Dân điêu đứng vì đại dịch, đại gia nuôi lợn lãi lớn chưa từng có
Giá thịt lợn treo ở đỉnh cao lịch sử đã giúp nhiều đại gia Việt thu lợi nhuận lớn, cao gấp hàng chục lần so với cùng kỳ. Trong khi đó, sự hợp tác với các ông lớn Mỹ giúp doanh nghiệp tăng trưởng bùng nổ.
Tập đoàn Dabaco Việt Nam (DBC) ước tính lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2020 đạt 744 tỷ đồng, bằng 163% kế hoạch, gấp 27 lần cùng kỳ năm trước. Trong quý II, doanh thu đạt hơn 3,1 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận trước và sau thuế đều tăng mạnh.
Theo đánh giá của ban lãnh đạo DBC, tình hình kinh tế xã hội quý II còn tiếp tục khó khăn do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 và dịch tả lợn châu Phi tái bùng phát trên nhiều tỉnh, thành cả nước và có nguy cơ lây lan diện rộng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc tổ chức nuôi tái đàn.
Tập đoàn này đang niêm yết hơn 100 triệu cổ phiếu, vốn hóa hơn gần 4,8 nghìn tỷ đồng, gấp hơn 2 lần so với cuối tháng 3 nhờ giá cổ phiếu tăng vọt từ mức dưới 20.000 đồng/cp lên mức 46.000 đồng/cp như hiện nay.
Dabaco ghi nhận lợi nhuận khủng trong nửa đầu 2020 và dự báo lợi nhuận sẽ tiếp tục cao trong phần còn lại của năm là do giá thịt lợn vẫn còn cao và đàn lợn cả nước đã giảm nhiều vì dịch tả lợn châu Phi và cần thời gian để hồi phục.
Giá thịt lợn lên cao giúp nhiều đại gia Việt thêm nhiều lợi nhuận.
Trong khi đó, Dabaco dự kiến tiếp tục đàn lợn tăng nhờ vị thế là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực và không bị ảnh hưởng bởi quy định chặt chẽ về điều kiện chăn nuôi.
Nhiều doanh nghiệp chăn nuôi khác cũng ghi nhận kết quả kinh doanh ấn tượng và cổ phiếu tăng giá mạnh.
CTCP Chăn nuôi – Mitraco (MLS) ghi nhận giá cổ phiếu tăng từ mức 5.000 đồng/cp hồi đầu tháng 4 lên mức trên 22.000 đồng/cp. Cổ phiếu CTCP Chăn nuôi Phú Sơn (PSL) tăng từ 16.000 đồng hồi đầu tháng 4 lên mức 24.000 đồng/cp như hiện tại. Cổ phiếu Masan MEATLife (MML) cũng tăng ấn tượng từ mức 35.000 đồng lên 48.000 đồng/cp.
Giá thịt lợn tăng mạnh gần đây đã tác động mạnh tới chuỗi sản xuất – chăn nuôi theo hướng tích cực. Các doanh nghiệp từ sản xuất thức ăn, chăn nuôi và thương mại đều có kết quả kinh doanh tăng trưởng ấn tượng sau khi đã chạm đáy năm 2017.
Giá thịt lợn hiện vẫn ở mức cao, khoảng 90.000-100.000 đồng/kg hơi. Giá bán thịt tại các siêu thị vẫn từ 150.000-300.000 đồng/kg tùy loại.
Video đang HOT
Không chỉ cổ phiếu chăn nuôi tăng mạnh lên vùng đỉnh cao lịch sử mới, nhiều cổ phiếu ngành khác cũng tăng mạnh bất chấp đại dịch Covid-19 ảnh hưởng khá nhiều đến nền kinh tế.
Công ty cổ phần Thế giới số – Digiworld (DWG) trong tuần qua tăng vọt lên đỉnh cao lịch sử, ở mức trên 42.000 đồng/cp. Chỉ trong vòng 3 tháng qua cổ phiếu này đã tăng hơn gấp đôi khiến quy mô vốn hóa tăng lên trên 1.800 đồng/cp.
Sở dĩ cổ phiếu Digiworld tăng mạnh là do giới đầu tư kỳ vọng việc Apple là đối tác lớn và sẽ có đóng góp tích cực vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chưa tính tới kỳ vọng về việc hợp tác với Apple, doanh nghiệp đặt mục tiêu doanh thu tăng 20% lên 10,2 nghìn tỷ đồng; lợi nhuận tăng 25,5% lên 202 tỷ đồng.
Dự kiến, 6 tháng cuối năm, Digiworld sẽ phân phối khoảng 50.000 sản phẩm của Apple tại Việt Nam. DGW vừa công bố thỏa thuận hợp tác chiến lược với Apple, chính thức trở thành đơn vị được quyền phân phối tất cả các sản phẩm của Apple tại Việt Nam. Qua đó, Apple kỳ vọng tiếp cận thêm nhiều phân khúc khách hàng và đa dạng hóa các kênh phân phối sản phẩm, thúc đẩy tăng trưởng ở thị trường nội địa.
Theo GfK, Việt Nam đứng thứ 2 về số lượng sản phẩm điện thoại thông minh bán ra nhưng Apple chính hãng trên thị trường Việt Nam hiện nay mới chiếm khoảng 60%.
Trên thị trường chứng khoán (TTCK), đầu giờ sáng 6/7, chỉ số VN-Index ở quanh ngưỡng 850 điểm.
Nhiều công ty chứng khoán có các dự báo thận trọng.
Theo BVSC, VN-Index dự báo sẽ gặp áp lực rung lắc, điều chỉnh khi tiến vào vùng kháng cự 848-853 điểm trong những phiên đầu tuần mới. Về tổng thể, rủi ro giảm điểm ngắn hạn của thị trường vẫn đang hiện hữu khi trước mắt là kỳ công bố báo cáo kết quả kinh doanh quý II của các doanh nghiệp niêm yết. Ảnh hưởng từ dịch Covid-19 có thể khiến cho lợi nhuận dự kiến của các doanh nghiệp không được như kỳ vọng, qua đó có thể tạo ra ảnh hưởng không tích cực lên diễn biến giá cổ phiếu, đặc biệt là trong bối cảnh thị trường tương đối thiếu vắng thông tin hỗ trợ.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 3/7, VN-Index tăng 5,23 điểm lên 847,61 điểm; HNX-Index giảm 0,06 điểm xuống 111,55 điểm. Upcom-Index tăng 0,37 điểm lên 56,26 điểm. Thanh khoản đạt khoảng 4,0 ngàn tỷ đồng.
Buôn lợn lãi đậm, tỷ phú tính chuyện lập trại kiếm ăn lâu dài
Giá thịt lợn không có dấu hiệu hạ nhiệt, thậm chí còn tiếp tục lên đỉnh cao mới do nguồn cung thấp và giá giống cao kỷ lục. Các doanh nghiệp tiếp tục báo lãi, trong khi tỷ phú Việt tính đường cho dự án lớn.
CTCP Nông Súc Sản Đồng Nai - Dolico (NSS) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 1/2020, lợi nhuận chỉ riêng 3 tháng đầu năm đã vượt cả năm 2019 và vượt xa kế hoạch đặt ra cho cả năm 2020.
Cụ thể, lợi nhuận trước thuế quý 1 của Dolico đạt 38,6 tỷ đồng, vượt 140% so với kế hoạch năm và cao hơn mức lợi nhuận 27,3 tỷ đồng trong năm 2019. Mức lợi nhuận của Dolico là khá cao so với tổng doanh thu 81 tỷ đồng trong quý 1.
Trong quý 2, Dolico đặt mục tiêu sản lượng 855 tấn heo thịt, tổng doanh thu là 65 tỷ và lợi nhuận trước thuế 15 tỷ đồng.
Mặc dù lợi nhuận tăng rất mạnh nhưng cổ phiếu NSS không biến động. Cổ phiếu này có giá (điều chỉnh) không đổi ở mức 13.300 đồng/cp kể từ khi lên sàn hồi tháng 10/2018 do không có thanh khoản, không có lệnh nào bán ra trong gần 2 năm qua.
Cơ cấu cổ đông tại Dolico cô đặc với Tổng công ty Công nghiệp Thực phẩm Đồng Nai (Dofico) nắm giữ 84,3% và thành viên HĐQT Lê Thị Khánh Xương nắm 7,89%.
Trước đó, giới đầu tư chứng kiến nhiều doanh nghiệp chăn nuôi lợn lãi lớn khi giá thịt lợn tăng lên mức 150.000-350.000 đồng/kg do nguồn cung suy giảm sau dịch tả châu Phi hồi 2019 và một phần do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Tập đoàn Dabaco Việt Nam (DBC) của ông Nguyễn Như So (có trụ sở tại Bắc Ninh) ghi nhận lợi nhuận sau thuế quý 1 tăng gấp 16 lần so với cùng kỳ năm trước (lên gần 350 tỷ đồng), ước tính lợi nhuận cả năm có thể bằng vốn điều lệ, tương đương cả ngàn tỷ đồng.
Giá thịt lợn vẫn đang ở mức cao kỷ lục.
Một loạt doanh nghiệp chăn nuôi lợn hoặc/và chế biến thực phẩm như CTCP Chăn nuôi - Mitraco (MLS), CTCP Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản - Vissan (VSN), CTCP Chăn nuôi Phú Sơn (PSL),... cổ phiếu tăng cao gần đây cũng do kỳ vọng về lợi nhuận tăng mạnh.
Đó là nhờ giá thịt lợn tăng cao.
Nhiều tháng qua, cơ quan quản lý nỗ lực tìm cách giảm giá thịt lợn hơi về mức 70 ngàn đồng/kg, nhưng thực tế vẫn quanh mức 90 ngàn đồng/kg. Giá lợn móc hàm khoảng 140.000 đồng/kg và giá lợn bán lẻ tại chợ từ 150.000-200.000 đồng/kg, còn thịt lợn các doanh nghiệp lớn bán trong siêu thị lên mức 150.000-350.000 đồng/kg.
Giá lợn chưa có dấu hiệu giảm do nguồn cung lợn trong dân ở mức thấp, còn các doanh nghiệp có nguồn cung lớn vẫn neo giá lợn ở mức cao nên lợi nhuận tăng đột biến.
Hiện cơ bản dịch tả châu Phi đã được khống chế, nhưng nhiều hộ nuôi khó tái đàn do giá lợn giống rất cao, hiện đã lên tới 2,8-3,5 triệu đồng/con. Khả năng thua lỗ rất lớn nếu bị chết hoặc giá lợn giảm. Trong khi đó, các doanh nghiệp lớn chú trọng đẩy mạnh tăng đàn, không bán heo giống cho người dân.
Gần đây, nhiều doanh nghiệp lớn tham gia vào lĩnh vực chăn nuôi cũng như thức ăn gia súc như trường hợp của Tập đoàn Hòa Phát (HPG) của tỷ phú Trần Đình Long hay Thaco của tỷ phú Trần Bá Dương.
Hồi đầu năm, CTCP Sản xuất, Chế biến và Phân phối Nông nghiệp Thadi (thuộc Công ty Ô tô Trường Hải - Thaco) và CTCP Hùng Vương (HVG) đã ký kết hợp tác chiến lược, lấn sang lĩnh vực chăn nuôi.
Theo đó, Thadi đầu tư 65% vào liên doanh Thadi - HVG trong mảng sản xuất heo giống (bố mẹ) với quy mô 45 ngàn con trong năm 2020, với tổng giá trị đầu tư là 2.000 tỷ đồng, triển khai tại An Giang và Bình Định. Thadi cũng đầu tư chăn nuôi heo thịt theo tiêu chuẩn sạch của châu Âu (EFSA) với quy mô 1,2 triệu con/năm nhằm cung cấp sản phẩm sạch, chất lượng cao để xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.
Tại cuộc họp trực tuyến Thủ tướng với doanh nghiệp ngày 9/5, ông Trần Bá Dương cho rằng, Chính phủ lo lắng về giá thịt heo cao nhưng nhìn ở góc độ khác là cơ hội khuyến khích đầu tư bài bản có chiến lược lâu dài cho ngành chăn nuôi. Ông Dương nhìn nhận trong "nguy" có "cơ".
Trên thị trường chứng khoán (TTCK), đầu giờ sáng 11/5, chỉ số VN-Index tiếp tục tăng điểm và vượt xa ngưỡng 800 điểm. Các cổ phiếu blue-chips hầu hết tăng giá. Nhóm cổ phiếu dầu khí tăng nhanh do giá dầu thô hồi phục mạnh. Nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng tăng điểm.
Nhiều công ty chứng khoán có các dự báo thận trọng.
Theo BSVS, trong tuần mới, thị trường dự báo có thể chịu áp lực điều chỉnh trong những phiên đầu tuần trước khi tăng điểm trở lại vào cuối tuần. Sau khi vượt qua vùng đỉnh cũ 795-800 điểm, VN-Index nhiều khả năng sẽ có nhịp "throwback" để kiểm định lại vùng điểm này. Nếu kiểm định thành công, chỉ số có cơ hội kéo dài nhịp hồi phục với đích đến gần nằm tại 845-860 điểm trong ngắn hạn.
Việc khối ngoại quay lại mua ròng nhẹ sau chuỗi bán ròng liên tiếp trong thời gian qua có thể tạo hiệu ứng tâm lý tích cực đối với nhà đầu tư, qua đó làm giảm áp lực lên đà hồi phục của thị trường. Dù vậy, việc các doanh nghiệp có thể phải điều chỉnh kế hoạch kinh doanh năm 2020 do bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và kết quả kinh doanh quý II của các doanh nghiệp có thể không như kỳ vọng cũng sẽ là các yếu tố có thể tác động không tốt đến diễn biến giá cổ phiếu.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 8/5, VN-Index tăng 17,19 điểm lên 813,73 điểm; HNX-Index tăng 1,71 điểm lên 110,02 điểm. Upcom-Index tăng 0,54 điểm lên 52,91 điểm. Thanh khoản đạt 7,8 ngàn tỷ đồng.
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất 6 tháng đầu năm: DBC, DGW lập đỉnh lịch sử Dù thị trường giảm khá mạnh nhưng vẫn có những cổ phiếu đi ngược xu hướng chung.Nhiều cổ phiếu có thanh khoản cao, tăng bằng lần trong 6 tháng đầu năm. Thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua 6 tháng đầu năm với sự đối lập giữa quý I và II. Quý I là sự lao dốc của hầu hết các nhóm...