Dân du lịch thích thú với cửa hàng đặc sản sang xịn tại Đà Nẵng
Được biết, Đà Nẵng khá là nổi tiếng với khách du lịch không chỉ vì các địa điểm vui chơi mà còn nhờ các món đặc sản từ biển với hương vị đặc trưng của người miền Trung.
Giữa hàng trăm cửa hàng bán đặc sản tại Đà Nẵng thì VIGIFT – đặc sản Đà Nẵng làm quà nổi lên và gây ấn tượng mạnh cho du khách trên toàn quốc khi ghé thăm Đà Nẵng.
Không cần không gian rộng mênh mông với hàng chục kệ hàng, chẳng cần tầng tầng lớp lớp các sản phẩm từ Nam ra Bắc như siêu thị; thiết kế cửa hàng nhẹ nhàng thanh lịch với quầy lễ tân và khu vực ngồi chờ của khách được phục vụ bánh, nước như khách sạn; cách sắp xếp các sản phẩm trên gian hàng cũng tạo cho khách hàng cảm giác từng hộp sản phẩm được nâng niu chăm chút trước khi đến tay mình và các sản phẩm được bày bán chỉ tập trung ở khu vực Đà Nẵng. Đó là những gì người ta nhắc đến đầu tiên khi nói về VIGIFT.
Ở đây, trên từng quầy sản phẩm đều được đặt 1 hộp túi thử đầy ắp để bạn có thể dùng thử các sản phẩm thoải mái trước khi đưa ra quyết định mua hàng, bạn sẽ có được cơ hội trải nghiệm từ trong ra ngoài các món đặc sản của cửa hàng trước khi bỏ tiền ra mua và hoàn toàn yên tâm về sản phẩm.
Thêm nữa, bạn chẳng còn lo mang vác quá nhiều thứ trở về sau chuyến đi, khi VIGIFT còn hỗ trợ giao hàng đến tận khách sạn, sân bay, thậm chí là tận địa chỉ nơi ở tại địa phương của bạn.
Từng yếu tố như mùi hương trong cửa hàng, tông màu, cách bố trí nội thất, cách trưng bày sản phẩm,… đều được chủ cửa hàng tính toán sẵn để khách hàng có những trải nghiệm thoải mái nhất khi ghé đến VIGIFT.
Ngoài ra, một trong những lý do khiến thương hiệu đặc sản VIGIFT nổi bật so với các thương hiệu đặc sản khác là những chi tiết hình ảnh các biểu tượng của Đà Nẵng được in trên bao bì sản phẩm của VIGIFT, nào là Cầu Rồng, Cầu Tình Yêu, Cầu Vàng, Cá Chép Hóa Rồng,… Khiến du khách có cảm giác khi mang các sản phẩm của VIGIFT về nhà như mang một phần vẻ đẹp và linh hồn của Đà Nẵng về chia sẻ cho người thân vậy.
Video đang HOT
Đối với dân địa phương thì thương hiệu này trong 2 năm gần đây cũng đã khá quen thuộc với họ qua các đợt dịch vì cửa hàng vẫn giao hàng tận nhà cho khách Đà Nẵng, còn đối với du khách các tỉnh khác thì trong năm 2022 này, thương hiệu VIGIFT mới thực sự ngày càng được biết đến nhiều hơn cùng với đó là sự phát triển lớn mạnh của du lịch Đà Nẵng trong năm nay.
Tiktoker Phượng Đi Đâu sau khi ghé VIGIFT trong chuyến du lịch Đà Nẵng có chia sẻ: “Lần nào đi Đà Nẵng mình cũng ghé qua đây mua quà bởi vì bao bì của các sản phẩm rất sang trọng, tại mỗi món còn có 1 hộp túi thử để mình ăn thử thoải mái trước khi quyết định mua, đáng đồng tiền bát gạo”.
VIGIFT có đa dạng hơn 50 món đặc sản chuẩn vị địa phương của người dân Đà Nẵng với cam kết chất lượng 100% đều là hàng loại I, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cùng bao bì sang trọng, tinh tế. Chính vì những lý do trên, VIGIFT đang là nơi được ngày càng nhiều du khách khi ghé Đà Nẵng du lịch biết đến và chọn làm nơi mua quà về cho bạn bè, người thân.
Với 2 cửa hàng nằm nổi bật trên 2 con đường thu hút khách du lịch bậc nhất Đà Nẵng là 45 Hà Bổng cách biển Mỹ Khê 500m và 347 Nguyễn Văn Linh chỉ cách sân bay Đà Nẵng chưa đến 1km, du khách có thể thuận tiện dừng chân mua quà khi trên đường đi tham quan biển Mỹ Khê hay trên đường ra sân bay chuẩn bị về nhà.
Lắc thuyền thúng 'đặc sản mới' của du lịch Quảng Nam
Một chiếc thuyền nhỏ đơn sơ nhưng có thể chao đảo, lắc lư, 'cưỡi' trên những cơn sóng ào ào từ phía biển Cửa Đại, khiến tất cả du khách ưa mạo hiểm đều thích thú khó bỏ qua khi đến khu rừng dừa nước Bảy Mẫu (xã Cẩm Thanh, TP.
Hội An, Quảng Nam).
Rừng dừa trở thành điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch địa phương, với 1.200 chiếc thuyền thúng đã trở thành "đặc sản" không thể thiếu khi du khách đến rừng dừa. (Nguồn: Báo Quảng Nam)
Mỗi ngư dân là một diễn viên xiếc
Đến nay, khu rừng dừa nước Bảy Mẫu vẫn được coi là "thủ phủ" thuyền thúng ở nước ta. Những chiếc thuyền nhỏ xinh nhưng có thể lắc lư chao đảo theo tiếng nhạc sau cánh rừng, thậm chí nhào lộn trên những cơn sóng biển ồn ã. Cảm giác bồng bềnh dưới tán dừa mát rượu miền sông nước khiến bất cứ du khách ưa mạo hiểm nào đều khó lòng bỏ qua.
Rừng dừa nước Bảy Mẫu từ lâu được mệnh danh là miền Tây thu nhỏ trong lòng Hội An. Những chiếc thuyền thúng là phương tiện chủ yếu đưa khách tham quan len lỏi trong các cánh rừng đầy tôm, cá.
Theo người dân xã Cẩm Thanh, từ bao đời nay, rừng dừa nước chở che cho người dân trong làng tránh khỏi những cơn sóng từ phía biển. Ngoài ra, rừng còn cho tôm, cá. Nhiều năm trở lại đây, rừng dừa còn là điểm đến du lịch đặc sắc của Quảng Nam.
Trước đây, cả xã Cẩm Thanh chỉ có 30 chiếc thuyền thúng - ngư cụ sinh hoạt của người dân, nhưng từ tháng 9/2009, UBND tỉnh Quảng Nam công nhận rừng dừa Bảy Mẫu là điểm du lịch để định hướng và tập trung đầu tư, phát triển du lịch dịch vụ, nền tảng vừa là khu di tích lịch sử văn hóa, vừa là vùng đệm của khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm. Từ đó rừng dừa trở thành điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch địa phương, với 1.200 chiếc thuyền thúng đã trở thành "đặc sản" không thể thiếu khi du khách đến rừng dừa.
Hiện nay, nhiều người dân ở Cẩm Thanh đã chuyển hẳn sang nghề dịch vụ chèo thuyền thúng và kinh doanh ăn uống, giải khát, nhờ đó người dân có thêm thu nhập. Đặc biệt từ khi dịch Covid-19 được kiểm soát, thị trường du lịch mở cửa hoàn toàn, người làm nghề chèo thuyền thúng khá ổn định.
Điều đáng nói, ngư dân không chỉ biết chèo thuyền thúng mà họ còn biết biểu diễn nghệ thuật không khác gì những diễn viên xiếc; họ xoay thuyền, "cưỡi" nước dễ như trở bàn tay.
Anh Cường - người làm dịch vụ chèo thuyền thúng ở khu rừng dừa nước Bảy Mẫu cho biết: Người dân ở đây hầu hết từ nhỏ đã quen với cuộc sống sông nước, sinh hoạt chủ yếu trên thuyền chài nên việc lắc thuyền chỉ cần vài động tác đạp chân, nhún nhảy có thể mang đến cảm giác "bay lắc" bồng bềnh cho người trên thuyền.
Du lịch rừng dừa nước dần hồi sinh
Trước đại dịch Covid-19, mỗi ngày rừng dừa Bảy Mẫu thu hút hàng nghìn lượt du khách. Nhưng 2 năm qua, khu du lịch này gần như đóng băng, khiến người dân không có nguồn thu.
Tuy nhiên, những ngày này, phố cổ Hội An dần tấp nập trở lại, đường dẫn vào rừng dừa bắt đầu tất bật, các đoàn xe nối đuôi nhau đậu bến, không khí rộn ràng, nhộn nhịp.
Số liệu thống kê của Ban Quản lý du lịch Cẩm Thanh, lượng khách bắt đầu chuyển biến từ tháng 5/2022 với khoảng 20.000 lượt; tháng 6 khoảng 30.000 lượt. Từ tháng 7/2022 lượng khách tăng vọt, có những ngày cuối tuần đón khoảng 3.000 khách, các ngày còn lại từ 1.000-2.000 người.
Giá tham quan rừng dừa hiện vẫn 30.000 đồng/người. Du khách có thể thuê thuyền thúng để tham quan khu rừng với chi phí từ 75.000 - 150.000 đồng/người (người dân sẽ chèo thuyền đưa khách trải nghiệm trong khoảng một tiếng). Những chiếc thuyền thúng nho nhỏ dập dềnh trên nước được lái thuyền đưa đẩy khéo léo, đảm bảo an toàn.
Sau khi tham quan rừng dừa, du khách còn được lái đò địa phương hướng dẫn tự tay làm những món quà xinh xắn từ những lá dừa nước; tặng những món đồ kỷ niệm từ lá dừa, như đồng hồ đeo tay, nhẫn, con cào cào...
Ngư dân không chỉ biết chèo thuyền thúng mà họ còn biết biểu diễn nghệ thuật không khác gì những diễn viên xiếc; họ xoay thuyền, "cưỡi" nước dễ như trở bàn tay. (Nguồn: Yêu Du lịch)
Nhưng sẽ là thiếu sót nếu tới rừng dừa mà bỏ qua việc thưởng thức các món ẩm thực địa phương đặc sắc. Nơi đây có nhiều món ăn với hương vị thơm ngon, hấp dẫn như tôm rang, canh ngao chua, ốc nướng, cá nướng, bánh xèo, bánh bèo chén, thịt cuốn, gỏi hoa chuối, mỳ Quảng, cơm gà, bánh dừa nước, mứt dừa nước, dừa nước đá đường, cá kho dừa...
Khí hậu ở rừng dừa Bảy Mẫu, được chia thành 2 mùa chính là mùa khô từ tháng 1 - 9 và mùa mưa từ tháng 10 - 12. Tháng 1 - 3 là mùa đẹp rất ở rừng dừa. Đây là khoảng thời gian cây cối đâm chồi nảy lộc, toàn khu rừng phủ một màu xanh tươi, kết hợp cùng khí hậu mát mẻ thích hợp cho du khách tham quan.
Tháng 4 - 9 là mùa đẹp vừa ở rừng dừa khi thời tiết chuyển sang mùa hè. Thời điểm này khí hậu khá nóng và có nắng gắt nên du khách tới tham quan cần chú ý chuẩn bị đầy đủ đồ chống nắng để tránh tác động xấu từ ánh nắng mặt trời.
Tháng 10 - 12 là mùa mưa bão ở miền Trung, du khách cần cân nhắc khi chọn điểm du lịch tại đây.
Lãnh đạo TP. Hội An chia sẻ, trong tương lai, Hội An mong muốn biến "thủ phủ" thuyền thúng trở thành làng du lịch sông nước, với việc phát triển thêm các sản phẩm du lịch liên quan đến làng nghề, như làm nhà bằng dừa nước, nước mắm thủ công...
Hầm chui nhiều cửa sổ trời đầy khác lạ ở Đà Nẵng, giới trẻ thích thú check-in Hầm chui dài hơn 900m với rất nhiều cửa sổ trời ở Đà Nẵng dần hoàn thiện, đang thu hút rất đông giới trẻ tìm đến check-in vào mỗi buổi chiều. Dự án cải tạo nút giao thông phía tây cầu Trần Thị Lý (thuộc quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) được thi công 20 tháng qua, với thiết kế ba tầng, kinh...