Dân công sở Gen Z đầu tư cho ăn uống: Không ngại chi tiền, chỉ cần xứng đáng
Rất nhiều Gen Z sẵn sàng chi mạnh tay cho bữa trưa lành mạnh, uống cafe với mức giá đắt đỏ để có được chất lượng xứng đáng.
Vốn là thế hệ phóng khoáng cả trong suy nghĩ, quan điểm sống lẫn tài chính, Gen Z không ngần ngại chi tiêu xa xỉ để nuông chiều bản thân. Theo số liệu thống kê của National Retail Federation, Gen Z ăn tiêu mạnh tay hơn các thế hệ đi trước rất nhiều.
Tuy nhiên nói vậy không có nghĩa, những người trẻ không tính toán kỹ lưỡng cho các khoản chi tiêu của mình. Đặc biệt là những Gen Z trong môi trường công sở, họ sẵn sàng bỏ một số tiền lớn cho thói quen ăn uống lành mạnh, sử dụng đồ của thương hiệu lớn. Nhưng đổi lại, điều quan trọng hơn mà họ nhận được là tiết kiệm thời gian, tốt cho sức khoẻ để có “sức” kiếm tiền.
Chi số tiền cao gấp đôi cho bữa trưa
Mai Linh Chi (sinh năm 1998) hiện đang làm trợ lý Tổng giám đốc – một công việc bận rộn, cường độ làm việc cao. Do vậy, cô nàng thường không có đủ thời gian để chuẩn bị đồ ăn trong ngày. Hơn nữa, Mai Chi có thói quen ăn đồ healthy, lành mạnh nên không thể thích gì gọi nấy như đồng nghiệp.
Mai Chi
“Mình tan làm khá muộn nên rất khó để chuẩn bị đồ ăn trước cho ngày hôm sau. Mình quyết định đặt combo theo tuần tại một cửa hàng bán đồ healthy. Việc này khiến mình tiết kiệm thời gian khi phải nghĩ hôm nay ăn gì bởi nhà hàng đã lên sẵn thực đơn. Thậm chí, họ còn cân đo cẩn thận số lượng calo, chế độ phù hợp với cơ thể của mình, định lượng mỗi ngày cũng giống nhau mà món ăn lại đa dạng.
Một combo mình thường đặt có giá 350k cho 5 bữa trưa. Tính ra là 70k/ bữa, đắt gấp đôi với suất ăn của mọi người bình thường nhưng mình thấy xứng đáng mà. Vừa có lợi cho sức khoẻ lại tiện lợi, không tốn thời gian chuẩn bị thì không hề đắt”, Mai Chi nói.
Có chung quan điểm này, Thu Trang (chuyên viên trong mảng Marketing) cho hay: “Một bữa ăn healthy khi gọi giao đến tận nơi có giá khoảng 90k, bao gồm 1 suất cơm hoặc salad cùng với 1 đồ uống là nước ép hoặc sữa hạt, sữa chua. Cá nhân mình thấy một suất như vậy khá đầy đủ, đến chiều cũng không thèm ăn gì thêm.
Đồ ăn healthy thường có mức giá chung, theo mình thì nó không đắt. Nghĩ thử xem, mình tiết kiệm được 30 phút chế biến, 1 tiếng chuẩn bị rồi dọn rửa,… để làm các công việc khác, kiếm thêm thu nhập”.
Thu Trang
Video đang HOT
Đối với Khánh Linh (sinh năm 2000) đang làm công việc sáng tạo nội dung mảng thời trang chia sẻ: “Thông thường, bữa trưa của mình sẽ có giá từ 75k – 150k. Đồ ăn mình lựa chọn chủ yếu là sạch sẽ, lành mạnh và chắc chắn phải ngon miệng rồi. Thật ra tự nấu hay gọi ngoài cũng có giá tương tự nhau. Vậy nếu cũng phải bỏ từng đó tiền mà không cần làm gì lỉnh kỉnh, tội gì không lựa chọn điều tiện ích hơn. Suy cho cùng, đi làm kiếm tiền cũng để chi tiêu cho những sở thích của bản thân nên mình không bao giờ thấy tiếc cả”.
Những bữa ăn dù đắt đỏ nhưng đổi lại họ tiết kiệm được thời gian và tốt cho sức khoẻ
Thích thương hiệu lớn, giá thành cao tỉ lệ thuận với chất lượng
Xu hướng chung của dân công sở Gen Z hiện nay là sẵn sàng chi tiền cho những sản phẩm có giá thành cao hơn. Ví dụ cùng là một cốc cafe nhưng họ thường sẽ thích ghé những nơi sang chảnh, cửa hàng lớn hơn là một quán cóc vỉa hè.
Bởi nhiều người quan niệm, giá thành cao tỉ lệ thuận với chất lượng. Ngoài ra, các bạn trẻ cũng cho rằng, việc chi tiêu cho sở thích cá nhân để có được niềm vui thì không quan trọng đắt, rẻ.
Hoài Thanh (sinh năm 2001) hiện cũng đang bắt đầu làm các công việc văn phòng, song, cô bạn vẫn rất thoải mái trong vấn đề chi tiêu. “Có một thời gian vì mình muốn giảm cân nếu quyết định ăn uống healthy. Mỗi ngày cũng tiêu từ 70k – 150k cho bữa trưa chất lượng, chủ yếu mình sẽ đặt ở những cửa hàng có tiếng. Mình nghĩ việc chi tiền để ăn uống tại những nơi có thương hiệu lớn không phải là phung phí nếu người đó có thu chi ổn định, trong tầm kiểm soát”, Hoài Thanh nói.
Hoài Thanh
Cô bạn cũng cho biết, việc quyết định bỏ ra số tiền lớn cho ăn uống là để “mua” thêm dịch vụ, thương hiệu: “Có lúc mình cũng lựa chọn chi 80k – 100k cho một món đồ uống có thể giống hệt ở một nơi bán 20k – 30k. Mình nghĩ giá thành cao phần lớn là bởi tiền thương hiệu, ngoài ra chất lượng, dịch vụ cũng sẽ được nâng tầm hơn. Do vậy mình không nghĩ quá nhiều chuyện đắt rẻ mà ưu tiên các yếu tố khác như không gian, sự thư giãn,…”.
Khánh Linh cho hay cô cũng có thói quen mua đồ uống của những thương hiệu lớn: “Lý do đơn giản thôi là bởi mình cảm thấy hợp khẩu vị. Mình không ngại chi tiền cho những sở thích cá nhân, miễn sao cảm thấy vui vẻ, thoải mái. Đương nhiên, mình cũng có tính toán để mức chi tiêu nằm trong tầm thu nhập chứ không để vượt quá”.
Khánh Linh không ngại chi tiêu cho những món đồ thuộc thương hiệu lớn, có giá thành cao
“Như mình có chia sẻ, công việc của mình khá bận rộn nên khi có thời gian thư giãn, mình ưu tiên chọn những điều khiến mình cảm thấy tích cực. Việc tiêu tiền đôi khi cũng là một cách để mình giải toả căng thẳng, cải thiện tâm trạng. Và tâm lý chung khi muốn tự thưởng gì đó cho bản thân, ai cũng sẽ muốn một thứ xa xỉ mà nên mình chẳng bận tâm đến giá thành lắm đâu”, Mai Chi bày tỏ.
Vì sao hội trẻ măng bây giờ cuồng yêu bản thân, nghiện tài chính và "rén có bồ"?
Gen Z là thế hệ "phát cẩu lương" nhiều nhất, Gen Z giờ chỉ biết yêu đương,... Có vẻ những nhận định như vậy đã cũ rồi thì phải?
Là một thế hệ lớn lên sau khủng hoảng tài chính năm 2008, rồi sau đó lại rơi vào 1 khủng hoảng khác do Covid-19 mang lại trong gần 2 năm qua,... Gen Z hiểu sâu sắc 2 chữ "tương lai" và "cơ hội". Các bạn ấy bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến đại học, công việc thực tập, sự bền vững của tài chính hay thậm chí là đầu tư. Nếu dạo một vòng để hỏi thử, có lẽ câu trả lời nhận lại được từ các bạn ắt hẳn là "em chưa nghĩ tới chuyện yêu".
Cùng gặp các bạn trẻ ấy để hiểu hơn liệu, Gen Z có đang bận tối mặt tối mũi với tương lai thay vì là tìm người yêu không nhé?
Thế hệ lớn lên với các chiến dịch quảng cáo "hãy yêu bản thân mình"
L.T.T.T (Nữ, 19 tuổi) chắc chắn "Dành thời gian kiếm tiền cũng có thể khiến tớ tự vui với cuộc sống của mình được mà, người yêu thì tính sau cái đã. Chưa kể, xung quanh mọi người đã rõ được "career path" (con đường sự nghiệp) của bản thân rồi còn đi thực tập đồ nữa, mình đâu thể nào ưu tiên cái khác được".
Thế hệ với mong muốn dành nhiều thời gian cho bản thân hơn
Có thể nói self-love (yêu bản thân) đã được tuyên truyền rất có hiệu quả với thế hệ Gen Z khi đâu đâu cũng thấy toàn những campaign, chiến dịch, thông điệp về việc các bạn nên tự yêu bản thân mình. Từ đó tạo nên một văn hóa mới dành cho giới trẻ, tự tạo ra niềm vui và sự thỏa mãn cho bản thân. Tất nhiên đây là một điều tích cực, thế nhưng, theo thời gian, người yêu hay một nửa hạnh phúc đối với thế hệ "khum thích có bồ" đã là một điều không quan trọng bằng việc bản thân tự cố gắng và tạo ra giá trị ra sao. Trong đó, tài chính, sự nghiệp hay học vấn vẫn là một điều quan trọng hơn cả.
Ý thức được thực cảnh, ưu tiên chất lượng cuộc sống hơn thay vì người yêu tại thời điểm hiện tại
N.Q (Nam, 18 tuổi) chia sẻ: "Do mình vừa lên năm nhất, nên khi đến chỗ ở mới này, mình khá là sốc về mức sống và giá cả tại đây. Có thể nói là chi tiêu vượt xa mức mình tưởng tượng, nên nếu có người yêu, thật sự mình nghĩ sẽ rất khó khăn để giữ được sự lâu bền cho cuộc tình này, hoặc ít nhất là mình không thể chăm sóc cho người yêu mình như một người bạn trai tốt được".
Có lẽ, ngay tại độ tuổi mà bản sắc cá nhân bùng phát mạnh mẽ nhất kéo theo cái tôi của các bạn (đặc biệt là những bạn đóng vai trò chủ động trong các cuộc tình) cũng trở nên cao hơn, thì việc có thể chăm sóc cho người yêu trở thành một "trách nhiệm" được cường điệu hóa. Trong tâm thức các bạn hình dung rằng: "À đi ăn mình phải trả tiền hết", "Tiền xăng cũng phải do mình lo mới đáng mặt",... Cộng với việc khi là sinh viên, các bạn có quá nhiều mối lo về thu nhập, chi tiêu,... thế cho nên việc các bạn ưu tiên là chất lượng cuộc sống thay vì tìm một người yêu ngay tại thời điểm này.
Gen Z thích ưu tiên chất lượng cuộc sống hơn tình yêu?
Có thể nói, trong bối cảnh mà mọi thứ có thể nói là "tăng giá đột ngột" như lúc này, đặc biệt là giá xăng, mang theo rất nhiều nỗi lo thì việc có người yêu là một điều "khá khó khăn" trong suy nghĩ của các bạn.
Một mình vui hơn nhiều, cần gì phải "2 mình" lắm phiền phức?
N.M.T (Nữ, 19 tuổi) rõ ràng: "Nếu mình có người yêu thì người đó phải là người biết lo cho việc học và đi làm của mình, hay có thể nói là giúp đỡ mình cố gắng hơn thay vì chỉ là đi chơi hay chăm sóc".
Tiêu chuẩn của các bạn trẻ đối với người yêu giờ không chỉ còn là "Em ăn cơm chưa?" hay chỉ là "Em đi dạo không?" mà còn phải là một người truyền cảm hứng và giúp đỡ nhau cùng phấn đầu trong lĩnh vực của họ.
Chưa kể, một số bạn còn chia sẻ, sẽ thật tuyệt nếu người yêu các bạn là một người thành công hoặc kỷ luật để các bạn có động lực phấn đầu nhiều hơn thay vì chỉ là một mối quan hệ yêu đương, cảm nắng thông thường. Sẽ thật tuyệt đối với thế hệ Z khi các bạn nhận được một tin nhắn "Hôm nay bài của em thế nào, có cần anh giúp gì không". Nói có sai không?
Thế hệ thích sự 1 mình, và nếu nửa kia là người thành công và kỷ luật sẽ thật tuyệt vời
Tạm kết
Có thể nói, khi Gen Z bắt đầu ý thức hơn về cuộc sống và cơ hội của chính mình, cũng như chủ nghĩa yêu bản thân được đề cao thì tiêu chuẩn người yêu của các bạn cũng bắt đầu tăng lên với nhiều "yêu cầu kép". Tiêu chuẩn cao là tốt, ý thức là tốt nhưng cũng mong rằng Gen Z hãy tạo nên một thế hệ cân bằng giữa trái tim và lí trí thay vì quá chạy theo lí trí mà quên rằng, tình cảm cũng là một gia vị tạo nên cuộc sống.
Tất nhiên ai cũng có quyền lựa chọn cách yêu, cách được yêu và người mình yêu, nhưng hãy cân nhắc, đừng để bản thân mình hối hận.
Tổng kết 1 năm chơi chứng khoán sóng gió của Gen Z: Mình thích 1 anh trên Facebook, nghe theo mã anh giới thiệu và rồi... Người thắng kẻ thua nhưng thứ thu về nhiều nhất chắc chắn chính là kinh nghiệm đầu tư chứng khoán. Gen Z tập tành gia nhập vào thị trường chứng khoán, đa số họ đều là "tay mơ" nên việc bị "dập" tơi bời cũng là chuyện dễ hiểu. Cùng nhìn lại xem một năm qua hội "ăn nằm" với những con số...