Dân đồng thuận, nhà cửa, xóm làng thêm sạch đẹp
Xử lý rác thải vẫn là bài toán khó của nhiều vùng nông thôn trên cả nước. Giải quyết tốt vấn đề này không chỉ góp phần cải thiện chất lượng sống của nhân dân, mà còn góp thêm nét vẽ cho bức tranh nông thôn mới xanh, sạch, đẹp.
Tự túc thu gom
Một tuần hai lần, tiếng kẻng thu rác lại vang lên khắp các ngõ xóm ở thôn Vũ Lao, xã Tân Thịnh (huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định). Các hộ gia đình dồn rác trong các bao tải lớn, đợi xe chở rác qua nhà lại mang ra đổ. Rác không còn để ở nhà quá lâu.
Các bể thu gom vỏ thuốc bảo vệ thực vật được đặt tại đầu ruộng. Ảnh: T.M
Hoạt động này diễn ra đã 15 năm. Từ năm 2004, trước tình trạng rác thải bỏ bừa bãi, người dân phải tự mang ra đổ tràn lan ở sông, mương hay những chỗ đất trống, gây ô nhiễm môi trường, trưởng các xóm đã họp bàn, lấy ý kiến đồng thuận của dân, tự tổ chức thu gom rác tại tất cả các xóm, đưa về một nơi, tránh tình trạng ô nhiễm, gây mất mĩ quan.
Theo chia sẻ của ông Nguyễn Trung Thắng – Bí thư Chi bộ xóm 1: “Chúng tôi vận động bà con cùng góp tiền mua 2 xe thu gom rác và trả công cho người thu gom. Mỗi hộ gia đình đóng góp 4.000 đồng/người/tháng. Mức thu này tuy không lớn, nhưng cũng góp một phần cải thiện đời sống cho người dân. Bởi vậy, dù công việc thu gom rác vất vả, nhưng luôn được duy trì cho đến nay”.
Ông Trần Văn Tiệp – nguyên Chủ tịch UBND xã Tân Thịnh đánh giá, chính hoạt động thu gom rác đều đặn đã tạo ý thức không vứt rác bừa bãi. Nhà cửa, vườn tược sạch sẽ hơn. Rác không còn nguồn gây ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh trong gia đình. Nếp sống văn minh của một vùng nông thôn mới cũng dần được hình thành từ những hoạt động như vậy.
Không chỉ tổ chức tự thu gom rác, người dân thôn Vũ Lao, xã Tân Thịnh còn tự tổ chức thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật. Với 112ha đất trồng lúa mỗi vụ, lượng thuốc trừ sâu, phân bón được sử dụng rất lớn. Nhận biết mức độ độc hại của vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật có thể ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường đất, nguồn nước sông, hồ, Bí thư Chi bộ Nguyễn Trung Thắng cùng Trưởng xóm 1 đã đặt các bao bì cỡ lớn ở các cánh đồng để bà con bỏ vỏ thuốc trừ sâu sau khi sử dụng.
“Thời gian đầu, cứ chiều chiều, chúng tôi đi khắp các bờ ruộng, bờ mương để thu gom các vỏ thuốc trừ sâu để làm gương cho bà con. Tiếp đó, chúng tôi tuyên truyền cho bà con trong mỗi lần họp tổ, đội. Sau này, khi xây dựng nông thôn mới, thôn có thêm nguồn lực để xây dựng các bể đựng vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật bằng bêtông, đặt tại đầu mỗi dây ruộng, bà con có nơi để rác thải nông nghiệp bền vững hơn. Nhờ đó, sông, ngòi, vườn ruộng của thôn đều sạch – đẹp” – ông Thắng vui vẻ nói.
Video đang HOT
Khó khăn tìm nơi xử lý rác
Rác trong nhà, rác ngoài đồng ruộng được thu gom, nhưng suốt những năm qua, lãnh đạo xã và cán bộ thôn đều trăn trở tìm nơi đổ rác. Ban đầu, khi mới thu gom, rác được đổ ở bãi rác tự phát đã lưu cữu trước đó hàng chục năm. Bãi rác này vốn là một bãi đất trống, lại gần sông, xa khu dân cư, bà con thấy tiện nên vất rác ra đó. Nhưng chẳng bao lâu, bãi rác này đã đầy.
“Rác đổ lên chất cao, bốc mùi hôi thối. Sau mỗi trận mưa, rác lại tràn ra đường, khiến người dân đi qua rất khó chịu, còn chúng tôi dọn dẹp rất vất vả” – bà Trần Thị Yến nói.
Một cuộc trưng cầu ý kiến của dân để tìm nơi đổ rác đã được tổ chức. Lựa chọn của thôn là một bãi đất trống, bỏ hoang, xa dân. Người dân cùng nhau đào hố rộng khoảng 3.000m2. Từ đó, rác được thu gom và đổ trực tiếp vào đó.
“Rác đã có nơi để đổ, nhưng phương thức còn thô sơ, không có quy trình kỹ thuật để xử lý. Rồi đây, điểm đổ rác này lại đầy, thôn lại “đau đầu” tìm nơi đổ mới. Quỹ đất của thôn cũng có giới hạn. Trong khi đó, để đảm bảo là nông thôn mới, môi trường phải luôn đảm bảo” – ông Nguyễn Trung Thắng băn khoăn.
Theo Danviet
Nam Định: Để nói được không với ma tuý và bạo lực học đường
Tỉnh Nam Định có có 764 trường học và cơ sở giáo dục, trong đó có 29 trường đại học, cao đẳng và trung cấp. Xác định bảo đảm an ninh, trật tự trong các cơ sở giáo dục là một yêu cầu quan trọng, nhằm bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh. Mô hình "An toàn trường học" được triển khai đã đạt được những kết quả nổi bật.
Bộ GD&ĐT tặng bằng khen cho các cá nhân tích cực của phong trào
Trường học không ma túy
Sau 15 năm thực hiện mô hình "An toàn trường học" (2003-2018) và triển khai mô hình "Trường học văn minh, học sinh thân thiện, không ma túy và bạo lực học đường", tỉnh Nam Định đã đạt được nhiều kết quả khả quan.
Xác định tầm quan trọng về công tác đảm bảo an ninh trật tự trong các cơ sở giáo dục, năm 2002, UBND tỉnh đã chỉ đạo hai ngành Công an, Giáo dục và ào tạo xây dựng Kế hoạch liên ngành số 07 triển khai mô hình "An toàn trường học" thực hiện thí điểm ở thành phố Nam ịnh và nhân rộng ra địa bàn toàn tỉnh từ năm 2003.
Bộ Công an tặng bằng khen cho các cá nhân và tập thể
Các nội dung chính cần thực hiện của mô hình được đẩy mạnh thông qua tuyên truyền, vận động cán bộ, giáo viên, học sinh tham gia giữ gìn an ninh trật tự; đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức tự quản trong nhà trường; phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an ngăn chặn các loại tội phạm, tệ nạn xã hội xâm nhập học đường, góp phần xây dựng trường học an toàn.
Quá trình tổ chức triển khai mô hình đã xuất hiện nhiều cách làm hiệu quả, sáng tạo, góp phần phòng ngừa, hạn chế điều kiện phát sinh tội phạm, tệ nạn xã hội. Phong trào đã tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa hai ngành Công an, GD-ĐT.
Xác lập quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội ngày càng chặt chẽ, thống nhất nhằm quản lý, giáo dục, giúp đỡ học sinh, sinh viên, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Qua mô hình, đã phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng các điển hình tiên tiến, tạo động lực mới cho phong trào thi đua "Hai tốt" ở các trường học. Mô hình "Trường học văn minh, học sinh thân thiện, không ma túy và bạo lực học đường" đã góp phần nâng cao chất lượng dạy và học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định, ông Trần Lê oài, cho rằng: Mô hình "An toàn trường học" đã phản ánh bức tranh sinh động, sự sáng tạo của các đơn vị, địa phương trong tỉnh. Mô hình triển khai thành công là hoạt động quan trọng trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, tương tác hiệu quả với phong trào thi đua "Dạy tốt - Học tốt" góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, ngăn chặn các loại tội phạm, tệ nạn xã hội xâm nhập học đường; xác lập quy trình, quy chế quản lý học sinh, sinh viên. Hai ngành Công an, GD&ĐT đã cùng chung tay tạo sự chuyển biến tích cực về trật tự, an toàn xã hội.
Những bài học kinh nghiệm
Theo ông Cao Xuân Hùng - Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Nam Định: Sau 15 năm thực hiện mô hình "An toàn trường học" nhiều bài học kinh nghiệm thiết thực đã được rút ra. Để phong trào "An toàn trường học" thực sự có chiều sâu, hiệu quả. Ông Hùng cho rằng cần phải có sự đồng lòng của các cấp uỷ, chính quyền và người dân. Trong đó sự quan tâm lãnh đạo của cấp ủy Đảng, quản lý của chính quyền, sự vào cuộc của các ban, ngành, đoàn thể, sự tham gia tích cực của người dân là rất quan trọng.
Các nhà trường ở huyện Hải Hậu thực hiện tốt mô hình ATTH
Là các cơ quan trực tiếp được giao nhiệm vụ thực hiện và cũng là trách nhiệm của mình, ngành giáo dục - Công an đã thực sự làm nòng cốt trong việc tham mưu, triển khai các văn bản chỉ đạo của cấp trên để để xây dựng, triển khai mô hình phong trào. Cùng với đó là việc tăng cường sự phối hợp giữa lực lượng công an các cấp với các cơ sở giáo dục, nhà trường, các ban, ngành đoàn thể, các tôn giáo trong tỉnh để phát động, duy trì mô hình.
Các bên liên quan đã cùng coi trọng công tác phối hợp. Trong đó, mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong việc quản lý, giáo dục con em, phòng ngừa vi phạm pháp luật, bạo lực học đường được đề cao. Đồng thời xây dựng, triển khai quy chế phối hợp, liên kết giữa nhà trường - công an phường sở tại - gia đình để chia sẻ thông tin, xử lý kịp thời các vụ việc phát sinh ANTT không để tội phạm, tai, tệ nạn xâm nhập học đường.
Ông Hùng đặc biệt nhấn mạnh việc cần thiết phải xây dựng lực lượng nòng cốt trong phong trào "An toàn trường học", gồm đội ngũ giáo viên chủ nhiệm; bảo vệ nhà trường; phát huy vai trò tích cực của Bí thư Đoàn, Tổng phụ trách Đội, các tổ chức tự quản, lớp trưởng và học sinh, sinh viên tiêu biểu để duy trì phong trào và trật tự, kỷ cương nhà trường.
Nam Định cũng chú trọng tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo vệ; tranh thủ các nguồn lực xã hội để cải tạo cơ sở giáo dục, tạo môi trường giáo dục văn minh, hiện đại; phù hợp với xu thế phát triển xã hội, duy trì, nuôi dưỡng phong trào.
Song song với đó là kịp thời bổ sung, điều chỉnh cơ chế, chính sách, nội dung các tiêu chí của mô hình phù hợp đặc điểm, tình hình từng giai đoạn. Kịp thời phát hiện, động viên, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, bồi dưỡng, nhân rộng các điển hình tiên tiến. - Ông Cao Xuân Hùng, Giám đốc Sở GD&ĐT
Hà An
Theo GDTĐ
10 năm xây dựng nông thôn mới: Hậu Giang - điểm sáng vùng ĐBSCL Với xuất phát điểm khá thấp, trong 10 năm qua nhờ sự chỉ đạo, vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, vượt qua nhiều khó khăn, trở ngại, tỉnh Hậu Giang đã đạt được nhiều kết quả hết sức ấn tượng trong công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM). Nông thôn khởi sắc Phó Thủ tướng Chính phủ Vương...