Đạn đã lên nòng – Xung đột Nga-Thổ nguy cơ bùng phát
Theo trang awdnews, căn cứ vào những tuyên bố của Thổ Nhĩ Kỳ trong thời gian qua, quốc gia này gần như đã sẵn sàng để đưa bộ binh tiến vào Syria, nơi các lực lượng vũ trang Nga đang đóng quân.
Được biết, hôm 19-2-2016, Nga đã đệ trình lên Hồi đồng Bảo an (HĐBA) Liên Hợp Quốc dự thảo phán quyết lên án các cuộc pháo kích trên lãnh thổ Syria cũng như sự can thiệp của các lực lượng quân sự nước ngoài.
Liệu có thể xảy ra một cuộc chiến tranh Nga-Thổ mới?
Moscow mong muốn các nước tôn trọng chủ quyền của Syria, chấm dứt pháo kích qua biên giới, và từ bỏ những nỗ lực cũng như kế hoạch nhằm đưa bộ binh các nước vào lãnh thổ Syria.
Tuy nhiên, dự thảo phán quyết bảo vệ chủ quyền Syria do Nga để xuất đã bị bác bỏ theo yêu cầu của đại diện các nước như Mỹ (bà Samantha Power) và Pháp (Francois Delattr).
Theo lời ông Francois Delattr (Pháp), tình hình leo thang hiện nay tại Syria là “hậu quả trực tiếp của những cuộc tấn công ở phía bắc Syria do quân Chính phủ al-Assad và các đồng minh của họ triển khai”.
Video đang HOT
Tổng thống Pháp Francois Hollande ngày 19-2 cảnh báo việc Ankara gia tăng sự can thiệp trong cuộc chiến ở Syria có nguy cơ dẫn đến cuộc chiến mới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga. Ông Hollande nhấn mạnh các cuộc đàm phán phải được nối lại, việc không kích phải ngừng và hàng viện trợ phải được phân phát.
Đại sứ Rafael Ramirez Carreno (Venezuela), nước đang đảm nhiệm cương vị Chủ tịch HĐBA cũng bày tỏ lo ngại về tình hình căng thẳng tại khu vực biên giới giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ có thể leo thang sau các động thái quân sự của Ankara. Tuy nhiên, căn cứ vào những tuyên bố của giới lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ, dường như quốc gia này đã sẵn sàng để đưa quân vào Syria.
Ngoài ra, mục tiêu của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan là dập tắt ý định của người Kurd nhằm thiết lập một quốc gia riêng, cũng đưa Ankara tới ngưỡng cửa cuộc chiến. Một “cái đích” khác không kém phần quan trọng chính là kế hoạch lật đổ bằng được chế độ Assad.
Để hiện thực hóa từng mục tiêu nói trên, Thổ Nhĩ Kỳ cần phải đưa quân vào lãnh thổ Syria dưới bất kỳ lý do nào được cho là phù hợp.
Hiện thực hóa điều này không hề gặp khó khăn cho đến trước ngày 30-9-2015. Tuy nhiên, hiện nay quân đội của Nga đang có mặt tại lãnh thổ Syria một cách hợp pháp. Như vậy, trong trường hợp quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đưa quân vào Syria thì sẽ không tránh được đối đầu với những lực lượng này.
Sự xuất hiện bất ngờ của quân đội Nga ở Syria đã khiến Thổ Nhĩ Kỳ không thể thực hiện được những “bước đi” như mong muốn. Tuy nhiên, những bước tiến của nước này đã được kích hoạt, sự lùi bước sẽ chống lại ông Erdogan ngay chính trên đất nước của mình.
Bởi vậy, khả năng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ viện nhiều lý do để đưa quân tới Syria, nơi sẽ không tránh khỏi cuộc chạm trán với Nga. Hơn nữa, kết quả của phiên họp HĐBA rạng sáng 20-2 bác bỏ đề xuất của Nga về việc cấm Ankara đưa quân sang Syria, đã gần như biến điều đó trở thành hiện thực.
Những sự kiện xung quanh cuộc đối đầu Thổ Nhĩ Kỳ – Syria; Thổ Nhĩ Kỳ – Nga đang diễn ra với một tốc độ “chóng mặt”. Vậy, liệu có thể xảy ra một cuộc chiến tranh Nga-Thổ mới như cảnh báo của các nhà ngoại giao? Chưa ai trả lời được câu hỏi này, nhưng đạn đã sẵn sàng lên nòng.
Theo_An ninh thủ đô
Nguy cơ giảm phát vẫn đeo đuổi nền kinh tế Trung Quốc
Lạm phát tiêu dùng của Trung Quốc tăng nhẹ trong tháng 11 trong khi giảm phát giá sản xuất trong thời gian dài đã tiếp tục gây ảnh hưởng xấu tới các nhà máy. Điều này cho thấy những nỗ lực của nước này chưa thể giúp lấy lại đà tăng trưởng mạnh như trước.
Cục Thống kê Quốc gia của Trung Quốc (NBS) cho biết Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tăng 1,5% so với cùng kỳ năm trước, và hơn 0,2% so với mức 1,3% của tháng 10. Trước đó, kết quả cuộc thăm dò của Reuters đã dự đoán mức tăng 1,4%.
Lạm phát của Trung Quốc trong 12 tháng qua
Chỉ số giá sản suất (PPI) tháng 11 của Trung Quốc đã giảm 5,9% so với cùng kỳ năm trước, phù hợp với dự đoán và bằng với tỷ lệ của tháng 10. Đây là tháng thứ 45 liên tiếp chỉ số PPI của Trung Quốc không thể cải thiện.
Nếu tính theo tháng, chỉ số CPI tháng 10 của Trung Quốc giảm 0,3% so với tháng 9 và bằng tháng 11.
Sản xuất của Trung Quốc bị đình trệ trong hơn 3 năm qua với giá bán buôn giảm liên tiếp khi hàng loạt công ty nhỏ cạnh tranh một cách tuyệt vọng để tồn tại.
Số liệu thương mại của Trung Quốc công bố hôm 8/12 cho thấy xuất khẩu tháng 11 của nước này so với cùng kỳ năm trước giảm 6,8% - thấp hơn mức dự báo trước đó. Trong khi đó, nhập khẩu cũng giảm 8,7%. Đây đã là tháng giảm thứ 5 liên tiếp đối với xuất khẩu và thứ 13 liên tiếp đối với nhập khẩu của Trung Quốc.
Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 11 được NBS chính thông công bố chỉ đạt 49,6 điểm, giảm 0,2 điểm so với tháng trước và chạm mức thấp nhất kể từ tháng 8/2012.
Trong nỗ lực kìm hãm sự giảm tốc kinh tế mạnh hơn, ngân hàng trung ương Trung Quốc đã cắt giảm lãi suất 6 lần trong một năm qua và giảm lượng dự trữ bắt buộc tại các ngân hàng. Chính phủ Trung Quốc đã nới lỏng các giới hạn về mua nhà ở nhằm thúc đẩy thị trường bất động sản đang trì trệ và cố gắng tăng chi tiêu cho cơ sở hạ tầng.
Theo số liệu chính thức, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc giảm xuống mức 6,9% trong quý III/2015. Lần đầu tiên con số này đạt mức 7% kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Theo_NDH
Malaysia cam kết đảm bảo an ninh sau cảnh báo nguy cơ khủng bố Chính phủ Malaysia hôm 21/2 cam kết đảm bảo an ninh tại nước này sau khi Australia đưa ra nhiều khuyến cáo đi lại do nguy cơ khủng bố. Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia đã đưa ra khuyến cáo đi lại tại Malaysia, cảnh báo những kẻ khủng bố đang lên kế hoạch tấn công trong và quanh khu vực thủ...