Đắn đo ly hôn vì thương bố mẹ chồng
Bố mẹ chồng Thảo muốn qua Tết hai vợ chồng cô hẵng ly hôn vì ông bà sợ cảnh đón Tết quá buồn khi không có đứa cháu nào bên cạnh, vợ chồng con thì ly dị.
Dù lấy Quân là con út nhưng 10 năm nay, vợ chồng Thảo phải chung sống với bố mẹ chồng. Ngày Thảo về làm dâu, bố mẹ Quân vui mừng vì căn nhà rộng có thêm người về ở. Trong khi đó những ngày đầu Thảo cảm thấy buồn chán và lo lắng vì bố mẹ chồng luôn áp đặt cách sống của ông bà, từ nấu nướng đến dọn dẹp nhà cửa hay chăm sóc con cái.
Đã có những lúc vợ chồng Thảo mâu thuẫn cũng do bố mẹ chồng không ưng cô, đã có những lúc cô giận dỗi, đòi chồng ra ở riêng thậm chí đòi ly hôn vì không muốn tiếp tục sống với bố mẹ chồng. Tuy nhiên, sau cả quá trình dài chung sống, Thảo nhận ra bố mẹ chồng cô đã già, yếu, được cái rất yêu thương con cháu nên cô dần cảm thấy thoải mái, vui vẻ.
Cuộc sống vợ chồng Thảo trôi qua hạnh phúc với cậu con trai đầu 8 tuổi và cô con gái xinh xắn, đáng yêu 5 tuổi.
Nhưng cách đây 1 năm, cậu con trai đầu của Thảo bị mất trong đợt đi chơi biển cùng với cơ quan của bố, chỉ còn lại cô con gái. Từ ngày đó, cuộc sống gia đình Thảo trở nên ngột ngạt dù cô luôn gắng sức để cân bằng. Nhiều đêm nhớ con, Thảo không ngủ được, cô ôm gối khóc nghẹn ngào và đi ra ban công ngồi đến sáng.
Quân đẹp giai, hát hay, chơi ghita giỏi, kiếm được tiền nhưng có tính lăng nhăng. Trước đây, khi Thảo sinh con gái được 3 tháng, cô phát hiện chồng ngoại tình với đồng nghiệp trẻ cùng cơ quan. Khi sự việc vỡ lở, Quân quỳ lạy và xin vợ tha thứ, hứa sẽ không bao giờ tái phạm.
Ảnh minh họa.
Những tưởng sau sự việc đáng nhớ ấy, Quân sẽ từ bỏ chuyện à ơi tán tỉnh phụ nữ. Vậy mà sau khi con trai ra đi đột ngột ít ngày, Thảo mới phát hiện ra chồng mình lại ngoại tình với một đồng nghiệp, oái oăm là lại có bầu. Nỗi đau chồng nỗi đau, Thảo ngã quỵ.
Video đang HOT
Trong khoảng thời gian mất mát đau đớn đó, bố mẹ chồng luôn ở cạnh Thảo động viên và chăm sóc cô. Mẹ chồng Thảo hầm từng con chim bồ câu, chưng yến cho con dâu ăn, hàng ngày đưa đón, tắm rửa, nấu ăn cho cho cháu gái nội để Thảo bớt vất vả. Cũng chính bố mẹ chồng đã dằn mặt cô bồ là đồng nghiệp của Quân và không thừa nhận Quân là con của ông bà nữa.
Vậy nhưng, đáp lại Quân tuyên bố không còn tình yêu với vợ, muốn ly dị và kết hôn với cô bồ cùng cơ quan.
Khi nghe chồng nói vậy, Thảo bị sốc nhưng cô không tiếc nuối. Trái tim của cô đã bị chồng gây tổn thương quá lớn. Vừa mất con chưa được bao lâu mà chồng cô đã có người tình. Cô hiểu, khi chồng không còn tình yêu với mình thì không nên níu kéo bố cho con.
Thảo dự định sẽ đưa con về Nam Định sinh sống cùng bố mẹ đẻ bởi ông bà cũng đã già yếu, lại không có ai ở bên cạnh chăm sóc. Vậy nhưng vừa mới mở lời trình bày, bố mẹ chồng Thảo đã bảo cô: “Con muốn chấm dứt với thằng Quân, bố mẹ không cản vì biết con đã quá khổ rồi. Nhưng con xem hay là để qua Tết rồi giải quyết vì chỉ còn hơn tháng nữa thôi là Tết rồi”.
Nghe bố mẹ chồng nói vậy, Thảo lại đắn đo. Thật sự cô thấy thương và hiểu nỗi lòng của ông bà. Nếu ly hôn, Thảo sẽ đưa con gái rời khỏi nhà. Ông bà sợ cảnh đón Tết quá buồn khi không có đứa cháu nào bên cạnh, vợ chồng con thì ly dị. Cô cũng nghe ông bà tính bán căn nhà rộng này để mua một căn chung cư nhỏ để bớt hiu quạnh. Nghe ông bà bàn tính, nước mắt Thảo cứ chảy tràn hai khóe, lòng nhói đau nhưng đành bất lực…
Châu Anh
Theo giadinh.net.vn
10 câu nói cần tránh để không làm tổn thương trẻ
Kể cả khi có ý tốt, xuất phát từ tình yêu thương, mong muốn cháu tốt hơn của ông bà có thể khiến trẻ cảm thấy tổn thương, thất vọng.
1. "Không được khóc" hay "Cháu không còn là trẻ con nữa đâu": Với những câu nói như vậy, ông bà đang ngăn trẻ bày tỏ cảm xúc. Đứa trẻ khóc lóc có thể khiến người lớn phiền hà nhưng họ có thể giải quyết tình huống theo cách khác. Thay vì cấm trẻ khóc, buộc nó cư xử như người trưởng thành, ông bà nên hướng dẫn cháu nói rõ đang buồn hay khó chịu vì điều gì.
2. "Cháu béo thế" hay "Cháu gầy quá": Nhiều người thích đặt biệt danh cho cháu theo ngoại hình, coi đó là hành vi trìu mến, yêu thương. Họ cũng không kiêng dè việc bình luận về cân nặng của trẻ. Tuy nhiên, những lời nhận xét từ ông bà có thể ảnh hưởng xấu tới cách trẻ nhìn nhận bản thân và tạo ra hình ảnh tiêu cực.
3. "Chị làm được, sao cháu không làm được?": So sánh trẻ con với nhau khiến chúng giảm lòng tự trọng. Trẻ nên được công nhận theo tài năng, sở trường riêng. Việc ông bà so sánh trẻ với người khác khiến chúng cảm thấy mình thấp kém, bực bội với họ và đứa trẻ họ mang ra so sánh.
4. "Cháu tôi không bao giờ làm thế": Bằng cách sử dụng từ "không bao giờ", ông bà gây áp lực để trẻ không thực hiện một số việc. Câu nói này thường khiến trẻ cảm thấy căng thẳng.
5. "Cháu sẽ không không hiểu. Cháu chưa đủ thông minh đâu": Việc ông bà dùng lý do trẻ còn nhỏ hay quá ngu ngốc khiến chúng cảm thấy bị gạt bỏ. Câu nói này còn khiến trẻ tin chúng không thông minh hoặc không đủ quan trọng để được nghe lời giải thích từ người lớn. Đôi khi, ông bà quá mệt mỏi để trả lời hàng loạt câu hỏi từ trẻ. Nhưng họ có thể cố gắng giải thích hoặc yêu cầu chúng hỏi bố mẹ thay vì gạt đi.
6. "Cháu mặc gì vậy? Nó không hợp cháu đâu": Đôi khi, thời trang của trẻ có thể khiến ông bà thấy sốc. Nhưng họ không nên chê bai. Nếu cảm thấy cháu có thể bị bắt nạt vì cách ăn mặc, họ nên khéo léo khuyên để trẻ không cảm thấy bản thân tồi tệ.
7. "Bạn kéo tóc vì thích cháu đấy": Ông bà nói vậy khiến trẻ dần chấp nhận bạo lực như một biểu hiện của tình cảm. Trẻ nhầm tưởng bạo hành là điều tự nhiên, người khác làm tổn thương chúng vì yêu quý. Trong trường hợp này, lẽ ra, họ nên nói rõ có thể bạn kéo tóc vì thích trẻ nhưng đang thể hiện sai cách.
8. "Cháu vụng về thế" hay "Cháu nhạy cảm quá đấy": Việc ông bà gán nhãn cho trẻ như vậy khiến chúng cảm thấy bản thân thật tồi tệ. Nó cũng ảnh hưởng xấu, làm trẻ lo lắng quá mức, ép mình phải hoàn hảo mọi lúc, mọi nơi. Trong khi đó, là trẻ con, chúng có quyền phạm sai lầm mà không phải nghe những góp ý, nhận xét vô ích đó.
9. "Bố mẹ cháu thật khủng khiếp": Nhiều người thường nói xấu bố mẹ trẻ với chúng một cách ngẫu nhiên hoặc khi tức giận hay chỉ so sánh đơn thuần. Dù thế nào, câu nói đó cũng tác động xấu đến trẻ nhiều hơn ông bà nghĩ. Chúng có thể tin vào đó, nghĩ bố mẹ mình là người xấu, dần không tôn trọng họ nữa, đẩy gia đình vào mối quan hệ không tốt đẹp. Cuối cùng, người tổn thương vẫn là trẻ.
10. "Nếu không nói được gì tử tế, cháu đừng nói": Có thể ông bà nói vậy vì muốn cháu không nói năng thô lỗ. Nhưng một số lời phải được nói ra dù không tử tế. Nếu ông bà dạy cháu im lặng, khi lớn lên, chúng sẽ không nói ra suy nghĩ, cảm xúc của mình. Thay vào đó, họ nên hướng dẫn trẻ nói khéo léo hơn, vừa thể hiện quan điểm vừa tránh làm người khác tổn thương, khó chịu.
Theo news.zing.vn
Trả lời câu hỏi "Mình hẹn hò để làm gì?" tưởng dễ mà cực khó, 5 đáp án cho thấy bạn sai hoàn toàn sai khi bước chân vào một mối quan hệ mới Chuyện hẹn hò không phải luôn là chuyện vui và ngọt ngào, đời rất phũ nếu ta chộp giật một ai đó chỉ để lấp chỗ trống. Vậy nên, trước khi yêu hãy đặt câu hỏi... Chuyện hẹn hò cũng quan trọng như hít thở khí trời để sống một cách lành mạnh vậy. Gặp phải một người hợp ý thì cuộc sống...