Dẫn độ 11 tên cướp biển trên tàu ZAFIRAH về Indonesia
Khống chế, đẩy các thuyền viên xuống biển để cướp tàu rồi sơn màu, đổi tên nhằm tránh “tai mắt” của cơ quan chức năng, nhưng hành vi táo tợn của 11 tên cướp biển này đã bị cơ quan chức năng Việt Nam bắt gọn.
Sáng sớm nay, 13/4, Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã đưa 11 đối tượng trong vụ cướp tàu ZAFIRAH (quốc tịch Malaysia) đến sân bay Tân Sơn Nhất (TPHCM) chuyển giao cho cơ quan chức năng Indonesia dẫn độ về nước xử lý theo pháp luật Indonesia.
Trước đó, ngày 12/4, tại trụ sở Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Đoàn Cảnh sát Indonesia và Lãnh sự quán Indonesia tại TPHCM đã có buổi làm việc với các cơ quan chức năng Việt Nam gồm: Bộ đội biên phòng, công an, Sở Ngoại vụ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, đại diện Cục Phòng chống khủng bố (Bộ Công an Việt Nam).
Phía cơ quan chức năng Indonesia đã làm việc với cơ quan chức năng Việt Nam về việc tiếp nhận đồ vật, tài sản, hồ sơ tài liệu vụ cướp tàu ZAFIRAH và phương án dẫn độ 11 tên cướp biển này về Indonesia để xử lý.
Video đang HOT
11 đối tượng cướp biển trên tàu ZAFIRAH bị bắt giữ
Tại buổi làm việc, đại diện Bộ đội biên phòng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã thông báo cho phía bạn về quá trình tiếp nhận thông tin báo có cướp biển của Cục hàng hải quốc tế tại Kuala Lumpua (Malaysia).
Ngay khi nhận tin báo, Bộ đội biên phòng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã bố trí ngay lực lượng đến nơi xảy ra vụ việc để truy tìm, trấn áp 11 tên cướp biển khi chúng đang “tiếp quản” tàu ZAFIRAH.
Bộ đội biên phòng đã cứu được 9 thuyền viên trên tàu ZAFIRAH (trong đó có 4 người Indonesia và 5 người Mianma). Mở rộng điều tra vụ cướp thuyền táo bạo này, cơ quan chức năng Việt Nam còn phát hiện thêm 3 đối tượng, trong đó có 2 người quốc tịch Indonesia có liên quan đến vụ cướp tàu trên biển này.
Đại tá Cao Xuân Trang, Phó Chỉ huy trưởng bộ đội biên phòng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cho biết 11 cướp biển này đã vi phạm pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, do địa điểm xảy ra vụ cướp thuộc vùng biển Indonesia, nên các cơ quan chức năng Việt Nam đã quyết định chuyển giao nhóm cướp biển người Indonesia cho cơ quan chức năng Indonesia tiếp tục điều tra, xử lý.
Đại tá Guntur Setyanto – Bộ Chỉ huy Cảnh sát Indonesia cho biết, 11 đối tượng sẽ được thụ lý, điều tra và xử lý theo luật pháp Indonesia. Phía Indonesia cũng bày tỏ mong muốn tiếp tục được hỗ trợ từ các cơ quan chức năng Việt Nam để làm sáng tỏ thêm những tình tiết nhằm sớm kết thúc quá trình điều tra, để đưa ra xét xử các đối tượng cướp biển này. Đại tá Guntur Setyanto mong muốn 2 nước Việt Nam – Indonesia ngày một quan hệ, phối hợp chặt chẽ hơn để bảo vệ an toàn vùng biển mỗi nước.
Đại diện các cơ quan chức năng Indonesia cũng đã đến nơi 11 đối tượng cướp biển đang được quản lý tại Đồn biên phòng 518 (P.10, TP.Vũng Tàu). Dù đang phạm tội nhưng các đối tượng cướp biển được chăm sóc, đối đãi chu đáo.
Các đối tượng này được tự nấu ăn theo sở thích, văn hóa, chơi thể theo mỗi ngày… Có người mập lên hẳn trong thời gian bị quản thúc. Tận mắt chứng kiến nơi ăn uống, sinh hoạt, sức khỏe tốt của 11 cướp biển, bà Rachmaida Ginting – Tổng Lãnh sự quán Indonesia tại TPHCM đã cảm ơn các cơ quan chức năng Việt Nam và trực tiếp là Bộ đội biên phòng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã có sự quan tâm, chăm sóc tốt dù đang là người nước ngoài phạm tội.
Trước đó, ngày 22/11/2012, các cơ quan chức năng Việt Nam nhận tin báo có vụ cướp biển từ Cục hàng hải quốc tế tại Kuala Lumpua (Malaysia). Qua tuần tra, truy tìm, các cơ quan chức năng Việt Nam đã bắt giữ 11 đối tượng trên tàu SEA HORSE tại vị trí cách mũi Vũng Tàu (Việt Nam) khoảng 40 hải lý về hướng Đông Nam.
Các đối tượng trên đã cướp tàu ZAFIRAH trọng tải 1.125 tấn, chuyên chở xăng dầu của Malaysia, đẩy các thuyền viên xuống biển trên một phao cứu sinh. Sau đó, nhóm cướp biển này đã tiến hành sơn sửa lại tàu ZAFIRAH và đổi tên thành SEA HORSE để tránh bị phát hiện.
Cơ quan chức năng Việt Nam ngoài việc bắt giữ 11 đối tượng cướp biển còn cứu sống 9 thuyền viên trên tàu ZAFIRAH. Trước khi bàn giao 11 cướp biển cho Indonesia, Bộ đội biên phòng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng đã bàn giao 9 thủy thủ tàu Zafirah cùng tàu này cho các nước bạn và chủ tàu.
Theo Dantri
Nga ngừng hoạt động của Lãnh sự quán ở Syria
Bộ Ngoại giao Liên bang Nga vừa ra thông cáo tạm thời ngừng mọi hoạt động của Lãnh sự quán tại Aleppo, thành phố lớn thứ 2 và đông dân nhất của Syria, sau những vụ nổ ở trường Đại học Aleppo làm ít nhất 87 người thiệt mạng và 162 người khác bị thương.
Bộ Ngoại giao Nga cho rằng việc đóng cửa Lãnh sự quán tại Aleppo vào thời điểm này nhằm bảo đảm an toàn cho những công dân Nga, đặc biệt là những nhà hoạt động ngoại giao và nhân đạo, trước những cuộc xung đột vũ trang giữa lực lượng quân Chính phủ và phe đối lập. Trước đó, ngày 13-1, Nga đã bày tỏ quan điểm về tình hình chiến sự tại Syria và khẳng định, việc phế truất Tổng thống Syria Bashar al-Assad không nằm trong những thỏa thuận quốc tế trước đây về cuộc khủng hoảng ở Syria và điều đó rất khó xảy ra. Ngoại trưởng Nga Sergei Larov cho biết: "Đây không phải là điều kiện tiên quyết có trong bản thông cáo chung Geneva và không thể thực hiện được điều này". Ngoài ra, ông Larov cũng cho rằng kế hoạch cho giải pháp hòa bình của ông Assad chưa đủ thuyết phục.
Theo ANTD
Bàn giao 9 thuyền viên tàu ZAFIRAH Sáng 19.12, tại Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, các cơ quan chức năng tỉnh đã tiến hành lễ bàn giao 9 thuyền viên người nước ngoài trong vụ tàu ZAFIRAH (quốc tịch Malaysia) bị cướp cho đại diện lãnh sự quán Indonesia và Myanmar. Trước đó, ngày 17.12, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu...