Dân hốt hoảng vì tin đồn vỡ đập lớn nhất Bình Định
Sáng 17/11, nhiều bà con sinh sống trên địa bàn phường Bình Định (thị xã An Nhơn) nháo nhào vì tin đồn vỡ đập Định Bình (huyện Vĩnh Thạnh).
Xác minh nguồn tin gây xôn xao dư luận, chúng tôi đã liên lạc với đại diện Công ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi Bình Định. Theo ông Nguyễn Trọng Phủ, Phó giám đốc Công ty, đây là thông tin đồn nhảm.
Hiện, công ty đã điều tiết nước qua tràn với lưu lượng 500m3/s; hồ đã tích được 175 triệu m3/220 triệu m3.
Triển khai công tác cứu hộ trên địa bàn tỉnh.
Ông Phủ khẳng định, hồ Định Bình (huyện Vĩnh Thạnh) vẫn đang hoạt động an toàn.
Liên quan đến tình hình mưa lũ, mấy ngày qua người dân Bình Định đã phải nhiều rất nhiều tổn thất về người và tài sản.
Tính đến 16h ngày 17/11, mưa lũ đã làm 16 người chết và 1 người bị mất tích; 6 nhà bị sập, 84 nhà và 158 phòng học bị hư hỏng; 95ha lúa, 189ha mì, 76ha mía bị mất trắng; 247ha keo lai bị hư hỏng; 1.500 cây lau năm bị ngã đổ; 1.345 con trâu bò, heo chết; hơn 32.000 con gia cầm chết; 6 hồ chứa nước bị xói lở đập; 6.370m đê sông vỡ, sạt lở với khối lượng là 9.330m3;…
Video đang HOT
Giúp đỡ đồng bào vùng lũ tại địa bàn 2 huyện Tuy Phước và Tây Sơn, Bình Định.
Bên cạnh đó, mưa lũ cũng khiến hơn 40km đường giao thông bị vỡ, sạt lở với khối lượng gần 19.000m3; 10 cầu cống bị phá hủy, cuốn trôi; 30 cầu cống bị hư hỏng; 01 phương tiện giao thông bị lũ cuốn trôi; 7 cột điện hạ thế bị ngã, đổ.
Mưa lũ làm hệ thống đường ĐT637 (Vườn Xoài – Vĩnh Sơn) đoạn qua cầu tràn Suối Xem ngập 0,7m; đường ĐT 638 (Diêu Trì – Mục Thịnh) đoạn qua Canh Hiển bị ngập hoàn toàn, đứt cầu Suối Muồng; đường ven biển ĐT 639 (Nhơn Hội – Tam Quan) nhiều đoạn ngập từ 0,75m đến 1,3m, nhiều đoạn sạt lở lề đường và mái taluy đường.
Đường phía Tây (ĐT639B) đoạn từ Bồng Sơn đi Chương Hòa bị ngập trên 0,5m gây ách tắc giao thông. Đoạn đường ĐT633 (Chợ Gồm – Đề Gi) ngập đoạn Km 12 500 Km13. Đường ĐT 629 (Bồng Sơn – An Lão) nhiều đoạn ngập sâu gần 2m nước.
Mưa lũ làm gần như toàn bộ hệ thống đê Đông bị ngập (42/47km), trung bình 0,5m, chỗ sâu nhất 1m. Riêng kho lúa giống của Trung tâm giống cây trồng tỉnh bị ngập hỏng 200 tấn lúa lai, 300 tấn lúa thuần. Giống dự trữ của các địa phương 500 tấn lúa thuần bị hư hỏng. Tổng thiệt hại ước tính 1.813,3 tỷ đồng.
Theo Vietnamnet
Miền Trung vẫn chìm trong lũ, 31 người chết
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, lũ các sông từ Quảng Ngãi đến Bình Định lên lại; các sông từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Nam và Phú Yên đang xuống chậm và còn ở mức từ báo động 1 đến báo động 2, một số nơi trên báo động 2.
Nhiều nơi ở miền Trung vẫn còn ngập nặng
Lũ các sông từ Quảng Ngãi đến Bình Định tiếp tục lên; các sông từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Nam và Phú Yên tiếp tục xuống chậm.
Đến trưa, chiều 17-11, lũ các sông từ Quảng Ngãi đến Bình Định sẽ đạt đỉnh, riêng sông Kôn tại Thạch Hòa đạt đỉnh vào tối nay.
Hội An: nước rút chậm
Trong khi đó, từ giữa khuya đến sáng 17-11, lũ ở TP Hội An (Quảng Nam) bắt đầu xuống chậm. Dù vậy, nhiều nơi ở phố cổ vẫn còn chìm ngập trong biển nước.
Tại một số tuyến đường trong phố cổ như: Trần Phú, Lê Lợi, Nguyễn Thái Học, nước đã rút gần hết. Riêng 2 tuyến đường nằm ven sông Hoài là Bạch Đằng và Nguyễn Thị Minh Khai, nước vẫn còn ngập lênh láng.
Cụ thể, đoạn đường Bạch Đằng gần chợ Hội An, nước còn ngập sâu đến 1,5m khiến khu chợ chưa thể hoạt động trở lại. Nhiều hộ dân ngụ trên đường Nguyễn Thị Minh Khai vẫn phải bì bõm lội nước ra bên ngoài bởi mực nước còn cao xấp xỉ ngang đầu gối.
"Lũ bắt đầu rút chậm kể từ 12g tối hôm qua. Đến bây giờ nước chỉ còn ngấp nghé ở bậc thang cấp ngoài hiên. 4 năm kể từ năm 2009, người dân trong phố cổ mới hứng chịu trận lũ lớn đến vậy. Lũ lên nhanh khiến nhiều hộ kinh doanh quà lưu niệm không kịp trở tay, hàng hóa bị ngấm nước", chị Nguyễn Thị Ngọc Châu, ngụ trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, cho biết.
Trong sáng 17-11, Công ty môi trường thành phố Hội An cử lực lượng xuống khu vực cầu An Hội phối hợp với người dân sinh sống gần Chùa Cầu tiến hành thu gom lục bình, rác rưới. Cả tấn lục bình theo con nước lũ từ thượng nguồn trôi dạt về bủa vây trên mặt nước sông Hoài, sau đó ứ đọng tại cầu An Hội.
Một chiếc xe múc loại lớn đã được điều động đến chuyên chở nhằm nhanh chóng làm sạch dòng sông, khơi thông dòng chảy.
Còn ở khối An Hội (phường Minh An), đến 9g30 sáng nay vẫn chưa thoát khỏi cảnh ngập nặng. Tại nhiều điểm ngập sâu 1,5m. Các hộ dân đi sơ tán lũ đến thời điểm này mới quay trở về nhà dọn dẹp nhà cửa, tống khứ rác thải ứ đọng suốt 2 ngày qua.
34 người chết, mất tích
Theo Văn phòng Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn, theo thống kê sơ bộ, tính đến 7g sáng 17-11, mưa lũ đã làm 31 người chết (Bình Định 13 người, Quảng Ngãi 13 người, Quảng Nam 2 người, Phú Yên 1 người, Gia Lai 1 người, Kon Tum 1 người); 2 người mất tích tại Quảng Nam và Gia Lai do lũ cuốn trôi; 3 người bị thương ở Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định.
Theo Trung tâm phòng chống lụt bão khu vực miền Trung - Tây nguyên hồ chứa vừa và lớn các tỉnh Tây Nguyên (từ Kon Tum đến Đắk Nông): Các hồ đang vận hành bình thường. Dung tích hồ đang ở mức cao, nhiều hồ đã đầy nước.
Hiện ở Quảng Nam, các huyện Điện Bàn, Đại Lộc, Duy Xuyên và TP Hội An ngập trên diện rộng. Hiện vùng ngập đã giảm khá, còn ngập những vùng thấp trũng hạ du sông Thu Bồn.
Quảng Ngãi hiện hơn 40 xã tại lưu vực các sông: Sông Vệ, Trà Khúc, Trà Câu, Trà Bồng trên địa bàn các huyện: Nghĩa Hành, Mộ Đức, Tư Nghĩa, Sơn Tịnh, thành phố Quảng Ngãi, Đức Phổ, Bình Sơn đã bị ngập sâu, nhiều địa phương bị cô lập.
Hiện tại hạ du sông Vệ, sông Trà Câu còn ngập, các khu vực khác giao thông đã trở lại bình thường.
Bình Định đang bị ngập trên diện rộng. Toàn tỉnh có 98.094 nhà (trên 41 xã/10 huyện) bị ngập.
Theo Tuổi trẻ
Người dân miền Trung khốn khổ vì lũ rút chậm Nước lũ đang xuống nhưng với tốc độ rất chậm. Nhiều nơi như vùng "rốn lũ" huyện Đại Lộc (Quảng Nam) vẫn chìm trong nước, giao thông bị chia cắt. Sáng 17.11, PV đã tiếp cận được những khu vực bị ngập nặng phía bắc Quảng Nam sau một ngày bị nước lũ cô lập. Tuy nhiên, để vào đến thị trấn Ái...