Dẫn con trai đi ăn gà rán, bố “hồn nhiên” nói 1 câu khiến cậu bé lặng người, miếng ăn nghẹn đắng nơi cổ họng
Câu nói của người bố tuy đơn giản nhưng lại khiến cậu con trai lặng người. Dường như cậu bé hiểu những vấn đề bố đang ám chỉ. Bữa ăn sau đó không còn ngon miệng như trước.
Tục ngữ xưa có câu “Cha mẹ nuôi con bằng trời, bằng bể” để nói về công lao dưỡng dục của các đấng sinh thành. Vì con cái, cha mẹ có thể làm đủ mọi nghề, từ đạp xích lô đến nhặt ve chai, miễn sao con cái có thể lớn khôn, ăn học nên người.
Vẫn biết công lao đó là vô giá, không gì sánh bằng nhưng việc cha mẹ kể lể với các con thì không nên chút nào. Bởi đôi khi những câu nói vô ý của cha mẹ lại có thể gây cho con những áp lực nặng nề cùng tổn thương sâu sắc về mặt tinh thần.
Mới đây, một cư dân mạng ở Trung Quốc đã chia sẻ câu chuyện mình tình cờ bắt gặp được ở quán gà rán. Câu chuyện của anh đã khiến nhiều bậc cha mẹ phải giật mình, ngẫm nghĩ lại bản thân:
“Hôm nay, ở quán gà rán, tôi bắt gặp một câu chuyện như thế này: Một người bố dẫn con mình vào quán và gọi cho con một suất ăn của trẻ em. Khi đứa bé đang ăn, người bố nói với bé rằng: “Con ăn bữa này tốn nửa ngày công của bố rồi đấy”.
“Con ăn bữa này tốn nửa ngày công của bố rồi đấy”.
Đứa bé áng chừng tầm 7, 8 tuổi. Sau khi nghe xong câu nói của bố, cậu bé im lặng không nói gì nhưng tôi có cảm giác, bé hiểu tất cả những gì bố vừa nói.
Tôi sống ở một thành phố hạng ba. Ở những nơi như thế này quả thật thu nhập của người dân không được cao cho lắm. Lúc nhỏ, tôi cũng đã từng nghe người lớn trong nhà nói với lũ trẻ những câu đại loại như: “Nhà không có tiền nhưng cũng cố mua cho con rồi đấy” hay “Bố mẹ thắt lưng buộc bụng cũng là để dành hết cho con đấy”.
Thật ra, thâm tâm tôi vô cùng mâu thuẫn. Tôi hiểu rất rõ rằng đối với những gia đình bình thường ở thành phố hạng ba này, kinh tế quả thật là một vấn đề khó nói. Thế nhưng tôi cũng không khỏi xót xa cho những đứa trẻ đáng thương từ khi sinh ra đã phải chịu áp lực cơm áo gạo tiền (dù chúng chẳng làm gì sai cả).
Thế nên, tôi rất muốn thảo luận với mọi người về vấn đề này. Trong câu chuyện tôi vừa kể trên, nếu như người bố đợi con mình ăn xong rồi mới hỏi đứa bé là: “Con biết bữa ăn này của con đáng giá bao nhiêu không?”. Đứa bé có thể tự biết và trả lời, hoặc nếu không, người bố sẽ trả lời như thế này: “Nửa ngày công của bố đó con. Con xem, bố thương con biết nhường nào”.
Video đang HOT
Nếu câu chuyện diễn ra theo hướng như vậy thì sẽ không bị coi là thể hiện sự nghèo khó trước mặt con trẻ”.
Bố mẹ có nên kể công, kể nghèo kể khổ với con?
Trong giáo dục ở gia đình, có 2 thứ đáng sợ nhất là “Sự bỏ ra” và “Sự hy sinh”. Nếu cha mẹ có tư tưởng mình là người “bỏ ra”, mình là người “hy sinh” thì sẽ cảm thấy việc nuôi dạy con vô cùng vất vả.
Bố mẹ cũng tự cho bản thân là vĩ đại và trong tiềm thức luôn có tư tưởng con cái đang nợ mình công ơn dưỡng dục. Điều này vô tình khiến con chịu phải áp lực nặng nề. Con không cảm thấy tình yêu thương của cha mẹ mà ngược lại luôn có cảm giác mang nợ, không được an toàn.
Thậm chí, con còn nghĩ rằng, mình chính là gánh nặng của cha mẹ, vì mình mà những người thân xung quanh phải khổ sở, chắt bóp. Điều này có thể gây những ảnh hưởng xấu đến tương lai của con. Con dần sống thu mình lại và không dám có ước mơ của riêng mình.
Bên cạnh đó, cha mẹ thông minh thì đừng bao giờ than nghèo kể khổ. Thay vào đó, hãy dạy con nỗ lực để thoát nghèo. Hãy cho con bạn động lực để vươn lên trong cuộc sống, chứ đừng khiến đứa trẻ co mình trong mặc cảm nghèo túng và gánh nặng tài chính.
Nguồn: Zhihu Việt Nam (Trí Thức Trẻ)
Bố 'nhà người ta' gần 60 tuổi hằng ngày dậy từ 5h sáng dọn nhà, trời mưa cầm khăn bông đợi ở cửa đón vợ để lau khô
'Lắm lúc mình thật sự ngưỡng mộ mẹ vì tìm được một người đàn ông như bố. Thức dậy từ 5h sáng phân loại quần áo trắng, quần áo màu để cho vào máy giặt, sau đó lau hết tầng dưới ở nhà, lau xong thì ăn sáng, phơi quần áo rồi đi làm sớm', cô con gái chia sẻ.
Xưa nay, hình ảnh người bố trong công việc hay cuộc sống thường luôn là người đàn ông nghiêm khắc, ít nói, khô khan và có phần vụng về. Vậy mà có những ông bố đối với vợ con lại cực kì dịu dàng, luôn dành mọi sự quan tâm, yêu thương và vun đắp cho gia đình nhỏ của mình.
Đó cũng là câu chuyện được chị Thùy Giang (SN 1991), hiện đang sinh sống ở Vũng Tàu kể lại.
Bài đăng về bố của chị Giang nhận được rất nhiều sự quan tâm của dân mạng
Trong bài đăng mới đây của mình, chị Giang đã chia sẻ câu chuyện về bố, người mà luôn khiến chị ngưỡng mộ vì cách mà ông quan tâm đến vợ con trong suốt mấy chục năm qua.
'Mẹ mình đến bây giờ vẫn còn kể, hồi bố mẹ mới cưới cách đây 30 năm, bố đi trực đêm, sáng về đến nhà không thấy mẹ đâu, trời thì mưa lất phất. Bố cầm ô đi bộ ra chợ gần khu tập thể, vừa đi vừa hỏi mọi người gặp trên đường 'Em có thấy vợ anh đâu không?', 'Chị có thấy vợ em đâu không?'. Khu tập thể nhỏ, mọi người biết nhau cả, một bác chạy đi gọi mẹ mình bảo về ngay có chồng tìm, vừa nói vừa cười khúc khích. Bố đón mẹ, một tay cầm túi đồ của mẹ, một tay che ô đưa mẹ về nhà. Sau trận đấy bố mình nổi tiếng cả khu tập thể về chuyện yêu vợ', chị Giang kể lại.
Bố chị từng nổi tiếng cả khu về việc yêu vợ
Bố mẹ chị Giang vốn lập nghiệp ở xa quê nên chỉ có mỗi hai vợ chồng ở với nhau. Bà ngoại chị hồi còn sống vẫn kể là lúc mẹ sinh chị, cả bà nội và bà ngoại cùng ra giúp mẹ, có một việc bố chị Giang không bao giờ cho bà hay mẹ làm là giặt tã lót vải của con: 'Bố đi trực đêm, sáng về sẽ gom hết tã bẩn của mình ngày hôm trước đi ngâm giặt cho trắng tinh sạch sẽ. Ngay cả bây giờ, mình có con, là cháu ngoại của bố, quần áo con nôn bẩn ra, bố cũng nhất quyết không cho mình giặt'.
Đảm nhận hết việc dọn dẹp, giặt giũ trong nhà vì sợ vợ vất vả
'Có một đợt con mình hơi có vấn đề đường ruột, cứ nửa đêm là nôn, ông ngoại cứ nghe tiếng cháu ọc ạch là chạy lên vỗ về cháu, thay ga gối mới, rồi ôm ga gối quần áo bẩn của cháu đi ngâm và giặt tay. Đến nỗi bây giờ con mình làm bẩn quần áo, mình bảo thôi không sao, thay ra đi lát mẹ giặt cho, nó lắc đầu nguầy nguậy bảo 'Không! Ông ngoại giặt!', nghĩ vừa buồn cười vừa thương ông', chị Giang tiếp lời.
Dù đã gần 60 tuổi nhưng bố chị Giang hằng ngày vẫn dậy sớm lo lắng chuyện nhà cửa
Được biết, bố chị Giang năm nay gần 60 tuổi nhưng hàng ngày vẫn thức dậy từ 5h sáng phân loại quần áo trắng, quần áo màu để cho vào máy giặt, sau đó lau hết tầng dưới ở nhà, lau xong thì ăn sáng, tắm rửa, phơi quần áo lên rồi đi làm sớm. Mẹ chị mặc áo lụa, bố vẫn giặt tay cho.
'Bố thuộc cả mùi nước giặt em bé nào thơm để mua cho cháu. Cứ cuối tuần bố lại đuổi hết mấy mẹ con ra đường, bố ở nhà nhấc hết giường tủ, bàn ghế ra để lau sàn nhà cho sạch vì bố bảo mẹ đau lưng, không cúi được. Bọn mình thì lau không sạch nên thôi bố làm luôn cho xong'.
Luôn chăm chút, để ý vợ từng li từng tí
'Bố luôn đi theo rình xem điện thoại mẹ hết pin chưa để sạc, hết tiền chưa để nạp thêm. Mẹ mình đi xe máy bao nhiêu năm hoạ hoằn lắm mới phải tự đổ xăng vì đã có bố làm hộ.
Người đàn ông ấy mỗi lần được bạn bè mời đi ăn ở đâu, gắp thử được vài miếng, ngay lập tức hồn nhiên gọi điện thoại về cho vợ: 'Em ơi hôm nay anh được mời đi ăn chỗ này, cũng được đấy nhưng không ngon bằng em nấu đâu!' mặc kệ ánh mắt mọi người xung quanh nhìn mình'.
Không quên dành tặng vợ những món quà bất ngờ vào dịp 14/2 hay 8/3
Bố chị Giang còn có sở thích mua những chậu lan to để tặng vợ vào dịp lễ như 14/2 hay 8/3. Nhưng hoa đó con cái, cháu chắt không bao giờ được động vào. Bố sẽ tự đi chọn mua hoa rồi tự chở về, tự khiêng vào nhà, rồi lau chùi quanh chỗ để hoa cho sạch sẽ để mẹ chị Giang ngồi ngắm .
'Sự tỉ mỉ và trân trọng ấy dành cho mẹ là tài sản quý giá, lộng lẫy nhất bố dành cho mình, chứng kiến mẹ mình được yêu thương, chiều chuộng, dẫu có ra sao thì em trai mình, chồng mình cũng nhìn vào đó để học tập và trân trọng vợ thêm nhiều hơn nữa'.
Trong mắt chị Giang, bố là người đàn ông tuyệt vời
Trong mắt con gái, bố là người rất nghiêm khắc và khó tính trong công việc, đặt yêu cầu rất cao với bản thân nhưng khi về nhà thì rất ngọt ngào với vợ và chiều chuộng con cháu: 'Bố đặc biệt rất tình cảm và quan tâm mẹ. Nếu mẹ đi làm lúc trời mưa, bố sẽ cầm sẵn khăn bông đứng đợi ở cửa để đón mẹ, lau khô cho mẹ. Với mình, bố còn là người rất hài hước và vui tính, hay trêu chọc mọi người trong nhà. Bố cũng rất thương con rể và con dâu. Chồng mình luôn rất nể phục và thương bố mình'.
Linh Chi (baodatviet.vn)
Đặt 70 mâm cỗ cưới, của hồi môn 120m2 đất nhưng tới ngày ăn hỏi nhà gái vẫn thẳng thừng hủy hôn chỉ vì câu: "Vàng là tôi trao hộ thôi" "Hôm qua, 17/2 đúng lịch là 10h sáng nhà trai có mặt ở nhà em tổ chức ăn hỏi. Thế mà cuối cùng tới gần 2h chiều nhà anh mới tới, để gia đình họ hàng em đợi dài cổ", cô gái kể lại. Trai khôn dựng vợ, gái lớn gả chồng, đó là niềm mong mỏi của mỗi bậc làm cha làm...