Đàn em ‘Chương Tử Di’ về Việt Nam làm phim đam mỹ thần tượng
Đàn em của hàng loạt sao Hoa ngữ như Chương Tử Di, Củng Lợi, Thang Duy, Đặng Siêu vừa công bố thực hiện dự án phim đam mỹ thần tượng ‘Vì gặp nên mới tương phùng’.
Đạo diễn Bảo Hoàng đang hướng dẫn diễn xuất
- Dù phim chưa quay xong nhưng sức ảnh hưởng của phim khá lớn, trên mạng giờ ai cũng biết đến cái tên “Vì gặp nên mới tương phùng”. Là đạo diễn, biên kịch kiêm giám chế cho phim, anh thấy sao?
Tất nhiên là Bảo Hoàng và ekip cảm thấy vui, có động lực để làm tốt hơn và có áp lực để chăm chút cho kĩ hơn. Bảo Hoàng cũng không nghĩ phim được các bạn trẻ chú ý như vậy!
- Anh có nghĩ các bạn ấy chú ý phim vì điều gì không?
Tên phim! Đúng không nhỉ? Vì hầu hết những người gặp Bảo Hoàng đều la làng đặt cái tên gì khó hiểu. Gặp và tương phùng cùng nghĩa mà ghép vào thấy sai sai. Thật ra cùng nghĩa nhưng cách dùng khác nhau, “tương phùng” là đã có từng biết nhau và gặp lại. “Vì gặp nên mới tương phùng” chỉ một cái tên nói hết câu chuyện. Không gặp nhau hôm nay thì mình đâu yêu nhau, đâu xa nhau và đâu gặp lại?
Diễn viên Tùng Nguyễn
- Chỉ tên phim thôi sao? Còn yếu tố nào khác không? Cảnh nóng hoặc diễn viên đẹp trai chẳng hạn?
Nếu các bạn trông chờ vào cảnh nóng của phim thì thôi đừng chờ nữa, vì cảnh nóng không còn là “chiêu” mới và Bảo Hoàng cũng không tận dụng nhiều cảnh nóng để dụ dỗ các bạn xem phim. Bây giờ nói trước mất hay, cứ chờ phim phát hành rồi bạn xem sẽ thấy. Không hề nóng, mà vẫn làm các bạn hủ nhảy lộn mèo hú hét khi xem… Dàn diễn viên thì cũng đẹp nhưng vẫn thua xa các nam thần Trung Quốc trong thể loại phim đam mĩ mà (cười).
Diễn viên Hùng Sơn – Lại Minh Quyền
Video đang HOT
- Diễn viên trong phim của anh đa số là các bạn trẻ, anh có sợ các bạn ấy quá mới và chưa đủ kinh nghiệm để diễn xuất trong một bộ phim “hoành tráng” và đang được giới trẻ mong đợi?
Làm phim cho người trẻ thì phải nhờ các bạn diễn viên trẻ chứ sao. Khi đã quyết định mời giao vai thì Bảo Hoàng không sợ, bởi trong quá trình quay, Bảo Hoàng sẽ bên cạnh tập và hướng dẫn cho các bạn ấy. Đây chỉ là phim do ekip làm để phát trên trên mạng thôi chứ đâu có gì hoành tráng. Nhưng dù cho phát trên mạng thì ekip vẫn làm cho tốt nhất. Còn tốt cỡ nào thì lại phụ thuộc vào thời gian, chi phí và con người. Dù có ra sao thì mong khán giả vẫn ủng hộ để dự án phim tiếp theo của Bảo Hoàng được tiến bộ hơn.
Cảnh trong phim ‘vì gặp nên mới tương phùng’
Hiện nay thông tin về phim rất ít, khiến không ít khán giả tò mò. Anh có thể bật mí một chút về dàn diễn viên chính của phim không?
Diễn viên chính của phim thì có ca sĩ Sơn Ngọc Minh vai Viên Trực, Hotboy JuRin Lại Minh Quyền vai Tiểu Hà Sinh, Hotface Kang Phạm vai Triệu Khiết (bạn của Sơn Ngọc Minh), ca sĩ KBin vai Trần Giai Ân (bạn thân Tiểu Hà Sinh) và ca sĩ Huỳnh Diên Minh vai Tử Hào.
- Điểm khác biệt trong phim của anh với các bạn trẻ khác cũng làm về đề tài đam mĩ như thế nào?
Đầu tiên là khâu biên kịch, tiếp theo là sự thổi hồn vào nhân vật của từng diễn viên và cuối cùng là phong cách riêng của đạo diễn. Nếu chỉ nói thì Bảo Hoàng cũng chỉ có thể nói vậy, còn cụ thể thế nào thì chắc phải nhờ mọi người xem phim và cho biết cảm nghĩ của mình.
- Đạo diễn làm phim thường hay mượn phim để lăng xê một vài gương mặt, không biết đạo diễn Bảo Hoàng có như vậy? Làm phim này để đẩy Sơn Ngọc Minh trở lại sau khoảng thời gian bạn ấy im ắng?
Bảo Hoàng nghĩ ai làm gì cũng đều có kế hoạch và mục đích của họ, nếu Bảo Hoàng trả lời làm phim để đẩy gương mặt mới thì cũng đâu có gì to lớn, đúng không? Nếu làm phim này để đẩy Sơn Ngọc Minh thì không chính xác bởi phim này đang cần Sơn Ngọc Minh đẩy nhiều hơn. Không chỉ riêng Sơn Ngọc Minh mà các bạn diễn viên trẻ trong phim cũng đang đẩy phim đến gần khán giả hơn đó chứ. Phim chỉ là cái cớ để mọi người đến với nhau, là lí do để mọi người được làm việc với nhau mà thôi. Phim này sẽ im ắng nếu không có Sơn Ngọc Minh và các bạn trẻ. Thật sự đấy!
Diễn viên trẻ Phạm Kang
- Là đạo diễn trẻ duy nhất của Việt Nam được học bổng của chính phủ Trung Quốc và Học viện hí kịch Trung ương tại Bắc Kinh, anh có nghĩ rằng bản thân bị áp lực khi làm sản phẩm nào cũng đều bị tăm tia?
Bảo Hoàng làm chơi thôi và mọi người thích thì coi rồi cùng vui chứ có làm gì đâu mà áp lực. Cũng có chút áp lực đó, là làm sao để phim sau hay hơn phim trước. Việc học ở trường hàng đầu châu Á về nghệ thuật cũng không phải minh chứng cho việc bạn giỏi. Cho nên, Bảo Hoàng chưa từng ảo tưởng điều này. Chỉ biết làm hết sức và chờ đợi sự thông cảm, chia sẻ của khán giả khi xem phim của mình thôi.
- Và cuối cùng, mỗi đạo diễn đều có phong cách và điểm nhấn riêng trong sản phẩm của mình. Với đạo diễn Bảo Hoàng về từ lò đào tạo minh tinh Hoa ngữ thì anh có điểm gì khác biệt trong phim “Vì gặp nên mới tương phùng?”
Bảo Hoàng sẽ kết hợp phong cách làm phim điện ảnh thực nghiệm trong dự án này. Sẽ khó hiểu, sẽ bực bội, sẽ có nhiều phản ứng từ khán giả và nhà chuyên môn nhưng Bảo Hoàng vẫn làm, bởi nghệ thuật là sáng tạo. Sáng tạo nào cũng đáng quý, chỉ là cách cảm nhận và chấp nhận của mỗi người khác nhau thôi.
Thanh Thảo(theo Maskonline)
Thôi đừng vỗ ngực tự hào phim của tôi nghệ thuật lắm!
Cách đây cũng đã nhiều năm, trong một lần phỏng vấn Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Trung tướng Phạm Tuân, tôi có hỏi ông một câu đại ý, thời khắc ông lái MiG 21 bắn rơi B52 ông nghĩ gì?
Đêm hội Long Trì là một bộ phim dã sử của đạo diễn Hải Ninh, công chiếu năm 1989 do Hãng phim truyện Việt Nam sản xuất. Đây là một thành công của điện ảnh thời kỳ đổi mới quy tụ dàn diễn viên xuất sắc nhất thập niên cuối thế kỷ XX
Ông bảo với tôi rằng, cuộc chiến khi đó không có chỗ cho sự mơ mộng. Khi đối mặt giữa sự sống và cái chết con người ta không kịp suy nghĩ hay toan tính gì đâu. Khi bay ở trên bầu trời chỉ nghĩ đến duy nhất một điều - đó là phải nhằm và bắn trúng mục tiêu cho bằng được.
Bay ở trên bầu trời mà trong đầu còn vẩn vơ chuyện nọ điều kia thì địch bắn hạ mình từ lâu rồi. Ông còn bảo: "Hữu xạ tự nhiên hương", cái tự hào là mọi người yêu quý mình chứ không thể tự ra đường vỗ ngực, tôi tốt lắm, oanh liệt lắm, rồi bắt mọi người yêu quý mình được.
Mấy hôm nay, chuyện lùm xùm cổ phần hóa ở Hãng phim truyện Việt Nam cứ làm tôi vẩn vơ nghĩ đến cuộc phỏng vấn giữa tôi và Trung tướng Phạm Tuân năm nào. Mọi sự so sánh đều khập khiễng, nhưng đúng là quãng 15 năm trở lại đây, không ít nhà làm phim Việt Nam đã tự ru ngủ chính mình rằng: "Phim của tôi hay lắm, phim của tôi nghệ thuật lắm và ai xem không thấy hay là người đó không biết cảm thụ nghệ thuật". Có một thời bản thân chúng ta cũng quen miệng gọi "dòng phim nghệ thuật" như một cách thể hiện đẳng cấp, để phân biệt với "dòng phim mỳ ăn liền" - phim tư nhân bỏ tiền túi sản xuất.
Chiều 20-9, trong một cuộc họp với Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL), đạo diễn Vương Đức khẳng định rằng: Cổ phần hóa ổn định, Hãng phim truyện Việt Nam vẫn sẽ sản xuất phim. Ông cũng không quên nhắc nhớ lịch sử, rằng năm 2019 tới, Hãng phim truyện Việt Nam sẽ kỷ niệm 60 năm thành lập, 60 năm bộ phim đầu tiên của điện ảnh cách mạng Việt Nam "Chung một dòng sông" ra đời.
60 năm là một khoảng thời gian không dài so với lịch sử đất nước, nhưng nó là khoảng thời gian đủ để một Hãng phim khẳng định tên tuổi, ghi danh những tài năng, đưa đến cho công chúng những bộ phim mà nếu dùng 2 từ "kinh điển" để diễn tả thì đúng trên mọi nhẽ.
Khán giả bây giờ, vẫn rưng rưng nước mắt khi xem lại "Chung một dòng sông"; "Chim vành khuyên"; "Vợ chồng A Phủ"; "Chị Tư Hậu"; "Đến hẹn lại lên"; Vĩ tuyến 17 ngày và đêm"; "Biệt động Sài Gòn"... Và khán giả bây giờ, đại đa số không thể nhớ nổi, bộ phim mà mình từng xem của Hãng phim truyện Việt Nam sản xuất trong 10 năm trở lại đây là phim gì. Có chăng chỉ đâu đó đọc trên báo, rằng có phim này phim kia, đầu tư đến vài chục tỷ đồng, ra rạp bán không nổi chục vé.
Quá khứ vẻ vang là thế! Xin được cảm ơn những lớp nghệ sĩ đi trước đã dày công làm nên một Hãng phim với bề dày truyền thống, những bộ phim để đời. Còn thực tại thì sao? 20 năm nay, Hãng phim truyện Việt Nam riêng tiền thuê đất đã nợ tới 21 tỷ đồng. Cơ sở, nhà xưởng xập xệ, ẩm thấp dột nát, thiếu sự tu bổ kịp thời... Nguồn sống chủ yếu của cán bộ Hãng phim trông vào tiền Nhà nước đặt hàng làm phim. Rồi cứ bóc ngắn cắn dài như thế qua ngày...
Chuyện cổ phần hóa ở Hãng phim truyện Việt Nam suốt từ đầu tháng đến giờ ầm ĩ. "Sư nói sư phải, vãi nói vãi hay", xem ra ai cũng có cái đúng của mình. Một bên là lịch sử - thương hiệu - truyền thống, những người dành cả đời phấn đấu, hy sinh vì nghệ thuật cho hãng phim, một bên doanh nghiệp chuyên về vận tải thủy vốn chẳng liên quan gì đến phim ảnh, bỗng trở thành nhà đầu tư chiến lược.
Hai bên căng thẳng khiến Bộ VH-TT&DL - đơn vị chủ quản hồi chưa cổ phần của Hãng phim phải lao vào làm "trọng tài" với hy vọng hạ nhiệt rồi từ từ hai bên đoàn kết mà tiếp tục gây dựng nền điện ảnh nước nhà.
Nói theo lời Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Huỳnh Vĩnh Ái, 20 năm nay Hãng phim chỉ có nợ và lỗ, cổ phần hóa là tất yếu. Ai cũng phải thừa nhận, tiến trình cổ phần hóa là đúng, ngân sách Nhà nước không thể mãi là bầu sữa để những đứa con mãi không chịu lớn hàng ngày bú mớm. Nhưng cổ phần hóa thế nào? Tại sao một doanh nghiệp về vận tải thủy được "chọn mặt gửi vàng"?
Tại sao Hãng phim truyện Việt Nam nợ nần chồng chất, làm ăn bết bát suốt ngần ấy năm, mỗi bộ phim được đầu tư hàng chục tỷ đồng làm ra ế ẩm, khán giả quay lưng... mà Lãnh đạo Bộ VH-TT&DL không có động thái gì để xốc lại chuyên môn cũng như cung cách quản lý kinh tế của những người đứng đầu Hãng phim truyện Việt Nam?... Đó là những câu hỏi mà Bộ VH-TT&DL cần trả lời dư luận.
Phàm là nghệ thuật thì không nên phân định cao sang hay "hàng chợ". Nghệ thuật chỉ có giá trị khi tiếp cận được đông đảo công chúng khán giả, chạm tới trái tim và cảm xúc của người xem. Còn nghệ thuật cao sang đến mức "đố xem mà hiểu", phim làm ra rồi mau chóng cất kho thì các đạo diễn tài danh thôi đừng vỗ ngực: "Phim của tôi nghệ thuật lắm!".
Thanh tra toàn bộ quá trình cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam
Đó là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đưa ra trong buổi làm việc chiều 21-9 tại Văn phòng Chính phủ. Buổi làm việc có sự tham dự của Bộ VH-TT&DL, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ, Hội Điện ảnh Việt Nam, Tổng Công ty Vận tải thủy, đại diện Hãng phim truyện Việt Nam.
Theo những thông tin từ Hội Điện ảnh Việt Nam, điều khiến nghệ sĩ bức xúc trong thời gian vừa qua là từ khi cổ phần hóa hãng phim, các nghệ sĩ nhiều phòng ban bị sáp nhập lại để lấy mặt bằng. Tính minh bạch trong cổ phần hóa, thương hiệu của Hãng bị định giá 0 đồng.
Ông Nguyễn Thủy Nguyên, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Vận tải thủy (chủ sở hữu của Hãng phim truyện Việt Nam) vẫn khẳng định việc sửa sang lại nhà xưởng tại số 4 Thụy Khuê là để phục vụ sản xuất phim, hoàn toàn không có chuyện cho thuê mặt bằng và vì là doanh nghiệp nên ông sẽ làm đúng như Luật Lao động.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kết luận rằng, để giải tỏa những bức xúc dư luận trong thời gian qua thì phải minh bạch. Phó Thủ tướng yêu cầu cho thanh tra lại toàn bộ quá trình cổ phần hóa. Trước đó, sáng 20-9, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã đến trụ sở Hãng phim truyện Việt Nam (số 4 Thụy Khuê, Hà Nội) để thị sát.
Chuyến thăm của Phó Thủ tướng khiến giới nghệ sĩ và cán bộ đang công tác tại Hãng hoàn toàn bất ngờ. Tại đây, Phó Thủ tướng đã trực tiếp hỏi các nghệ sĩ có mặt về việc cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam.
Theo ANTĐ
Thuỳ Anh, Helen Thanh Đào đọ vẻ gợi cảm bên ca sĩ hải ngoại Andy Quách Hai diễn viên mỗi người một vẻ khi dự họp báo ra mắt phim ngắn ở TP HCM. Thuỳ Anh mặc áo trễ vai dự họp báo ra mắt phim ngắn 'Nếu ta còn bên nhau' ở TP HCM hôm qua, 20/9. Nữ diễn viên đã chuyển vào Sài Gòn sống được một tháng. Đây là bộ phim đầu tiên cô nhận lời...