Dân đua nhau xây hồ ‘để không’, chờ đền bù cao giá
Hàng trăm hộ ở Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) đua nhau xây hồ cá để không (không nuôi gì cả). Nếu không xây hồ, các hộ cũng làm tường rào, cổng ngõ và công trình phụ khác để được bồi thường giá cao.
Theo ước tính, chỉ riêng số ao hồ mà người dân xã Tịnh Phong và Tịnh Thọ, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi đã đào, xây để chờ giải tỏa, đền bù từ dự án Khu công nghiệp – Đô thị & Dịch vụ VSIP Quảng Ngãi (gọi tắt là dự án VSIP Quảng Ngãi), hiện đã trên 100 cái.
Hồ cá của người dân thôn Thọ Trung, xã Tịnh Thọ
Tại một ngôi nhà nằm ngay đầu thôn Thế Lợi, thấy tôi đang đưa máy ảnh để chuẩn bị chụp lại hồ xây rộng ước chừng 1,5m nhưng dài ngoằng như con giun nằm giữa bờ rào và tường nhà, một phụ nữ khoảng 36 tuổi, đang đứng gần đó phẩy tay: “Cái hồ này bé tẹo như “lỗ mũi” thì có gì đâu, đi vô phía trong chừng vài chục mét mà chụp hàng chục cái hồ to đùng kìa”.
Đúng như lời của người phụ nữ trên đã nói, trên thửa đất rộng khoảng 1,5 sào (500 m2/sào), nằm phía trong tường rào bằng lưới B40 vây quanh ngôi nhà nhỏ cấp 4 là dãy hồ 10 cái lớn nhỏ nằm liên tiếp nhau, với diện tích từ 10 -20 m2/hồ.
Video đang HOT
Còn tại ngôi nhà kế bên, dù ít hơn nhưng số hồ mà người chủ này đã xây cũng 7 cái. Theo lời của người dân trong thôn này, đa số các gia đình ở đây và cả vùng lân cận trong xã nằm trong diện giải tỏa của dự án VSIP Quảng Ngãi. Nếu không xây hồ, các hộ cũng làm tường rào, cổng ngõ và công trình phụ khác để được bồi thường giá cao (bồi thường “đất xây dựng” gồm đất và công trình trên đất, thay vì chỉ được bồi thường “đất nông nghiệp” hay đất trống).
Dù chưa biết việc xây hồ, công trình kiến trúc mới trên phần đất sau khi đã được qui hoạch có được đền bù hay không, nhưng các hộ cứ thi nhau xây, nhiều gia đình phải vội vàng đi vay mượn tiền bạn bè, ngân hàng để làm. Người ít thì vài triệu đồng, người nhiều thì vài chục triệu.
Để làm 6 hồ cá và một số công trình phụ khác, ông V. (đề nghị giấu tên) cho biết đã đầu tư trên 60 triệu đồng. Nghe nói nếu được bồi thường thì số tiền thu về cũng gấp 3 con số đã bỏ ra.
Người dân thôn Thế Lợi, xã Tịnh Phong xây hồ để chờ tiền đền bù từ dự án VSIP Quảng Ngãi.
Không chỉ ở xã Tịnh Phong, các hộ ở xã Tịnh Thọ cạnh đó cũng đua nhau xây hồ, tường rào… để chờ tiền đền bù từ dự án VSIP Quảng Ngãi. Ông Nguyễn Văn Chín, Bí thư Đảng ủy xã Tịnh Thọ thẳng thắn: “Ước tính sơ bộ có khoảng 20 trường hợp ở một số thôn 6, 7, 8 của địa phương đã đào hồ, xây tường rào và cổng ngõ. Nhiều lần chính quyền xã họp và vận động thì người vặn lại rằng nếu thu hồi thì phải có thời gian cụ thể, chứ nói giữa trời thì biết chừng nào . Một số khác thì viện dẫn: Mấy ông vận động chúng tôi xây dựng nông thôn mới phải có cầu tiêu, nhà tắm…. rồi chuyển đổi nuôi trồng để tăng thu nhập. Nay chúng tôi làm thì không cho là sao ?”.
Theo UBND huyện Sơn Tịnh, chỉ riêng xã Tịnh Phong, đến thời điểm này đã có ít nhất 80 hộ dân xây dựng, cơi nới nhà cửa, vật kiến trúc, như tường rào, cổng ngõ, hồ cá… với số tiền phải đền bù lên đến 23 tỉ đồng.
Theo PNO
Chỉ đền bù 137.000 đồng/m2 đất
Ngày 22-8, ông Nguyễn Văn Mạnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế) đã có buổi đối thoại với 11 hộ dân nằm trong diện di dời dự án hầm đường bộ Phước Tượng (thuộc thôn Phước Tượng, xã Lộc Trì).
Tại buổi đối thoại, 11 hộ dân cho rằng việc đền bù nhà và đất ở quá thấp như hiện nay khiến các hộ không đủ tiền để vào khu tái định cư.
Bà Phan Thị Hồng cho biết gia đình có 400m2 đất ở và đất vườn, nhưng chỉ được đền bù 100 triệu đồng. Nhà được đền bù 150 triệu đồng. Tổng tiền đền bù cả nhà và đất, cây... là 250 triệu đồng: "Với mức đền bù này tôi không đủ tiền mua đất tái định cứ chứ chưa nói đến chuyện xây nhà...". Bà Hồng nói.
Người dân cho rằng giá đền bù đất quá thấp, trong khi đất tái định cư quá cao. Ảnh: VIẾT LONG
Ông Hoàng Nhẫn, cho biết gia đình ông có 804 m2 đất ở và đất vườn nhưng được đền bù 110 triệu đồng (137.000 đồng/m2). Nhà được đền bù 420 triệu đồng: "Tính cả nhà cửa, cây cối gia đình tôi nhận được 530 triệu đồng. Trong khi đất ở khu tái định cư Lộc Trì có giá 540.000 đồng/m2. Nếu gia đình tôi vào đấy ở thì phải trả gần 200 triệu đồng mua đất, số tiền còn lại làm sao xây được nhà..."- ông Nhẫn bức xúc nói.
Ông Nguyễn Văn Mạnh, Phó Chủ tịch UBND Phú Lộc khẳng định mức đền bù từ 120.000-140.000 đồng/m2 đất là khá thấp, trong khi giá đất ở khu tái định cư Lộc Trì lên đến 540.000 đồng/m2: "Nhưng đây là mức giá do UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã ban hành hàng năm nên không thể điều chỉnh".
Theo ông Mạnh, hiện có ba phương án để giúp người dân tháo gỡ khó khăn vấn đề này, một là trình UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế xin cơ chế đặc thù, xem xét hỗ trợ mức chênh lệch giữa đất phải thu hồi với đất ở khu tái định cư, hai là cho người dân nợ khoản tiền chênh lệch giá giữa đất đền bù với đất tái định cư sau đó trả dần, ba là cấp đất tái định cư ngay trong thôn.
Sau khi thảo luận, người dân đã chọn phương án xin UBND tỉnh cơ chế đặc thù. Tuy nhiên ông Nguyễn Văn Mạnh cho rằng: "Tôi sẽ cố gắng hết sức để trình UBND tỉnh đề xuất này, nhưng có được hay không tôi chưa dám chắc chắn..."- ông Mạnh nói.
Theo Phapluattp
Hai cựu chiến binh phá nhà, hiến đất xây dựng nông thôn mới "Xe chưa qua, nhà không tiếc" - tinh thần ấy của thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giờ đang "tái sinh" sôi nổi trong phong trào xây dựng nông thôn mới ở xã Nam Nghĩa (Nam Đàn, Nghệ An). Điều đặc biệt là hai gương mặt tiêu biểu, đi đầu trong phong trào hiến đất ở xã Nam Nghĩa lại là...