Dân Hà Nội đang ăn chôm chôm đắt gấp 8 lần
Giá bán tại các nhà vườn hiện khoảng 5.000 đồng/kg với chôm chôm thường, còn chôm chôm nhãn giá cũng chỉ 15.000 đồng/kg, song, ra đến Hà Nội, chôm chôm được dân buôn bán với giá đắt gấp 6-8 lần.
Ra đến Hà Nội, thanh long ruột đỏ đắt gấp 30 lần
Gần đây, các nhà vườn trồng chôm chôm ở Đồng Nai liên tục than thở vì giá chôm chôm giảm chỉ còn một nửa so với đầu mùa. Cụ thể, chôm chôm thường (chôm chôm tróc) giá thu mua tại các vườn ở huyện Thống Nhất, Trảng Bom, Định Quán,… chỉ còn 5.000 đồng/kg, chôm chôm nhãn giá ở mức 15.000-17.000 đồng/kg.
Ở thủ phủ chôm chôm lớn nhất nước, với diện tích khoảng 11.000 ha này, nhiều nhà vườn đang phải chặt bỏ để trồng chôm chôm Thái.
Trái ngược cảnh đó, tại thị trường Hà Nội, giá chôm chôm thường và chôm chôm nhãn luôn cao ngất ngưởng.
Chôm chôm nhãn ở Hà Nội được bán với giá 80.000-90.000 đồng/kg.
Cụ thể, ghi nhận tại chợ Nghĩa Tân (Cầu Giấy), chợ Bưởi,… giá chôm chôm thường ở mức 40.000 đồng/kg, cao gấp 8 lần giá chôm chôm mà các thương lái thu mua tại vườn. Còn giá chôm chôm nhãn là 80.000-90.000 đồng/kg, cao gấp khoảng 6 lần giá thu mua tại vườn.
Bà Lê Ngọc Vân, tiểu thương bán hoa quả tại chợ Nghĩa Tân, cho biết, khoảng chục ngày nay chôm chôm ở các tỉnh miền Nam đang vào vụ thu hoạch rộ, hàng nhiều nên giá bán đã hạ bớt một chút.
Video đang HOT
Đầu mùa, hàng hiếm, giá chôm chôm nhãn luôn ở mức 100.000-110.000 đồng/kg, còn chôm chôm tróc cũng được bán với giá 60.000 đồng/kg.
Tương tự, tại các tuyến đường ở Hà Nội, các xe hàng rong đang bán loại chôm chôm thường ở mức giá 40.000 đồng/kg (loại cành), 30.000 đồng/kg (loại rời – tức bị rụng).
Đề cập tới vấn đề vì sao giá chôm chôm từ miền Nam ra đến Hà Nội lại bị đội giá lên gấp 6-8 lần, ông Nguyễn Văn Trung, người có gần 30 năm kinh nghiệm buôn hoa quả tại chợ đầu mối Long Biên (Hà Nội), chia sẻ, không chỉ riêng gì mặt hàng chôm chôm mà hầu hết các loại hoa quả Việt Nam giá bán lẻ tới tay người tiêu dùng đều đắt hơn gấp nhiều lần so với giá thu mua tại nhà vườn.
Với giá bán hiện tại, chôm chôm ở Hà Nội đang có giá cao gấp 6-8 lần giá thu mua tại các nhà vườn ở miền Nam.
Ông Trung giải thích, từ nhà vườn đến chợ bán lẻ, các loại hoa quả trải qua quá nhiều trung gian. Qua mỗi một khâu, giá hoa quả lại đội lên một mức mới. Ví như chôm chôm, thương lái thu mua tại vườn chỉ 5.000 đồng/kg, sau đó bán lại cho trung gian thứ hai (dân buôn đánh xe ô tô tải xuống các vựa lấy hàng chở ra Hà Nội) với giá 10.000 đồng/kg. Tại chợ đầu mối ở Hà Nội, dân buôn bỏ sỉ cho các mối nhỏ ở chợ lẻ với giá 25.000 đồng/kg (lãi gấp đôi sau khi trừ hết chi phí đi đường, xăng dầu). Cuối cùng, giá bán lẻ đến tay người dân là 35.000-40.000 đồng/kg (cũng lãi gần gấp đôi giá nhập).
“Nguyên tắc lãi gấp đôi của dân buôn khiến giá chôm chôm bán tại Hà Nội cao ngất ngưởng, đắt gấp nhiều lần so với giá thu mua tại vườn”, ông Trung nói.
Thừa nhận điều này, một chuyên gia trong ngành nông nghiệp cho biết, kênh thị trường của chúng ta đang có quá nhiều trung gian: Từ nông dân đến thương lái cấp 1, thương lái cấp 2, đến chế biến,… Chính vì tiếp cận thị trường trải qua mấy tầng lớp trung gian nên giá trái cây mới đội lên cao vậy.
Theo báo cáo mới nhất của Bộ NN-PTNT, trong tháng 7/2016, giá bán buôn một số mặt hàng trái cây mùa hè tại một số tỉnh ĐBSCL, như sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, nhãn tiêu, bơ sáp,… tại các vườn đang giảm mạnh. Trong đó, giá chôm chôm tại vườn có thời điểm rơi xuống chỉ còn từ khoảng 4.000-6.000 đồng/kg; sầu riêng hạt lép mua xô tại vườn chỉ 20.000-22.000 đồng/kg, giảm 1/3 so với thời điểm được giá nhất. Đặc biệt, giá thanh long ở Tiền Giang và Long An giảm mạnh, xuống chỉ còn 2.000-3.000 đồng/kg. Bên cạnh đó, giá thanh long xuất khẩu cũng có xu hướng giảm, thanh long ruột trắng 4.000-6.000 đồng/kg, thanh long ruột đỏ trên dưới 10.000 đồng/kg. Nguyên nhân chủ yếu là do lượng hàng xuất khẩu có giới hạn nên lượng bán ra không nhiều.
Theo_Người Đưa Tin
Bán 1 kg hồng Đà Lạt chưa mua nổi cốc trà đá
Mặc dù mới bắt đầu vào vụ thu hoạch chính, nhưng quả hồng đặc sản Đà Lạt - Lâm Đồng rớt giá thê thảm. Với giá bán tại vườn là 2.000- 3.000 đồng/kg, nhiều nhà vườn méo mặt khi thu hoạch.
Tại các khu vực trồng hồng trọng điểm tỉnh Lâm Đồng như: xã Xuân Trường, xã Trạm Hành 1 (TP Đà Lạt) và thị trấn D'ran (huyện Đơn Dương) giá hồng giòn, hồng trứng các loại được chủ vựa thu mua sỉ từ nhà vườn khoảng 2.000 - 3.000 đồng/kg. Mức giá này giảm 1/3 so với đầu vụ.
Trước đó khoảng hơn 2 tuần, khi trái hồng vào đầu vụ, giá mua sỉ tại vườn lên tới 6.000 - 7.000 đồng/kg, nhưng vẫn thấp hơn các năm trước từ 1.000 đồng đến 2.000 đồng/kg.
Trong khi đó giá hồng giòn, hồng trứng, hồng tam hải tại chợ Đà Lạt được bán với giá từ 10.000 - 18.000 đồng/kg, hồng Fuji giá khoảng 20.000 - 25.000 đồng/kg nhưng rất hiếm hàng vì diện tích cây hồng này ngày càng bị thu hẹp.
Hồng Đà Lạt rớt giá thê thảm
Ghi nhận tại chợ Đà Lạt, hầu hết các tiểu thương đều cho rằng, đầu vụ giá hồng cao nhưng chỉ duy trì được tầm nửa tháng. Vào chính vụ, các chủ buôn tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh khác bắt đầu hạn chế nhập hàng khiến giá hồng rớt thê thảm.
Nguyên nhân chính do trái hồng có đặc điểm chín đồng loạt nên mau hư nếu không kịp chế biến và thương lái dễ dàng ép giá người dân. Trong khi tại Lâm Đồng hiện chưa có nhà máy bảo quản, chế biến hồng khô số lượng lớn mà chỉ có các cơ sở nhỏ lẻ.
Theo chủ vựa Minh Tuyết, một chủ vựa thu mua lớn tại TP Đà Lạt: trái hồng năm nay được mùa nhưng giá thấp thê thảm, giá cứ thấp dần sau nhiều năm. Phần lớn khách hàng bây giờ không chuộng quả này lắm vì không để được lâu, thị trường chủ yếu là nội địa nên giá rất bấp bênh.
Hồng bán tại vườn giá chỉ hơn 2.000 đồng/kg
Ông Hồ Văn Sáu (thị trấn D'ran, Đơn Dương) cho biết, gia đình ông có 1ha hồng trồng xen canh cây cà phê đã đến thời kỳ thu hoạch, thương lái thỏa thuận mua cả vườn với giá 2.000 đồng/kg để họ tự thu hoạch, thậm chí là 1.000 đồng/kg hồng đối với những cây quả nhỏ, không đạt chất lượng.
Dù giá thấp nhưng gia đình ông Sáu vẫn phải bán vì trái hồng không để được lâu. Với mức giá này người nông dân chỉ lắc đầu tự an ủi "thôi thì lấy công làm lãi".
Giá hồng thấp thê thảm nên nhiều gia đình đã hạn chế diện tích trồng hồng hoặc chỉ xen canh giữ làm bóng mát cho cây cà phê, hiện Đà Lạt còn khoảng 80ha hồng, chỉ bằng 10% diện tích so với 5 năm trước.
Ngọc Hà
Theo Dantri
Cây cổ thụ nổi bồng bềnh trên nước Đến thăm khu nhà vườn của ông Ngô Văn Phước (Tây Ninh), ai cũng bất ngờ khi tham quan khu nhà nổi trên mặt hồ rộng hàng ngàn mét vuông. Bởi hồ này không chỉ có nhà nổi, cầu nổi mà còn có cả một cây lộc vừng cổ thụ nổi bồng bềnh trên mặt nước Cây lộc vừng này vốn được trồng...