Dân dã gỏi chuối non
Nói đến những món ăn quê, tôi thường nghĩ ngay đến món gỏi chuối non. Bởi món ăn dân dã, đạm bạc này đã trở thành món đặc sản trong tiềm thức của tôi, gắn với những kỷ niệm ngọt bùi nơi thôn dã.
Ngày trước, cuộc sống thiếu thốn đủ bề, nên mẹ tôi thường rất tối giản, tiết kiệm trong việc chế biến ra những món ăn hằng ngày. Thay vì bỏ đi những trái chuối non có trong hoa chuối, mẹ luôn tận dụng để chế biến thành món gỏi dung dị, thơm ngon.
Gỏi chuối non dân dã, nhưng rất đậm đà. ẢNH: MỸ DUYÊN
Cách chế biến gỏi chuối non tương tự như những món gỏi khác, nhưng cũng lắm “công phu”. Mẹ hay nói, muốn làm gỏi ngon phải biết cách sơ chế sao cho từng trái chuối non không còn vị chát và không ngả màu thâm đen. Chuối sau khi xắt sợi, mẹ đem rửa qua nhiều lần với nước, rồi vớt ra thả vào nồi nước đang sôi, chần chuối đến khi vừa chín tới. Sau đó mẹ vớt chuối luộc ngâm vào hỗn hợp nước vo gạo, nước cốt chanh, đá lạnh trong khoảng 1 giờ đồng hồ. Trong thời gian chờ đợi, mẹ rang đậu phụng, phi hành với dầu ăn sao cho thật thơm và chuẩn bị các gia vị không thể thiếu như tiêu, ớt, chanh, đường, mắm, rau răm, lá quế… Sau cùng, vớt chuối đang ngâm ra vắt cho khô, rồi trộn đều cùng các nguyên liệu đã chuẩn bị và nêm nếm gia vị vừa ăn.
Ăn gỏi chuối non không thể thiếu bánh tráng nướng cùng chén nước mắm tỏi ớt. Bánh tráng giòn rụm, chuối non ngọt bùi, hòa cùng với vị chua, cay, mặn, ngọt… khiến ai gắp thử một đũa đều muốn gắp hoài, gắp mãi. Nhớ nhất là có những hôm sau giờ đi học về, chị em tôi đứa nào cũng đói bụng đến lả người. Chỉ cần thấy trong chiếc gạc-măng-rê có món gỏi chuối non là chúng tôi mừng tíu tít, tranh nhau từng mẩu bánh tráng, xúc sao cho được nhiều chuối nhất. Món gỏi dung dị này ngon hơn gấp bội lần khi “ăn vụng” và đã đi vào ký ức tuổi thơ tôi như một kỷ niệm khó phai mờ.
Bây giờ, gỏi chuối non không còn là món ăn phổ biến góp mặt trong những bữa cơm thường nhật. Dẫu vậy, khi nhớ đến món ăn này, tôi vẫn vào bếp thực hiện theo công thức của mẹ. Thưởng thức món gỏi chuối non do chính tay mình làm ra, tôi lại càng xúc động khi nhớ về những nỗi vất vả và tình yêu thương bao la mà mẹ đã dành cho chị em tôi.
Làm gỏi bắp bò khai vị cho bữa ăn ngon miệng
Thịt bò có giá trị dinh dưỡng rất cao, nhất là phần bắp. Phần bắp có đầy đủ thịt, mỡ, gân - là phần thịt ngon nhất trên cơ thể con bò.
Mỡ ở bắp ít, nhưng ngậy và thơm, gân không dai mà giòn giòn, thịt bắp nạc và ngọt. Phần bắp bò này nếu dùng để chế biến món gỏi thì đó là sự lựa chọn tuyệt vời. Cùng học cách làm gỏi bắp bò khai vị cho bữa ăn ngon miệng nhé.
Nguyên liệu:
- 120g bắp bò
Video đang HOT
- 2 cây sả to
- 200g rau thơm
- 2 củ hành tím
- 4 trái ớt
- 20g gừng
- 1 quả dưa leo
- 2 quả chanh to
- 50 g cà rốt
- 1 thìa café hạt nêm
- thìa café bột ngọt
- thìa café đường
- thìa café tiêu
- 1 thìa súp vừng rang
Cách làm:
Làm nước trộn gỏi:
- Vắt 1 quả chanh để lấy nước cốt, bỏ sạch hạt chanh để không bị đắng.Cho vào bát một thìa súp nước cốt chanh, 1 thìa súp nước mắm, 2 thìa café đường, 1 thìa café ớt băm, 1 thìa café tỏi băm. Trộn đều. Nếm có đủ vị chua cay mặn ngọt vừa ăn là được.
Làm gỏi bò:
- Thịt bò rửa sạch, thái lát mỏng. Cho thịt vào bát ướp với bột ngọt, đường, hạt tiêu, trộn nhẹ nhàng và để ngấm gia vị trong 1-2 tiếng.
- Nhặt sả, rửa sạch. Hành tím cắt lát mỏng. Rau thơm rửa sạch, xắt khúc. Ớt rửa và đập dập. Gừng, cà rốt gọt vỏ, nạo sợi. Dưa chuột gọt vỏ, khoét ruột và cắt sợi.
- Chuẩn bị một chiếc đĩa lòng sâu, dùng được trong lò vi sóng. Cho 1 muỗng canh dầu ăn vào đĩa rồi cho vào lò vi sóng quay 3 phút cho dầu sôi. Sau đó lấy đĩa ra, cho tiếp hành và tỏi vào đảo đều, khi hành chín sẽ có mùi thơm, màu vàng nhạt.
- Cho tiếp thịt bò vào đĩa, dùng đũa đảo cho đều với dầu và hành tỏi. Sau đó, quay tiếp đĩa trong lò vi sóng cho chín thịt bò. Cứ 3 phút lại nhấc đĩa ra khỏi lò và đảo cho đều. Lần thứ 2 thì cho thêm nêm, đường, gừng, bột ngọt và đường vào và đảo đều.
- Quay khoảng 6 phút nữa thì được. Thịt bò nếu nấu chín quá sẽ dai, ăn không ngon, thịt không còn ngọt. Nhất là phần bắp nhiều thịt, nếu chín quá sẽ bị khô. Các bạn nên chú ý vào độ chín của miếng thịt để tắt lò vi sóng đúng lúc, hợp với khẩu vị của mình.
- Trút thị bò ra bát to, cho thêm vào bát rau thơm và dưa chuột đã thái lát, cùng một chút cà rốt. Rưới nước trộn đã pha chế ở trên lên bát thịt bò, đảo đều.
Pha nước chấm
- Thật thiếu sót nếu món gỏi lại thiếu đi bát nước chấm, nói cách khác, nước chấm là cái quyết định món ăn này có ngon hay không. Có nhiều cách để pha nước chấm gỏi bắp bò, bạn tùy vào khẩu vị của mình và độ chua ngọt mặn của nước trộn gỏi ở trên để cân bằng nước chấm cho thật khéo. Cách pha nước chấm thường như sau:
- Bát nước chấm có1 muỗng canh nước lọc còn ấm, 1 thìa café nước mắm nguyên chất. Đập dập 1 nhánh gừng, ít rau thơm, tỏi đập dập, vừng rang, nước me lọc để tạo độ sánh,...Nếu thích ăn cay, cho thêm 1-2 thìa café ớt băm nhỏ.
Để có bát nước chấm đúng kiểu, bạn nên dập tỏi sao cho tỏi bị dập nhưng không nát, đủ để khi thả vào bát nước chấm tỏa ra mùi thơm, tỏi và ớt băm sẽ nổi lên bên trên. Như thế bát nước chấm vừa đẹp mắt, lại dễ ăn kèm với tỏi khi chấm.
Khi bày nên bày thịt bò ra một đĩa riêng, kèm theo bát nước chấm pha đúng kiểu.
Mách nhỏ: bạn có thể tỉa hoa cà rốt, hoa cà chua hoặc ớt để trang trí cùng với đĩa gỏi, vì những quả này hợp với thịt bò, có thể vừa dùng để trang trí, vừa dùng để ăn kèm. Gỏi bắp bò ăn đúng kiểu sẽ phải gói với miếng gỏi, cùng chút dứa chín thơm, vài cọng rau mùi và ít chuối hoặc xoài xanh thái lát. Thịt bò bắp ngọt lịm, vị thơm thoảng của rau thơm và gừng cùng nước trộn chua ngọt sẽ khiến bạn chết mê với món ăn này đấy.
Cách ướp sườn non nướng ngon đúng vị Sườn non nướng cháy cạnh thơm lừng. Bạn đã biết cách ướp sườn non nướng ngon đúng vị chưa? Hãy vào bếp ngay cùng Amthucquan.net! Hướng dẫn cách ướp sườn non nướng Nguyên liệu ướp sườn non nướng Cho 4 người ăn. - Sườn: 500gr - 1 muỗng canh nước tương - 2 muỗng cafe mật ong - 2 muỗng cafe dầu hào...