chỉ đạo triển khai thực các biện pháp cấp bách để bảo đảm phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân.
2000 tấn gạo cứu đói
Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hết sức quan tâm, lo lắng về tình hình khô hạn ở Ninh Thuận và các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và đã cử Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo. "Thay mặt Chính phủ, tôi hết sức chia sẻ với Đảng bộ, chính quyền, quân dân trong tỉnh về tình hình khô hạn đang gây khó khăn, thiệt hại lớn cho sản xuất và đời sống của nhân dân" Thủ tướng phát biểu.
Trước tình hình khô hạn còn kéo dài, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu lãnh đạo tỉnh tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ chống hạn. Trước hết là không để thiếu nước sinh hoạt cho nhân dân. Hai là rà soát, nắm sát số hộ nghèo, khó khăn, thiếu lương thực để cung cấp đầy đủ, đến tận tay người dân. Ba là có kế hoạch về phòng, chống dịch bệnh. Bốn là có phương án bảo vệ sản xuất, giảm thấp nhất thiệt hại về sản xuất, nhất là cây trồng và đàn gia súc của người dân. Năm là tập trung phòng chống cháy rừng và cuối cùng là tính toán chuẩn bị cho vụ sản xuất tiếp theo với cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện thời tiết.
"Làm sao ít thiệt hại nhất, làm sao cho đồng bào ít khó khăn nhất. Trung ương sẽ bảo đảm về lương thực. Trách nhiệm của tỉnh, huyện, xã là đưa đến đúng địa chỉ và không để người dân nào bị đói" Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu và cho biết Chính phủ, các Bộ sẽ tiếp tục có các hỗ trợ cần thiết để Ninh Thuận vượt qua khó khăn.
Theo đó, Chính phủ đồng ý về nguyên tắc hỗ trợ 2.000 tấn gạo cứu đói cho 66.130 khẩu/15.017 hộ. Hỗ trợ số kinh phí còn lại là 132 tỷ cho công tác chống hạn để thực hiện đấu nối, mở rộng hệ thống cấp nước, mở rộng cửa lấy nước, kênh dẫn nước; mua và vận chuyển nước sinh hoạt cho dân; nạo vét kênh mương, đào ao, giếng chống hạn. Hỗ trợ kinh phí đẩy nhanh thi công dự án hồ Tân Mỹ và triển khai đầu tư các dự án hồ đập giữ nước Sông Than, Kiền Kiền, Đa Mây trong giai đoạn 2015 2020.
Bên cạnh nhiệm vụ cấp bách trước mắt là chống hạn và lo đời sống cho nhân dân, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu trong quá trình tiến hành đại hội Đảng bộ các cấp, tỉnh, huyện, xã cần thảo luận kỹ lưỡng và đưa ra các định hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế xã hội, giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân thời gian tới trong điều kiện phải phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của địa phương cũng như bối cảnh phát triển sản xuất trong điều kiện hết sức khắc nghiệt về khí hậu, thời tiết của Ninh Thuận.
Thủ tướng dẫn chứng những mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả ngay trong điều kiện nắng nóng, thiếu nước của Ninh Thuận như trồng táo, nho, ớt, chăn nuôi bò, dê, cừu, hay trồng cỏ phục vụ chăn nuôi gia súc, trồng bông, sản xuất tôm giống, sản xuất muối công nghiệp .v.v. và cho rằng chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp, cơ cấu cây trồng vật nuôi là một yêu cầu thực tế và cũng là cách để Ninh Thuận nhanh chóng thoát nghèo, thậm chí làm giầu.
"Ninh Thuận không có cách nào khác là phải đi lên từ chính tiềm năng, lợi thế đất đai, khí hậu của mình. Cái gì cũng có hai mặt khó khăn và thuận lợi. Vấn đề là biến khó khăn, thách thức thành cơ hội. Chúng ta có thể làm giầu ngay trên mảnh đất khó khăn này." Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu.
Mỹ Hạnh
Theo_VnMedia
Người Hà Nội khốn khổ vì nước chảy nhỏ giọt Nước sạch đã về sau chuỗi ngày mất nước liên tục. Tuy nhiên, đến hôm nay, 16.5, nhiều hộ gia đình ở Hà Nội vẫn khốn khổ vì cảnh nước chảy nhỏ giọt. Khảo sát của phóng viên Thanh Niên Online, những khu vực mất nước tại phường Quán Thánh (quận Ba Đình); khu Minh Khai (quận Hai Bà Trưng); một số khu...