Dân Đà Nẵng “tố” Công ty Coca-Cola gây ô nhiễm
Hàng trăm hộ dân sống dọc kênh Đa Kô thuộc hai phường Hòa Minh và Hòa Khánh Nam (quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) vô cùng bức xúc khi con kênh này đang bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Họ cho biết nguyên nhân do Chi nhánh Công ty TNHH Nước giải khát Coca-Cola Việt Nam tại TP Đà Nẵng (Coca-Cola Đà Nẵng) xả nước thải nguy hại ra kênh.
Theo ghi nhận ngày 22-8, nước kênh Đa Cô có màu đen như mực, vô cùng hôi thối. Tại miệng cống xả vừa được Coca-Cola Đà Nẵng đào bắt qua bờ đập kênh để xả nước thải, cá chết nổi trắng kênh. Mùi hôi từ con kênh xông lên nồng nặc khiến ai cũng phải bịt kín khẩu trang.
Chị Đỗ Thị Thanh Thúy, nhà ngay bên bờ kênh, cho biết: “Công ty này đóng trên địa bàn mấy năm nay nhưng chẳng thấy miệng cống xả đâu. Nay bỗng dưng trổ cống làm nước hôi thối tràn ra kênh”. Ông Hồ Kỳ Hiền, tổ dân phố 16, nói thêm: “Mấy ngày nay Coca-Cola Đà Nẵng súc bể nước thải rồi xả ra kênh, dân chúng tôi phải hứng chịu cảnh hôi thối”.
Ngày 22-8, Phòng Cảnh sát Môi trường, Công an TP Đà Nẵng cùng Tổ phản ứng nhanh của HĐND TP Đà Nẵng và các cơ quan chức năng đã kiểm tra đột xuất Coca-Cola Đà Nẵng. Đoàn đã lập biên bản hiện trường, lấy mẫu nước thải tại khu vực cống vừa trổ xả của Coca-Cola Đà Nẵng để xét nghiệm.
Video đang HOT
Ông Phan Châu Tuấn, Chủ tịch UBND phường Hòa Khánh Nam, cho biết: “Chúng tôi ghi nhận có hiện tượng cá chết hàng loạt trên con kênh ngay khu vực Coca-Cola Đà Nẵng xả thải. Qua kiểm tra, nước có màu đen và mùi hôi của chất thải. Về nguyên nhân thì cơ quan chức năng đang làm rõ”.
Theo Vietbao
"Trốn" cụm công nghiệp
Ngoài xả khí thải hôi thối, nhiều hiện tượng bất thường như đất sụt, tường nứt, đồ kim loại gỉ sét... khiến người dân ngụ cạnh cụm công nghiệp Phong Phú, quận 9 - TPHCM hết sức lo ngại
Cơ quan chức năng nhận định các hiện tượng nêu trên liên quan đến hoạt động của cụm công nghiệp (CCN) Phong Phú, nằm ở phường Tăng Nhơn Phú B, quận 9 - TPHCM, do Tổng Công ty Phong Phú làm chủ đầu tư. CCN này có 5 doanh nghiệp đang hoạt động.
Bức xúc đến bật khóc
Đến khu phố 3 (KP3), phường Tăng Nhơn Phú B, mùi thối ghê người cứ xộc vào mũi khiến chúng tôi buồn nôn. Bà Võ Thị Em, ngụ KP3, bức xúc đến bật khóc: "Hai năm nay, chúng tôi kiến nghị hoài mà không ai giải quyết. Tôi đành rao bán nhà nhưng người ta tới xem, chỉ ngửi mùi hôi thối đã bỏ chạy". Bà Nguyễn Thị Hải Yến, cũng ngụ KP3, cho biết các công ty còn thường xả khói đen ngòm, mùi hăng hắc gây khó thở, ngứa cổ, ho khan...
Bà Nguyễn Thị Vàng, tổ trưởng tổ 6A - KP3, xác nhận nhiều hộ trong tổ mắc các bệnh về hô hấp, nhất là trẻ em. Nhà bà Vàng nằm sát hệ thống xử lý nước thải của Công ty Coast Phong Phú, bọt nước từ đó bắn vào người thấy nhớt và ngứa; trong vườn, nước cứ rỉ lên mặt đất và bốc mùi hôi thối. Theo bà Vàng, chịu không nổi mùi hôi thối, nhiều người phải bán nhà. Cũng có vài người tới mua nhưng ở chẳng bao lâu lại tiếp tục rao bán nhà vì chịu không thấu!
Đang đưa con đi "trốn" ở nhà người quen, gặp chúng tôi, anh Hoàng Quốc Việt lo lắng: "Từ khi sinh ra, cháu phải sang ở nhờ nhà cậu, 10 tháng mới về nhà cha mẹ. Giờ thấy cháu hay ho lại không tăng ký nên tôi tiếp tục đưa sang đó".
Nhiều vật dụng bằng kim loại của các hộ dân bị xỉn đen, hoen gỉ
Bà Trịnh Thị Kiều Thanh, tổ trưởng tổ 4 - KP3, cho biết khi trời mưa, nước thấm từ tường rào CCN chảy ra gây ngập một số hộ dân. Cuối năm 2011, Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường - Bộ Công an đã đến khảo sát khu dân cư quanh CCN và ghi nhận cuối hẻm 267, gần hệ thống xử lý nước thải của Công ty Coast Phong Phú, có vệt nước từ trong tường rào CCN ngấm ra. Cuối hẻm 263, gần lò hơi của công ty này, đất sụt lún và nền nhà nứt chưa rõ nguyên nhân.
Khảo sát nhiều hộ dân, chúng tôi ghi nhận hiện tượng đáng lo ngại là những vật dụng bằng kim loại đều xỉn đen hoặc hoen gỉ. Hầu hết các hộ phải thay mái tôn vì bị ăn mòn. Tình trạng này đã kéo dài hơn 2 năm. Theo đại diện UBND phường Tăng Nhơn Phú B, Trường THCS Tăng Nhơn Phú B cũng nhiều lần phản ánh về mùi hôi thối từ CCN Phong Phú ảnh hưởng đến sức khỏe học sinh.
Nhuộm cả nước ngầm?
Ông Ngô Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND quận 9, cho biết người dân đã nhiều lần phản ánh về tình trạng ô nhiễm quanh CCN Phong Phú nhưng quận không có chức năng kiểm tra, xử lý. "Tôi đã đề nghị địa phương rà soát lại vụ việc để chuyển Sở Tài nguyên - Môi trường TP xử lý" - ông Tuấn nói. Trong khi đó, đại diện Sở Tài nguyên - Môi trường TP cho biết đã kiểm tra định kỳ nhưng không nhận được phản ánh về tình trạng ô nhiễm ở khu vực lân cận CCN này.
Theo ông Nguyễn Duy Đài, Trưởng Ban CCN Phong Phú, tổng công ty chỉ làm dịch vụ cho các doanh nghiệp chứ không quản lý về mặt môi trường. Tổng công ty giao công ty dệt gia dụng chịu trách nhiệm xử lý nước thải, khí thải cho cả Công ty CP Dệt vải và Công ty TNHH Sợi chỉ may Phong Phú, 2 đơn vị còn lại có hệ thống xử lý nước thải riêng (hiện Công ty TNHH Saitex International Việt Nam đã chuyển khỏi CCN). Nước thải sau xử lý từ 3 đơn vị này sẽ về hố thu gom tập trung của CCN chảy ra rạch Vàm Xuồng rồi đổ ra sông Đồng Nai.
Mới đây, ngày 17-8, tiếp tục làm việc với CCN Phong Phú, Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường nhận định so với lần kiểm tra trước, mùi hôi vẫn chưa được cải thiện; đồng thời đề nghị các công ty nhanh chóng xác định nguyên nhân và khắc phục triệt để trong tháng 9.
Cục đã lấy mẫu nước thải, khí thải phân tích để có hướng xử lý. Tại buổi làm việc này, đại diện phường Tăng Nhơn Phú B cho hay nước thải sau xử lý của CCN xả ra rạch Vàm Xuồng có màu đen, xanh, hồng và bốc mùi thối; nước giếng của các hộ dân dọc rạch cũng có màu xanh, vàng.
Từng bị xử phạt
Năm 2010, Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường từng phát hiện Công ty TNHH Saitex International Việt Nam xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường. Tháng 4-2012, cục tiếp tục xử phạt hành chính Công ty Dệt gia dụng và Công ty Coast Phong Phú với số tiền lần lượt là 90 triệu và 95 triệu đồng vì vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Theo NLD
Hào Dương thách thức pháp luật Đây là doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực thuộc da tại TPHCM liên tiếp vi phạm nghiêm trọng về bảo vệ môi trường nhưng cách xử lý của cơ quan chức năng chưa đủ sức răn đe Trong văn bản "cầu cứu" các cơ quan chức năng giữa năm 2012, Công ty CP KCN Hiệp Phước (HIPC - đơn vị đầu tư...