Dẫn dê về nuôi ở bờ vuông tôm, dễ sinh lời, mau hoàn vốn
Với sự trợ giúp về vốn của Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), nhiều hộ nông dân ở xã Hòa Thành, TP. Cà Mau (Cà Mau) đã xây dựng mô hình nuôi dê, tận dụng cây tạp mọc trên các bờ vuông tôm, dễ sinh lời, hoàn vốn.
Giúp nông dân mạnh dạn đầu tư
Dẫn chúng tôi đi thăm các mô hình nuôi dê của Tổ hợp tác nuôi dê ấp Cái Ngang, xã Hòa Thành, ông Lê Văn Tài – Chủ tịch Hội ND xã Hòa Thành cho biết, trước khi thực hiện dự án, kinh tế của nông dân gặp nhiều khó khăn, thiếu vốn sản xuất, lao động nhàn rỗi còn nhiều, chưa tiếp cận được khoa học kỹ thuật, thu nhập không ổn định. Khi nông dân tiếp cận nguồn vốn Quỹ HTND đã mạnh dạn đầu tư chăn nuôi dê và dần ổn định sản xuất.
Phó Chủ tịch Nguyễn Hồng Lý đến thăm mô hình của Tổ hợp tác chăn nuôi dê xã Hòa Thành. ảnh: Chúc Ly
Cụ thể, 7 hộ trong Tổ hợp tác đã vay vốn để mua tổng cộng 42 con dê giống. Đến nay đàn dê đã tăng lên hơn 90 con. Ngoài ra, một số nông dân ngoài dự án thấy mô hình nuôi dê hiệu quả nên đã làm theo, nâng tổng số đàn dê trong ấp, ngoài xã lên đến hơn 500 con.
Chia sẻ với chúng tôi, anh Bùi Văn Lành, thành viên Tổ hợp tác, cho hay: “Gia đình tôi có ít đất sản xuất, trước đây nuôi tôm cũng bấp bênh, đời sống kinh tế gia đình nhiều khó khăn. Tuy nhiên, sau khi được vay vốn từ nguồn Quỹ HTND, tôi mua được 7 con dê giống. Sau hơn 1 năm chăn nuôi nay đã nâng lên 20 con.
Video đang HOT
Mô hình nhiều triển vọng
Nuôi dê là mô hình dễ thực hiện, tận dụng được nguồn thức ăn là cây tạp trên bờ vuông tôm nên chi phí sản xuất thấp, cho lợi nhuận cao hơn những mô hình chăn nuôi khác, lại ít rủi ro…”.
Anh Bùi Văn Lành
Cũng theo anh Bùi Văn Lành, gia đình anh đã bán 2 con dê đực, thu được gần 5 triệu đồng. Bên cạnh đó, nhiều con dê giống sắp đến lứa bán. “Nuôi dê là mô hình dễ thực hiện, tận dụng được nguồn thức ăn là cây tạp trên bờ vuông tôm nên chi phí sản xuất thấp, cho lợi nhuận cao hơn những mô hình chăn nuôi khác, lại ít rủi ro…” – anh Lành cho hay.
Còn theo ông Ngô Văn Ký, khi mới bắt đầu nuôi dê, các tổ viên được Hội ND xã giới thiệu cho theo học các lớp tập huấn nâng cao kỹ thuật chăn nuôi. Bên cạnh đó, trong quá trình nuôi, anh em trong tổ cũng thường xuyên trao đổi lẫn nhau về kinh nghiệm, kiến thức, kỹ thuật chăn nuôi dê. Mô hình này rất phù hợp với những nông dân ít vốn, sau 2 năm có thể hoàn vốn và có lãi…
Gia đình anh Bùi Văn Lành đang phát triển đàn dê ở bờ vuông tôm với tổng số hơn 20 con.
Lợi thế của mô hình là con dê rất dễ tính, ít bệnh hơn so với bò. Sau thời gian nuôi khoảng 1 năm dê cái bắt đầu sinh sản. “Mỗi lần sinh, dê mẹ đẻ từ 2-4 con. Sau khi nông dân bán hết dê con, thu hồi vốn, vẫn còn lãi những con dê mẹ” – ông Ký cho biết.
Theo UBND xã Hòa Thành, địa phương có đất sản xuất chủ yếu là nuôi tôm quảng canh. Bờ bao vuông tôm trước nay thường bị bỏ hoang, không sinh lợi nhuận. Chính vì vậy, mô hình nuôi dê là giải pháp tận dụng đất và lao động nhàn rỗi tốt. Tuy nhiên, xã Hòa Thành cũng chủ trương không mở rộng mô hình một cách ồ ạt. Các hộ dân và Hội ND cần tính đến vấn đề đầu ra, sức tiêu thụ dê giống, dê thịt của thị trường để có hướng phát triển bền vững.
Vừa qua, trong chuyến thăm mô hình nuôi dê của Tổ hợp tác, bà Nguyễn Hồng Lý – Phó Chủ tịch Hội ND Việt Nam, nhận xét: “Tôi đánh giá cao tinh thần nâng cao sản xuất của các tổ viên. Đồng thời, đây cũng là mô hình nhiều triển vọng cho nông dân vùng đồng bằng. Tuy nhiên, bà con nông dân cần theo dõi sát nhu cầu và giá cả thị trường để có hướng đầu tư hợp lý, tránh việc sản xuất ồ ạt dẫn đến dư thừa…”.
Được biết, Hội ND xã Hòa Thành đã và đang làm việc với một số cơ sở giết mổ ở huyện Thới Bình để bao tiêu sản phẩm dê thịt cho các hộ nuôi dê./.
Theo Danviet
Cà Mau: Loại vợ Phó Bí thư xã khỏi danh sách hộ cận nghèo
Liên quan đến vụ vợ Phó Bí thư xã được "dời" hộ khẩu sang ấp khác để... được nghèo tại xã Hòa Thành (TP.Cà Mau, tỉnh Cà Mau), UBND xã này đã cho thu hồi và loại tên cán bộ, người thân cán bộ ra khỏi danh sách hộ nghèo, cận nghèo.
Ngày 12.6, ông Vương Chí Thiện - Chủ tịch UBND xã Hòa Thành xác nhận, UBND xã đã cho thu hồi 4 giấy chứng nhận hộ nghèo, cận nghèo cấp sai. Xã cũng đã báo cáo vụ việc về cấp trên và đang chờ ý kiến chỉ đạo xử lý của UBND TP.Cà Mau.
Theo đó, sau khi cấp lại giấy chứng nhận và sổ hộ nghèo, cận nghèo mới đúng đối tượng được hưởng, UBND xã đã loại tên cán bộ, người thân cán bộ xã ra khỏi danh sách này.
UBND xã Hòa Thành, nơi xảy ra vụ việc (Ảnh:Chúc Ly)
Thời gian gần đây, dư luận tỉnh Cà Mau bức xúc trước sự việc bà Nguyễn Thị Mỹ Phượng (vợ ông Hồ Vũ Phong - Phó Bí thư Đảng ủy xã Hòa Thành, TP.Cà Mau) và nhiều người là cán bộ, người thân cán bộ của xã này bất ngờ có tên trong danh sách hộ nghèo, cận nghèo ở địa phương.
Điều đáng nói là mặc dù bà Nguyễn Thị Mỹ Phượng có hộ khẩu thường trú ở ấp Tân Phong A, nhưng để đưa bà Phượng vào diện hộ cận nghèo, chính quyền xã đã "dời" hộ khẩu bà Phượng sang ấp Tân Hóa để vào làm con một gia đình không có quan hệ họ hàng.
Ngoài ra, ông Nguyễn Văn On (Trưởng ấp Tân Hóa) cũng được "ký gửi" vào hộ khẩu của bà Nguyễn Thị Phượng (ngụ cùng ấp) và đóng vai chú bà này để được xét hộ nghèo.
Với cách làm tương tự, hai trường trường hợp khác cũng được xét cận nghèo dù gia đình không thuộc diện khó khăn.
Theo Danviet
Làng biệt thự ở cánh đồng chó ngáp Vùng lõi đồng chó ngáp ở Bạc Liêu vốn cằn cỗi nay đã thay da đổi thịt, những căn biệt thự mọc lên san sát; vuông tôm, rẫy mía... thẳng tắp đem về thu nhập tiền tỷ mỗi năm cho nông dân. Chạy dọc theo con lộ nông thôn làm bằng bêtông rộng hơn 3 m ở đầu ấp Nhà Lầu 2 sang...