Dân có rừng bị chìm dưới lòng hồ thủy điện sẽ được đền bù
Giữa tháng 10/2012, UBND huyện Phong Điền đã phối hợp với công ty cổ phần đầu tư Hương Điền tổ chức họp dân để bàn phương án xử lý diện tích cao su và rừng WB3 tại xã Phong Sơn, huyện Phong Điền bị ngập sau khi thủy điện tích nước
Trong buổi họp, những vướng mắc về công tác đền bù trong quá trình xây dựng thủy điện Hương Điền tại xã Phong Sơn cũng được nêu ra cùng với việc giải quyết dứt điểm phương án đền bù cao su cho bà con.
Theo đó, Dự án thủy điện Hương Điền triển khai xây dựng từ 5/2005, với tổng mức đầu tư 1.620 tỷ đồng do công ty cổ phần đầu tư Hương Điền làm chủ đầu tư. Tuy nhiên trong quá trình triển khai xây dựng và tích nước lòng hồ, Ban quản lý Dự án thủy điện Hương Điền và các đơn vị liên quan đã không thực hiện việc kiểm tra kết quả đo đạt bản đồ của Trung tâm Kỹ thuật, Sở Tài nguyên môi trường tỉnh TT-Huế.
Khi bàn giao lòng hồ, các đơn vị đã cắm mốc quá ít so với tính phức tạp của bản đồ, không kiểm soát hết diện tích đất lòng hồ trước và sau khi bàn giao, gây ngập úng 58,3 ha cao su thuộc “Chương trình mục tiêu quốc gia về đa dạng hóa nông nghiệp, phát triển cao su tiểu điền”. Số diện tích cao su này được bà con nông dân xã Phong Sơn gieo trồng vào năm 2006, cùng với 28,2 ha rừng sản xuất theo Dự án WB3 được cấp quyền sử dụng đất và trồng rừng vào năm 2006. Trách nhiệm này thuộc về công ty đầu tư Hương Điền.
Thủy điện Hương Điền có trách nhiệm trong việc đền bù cho người dân có rừng cao su và rừng trồng WB3 bị ngập dưới lòng hồ thủy điện này khi tích nước
Tại buổi làm việc, các hộ dân rất bức xúc trước việc ban quản lý dự án thủy điện Hương Điền và các đơn vị liên quan đã không tuân thủ triệt để các quy tắc trước khi tích nước lòng hồ gây ngập úng các diện tích cao su và rừng nói trên chây ỳ trong công tác đền bù thiệt hại.
Video đang HOT
Qua đó, yêu cầu Công ty cổ phần thủy điện Hương Điền và những đơn vị liên quan có trách nhiệm đưa ra những phương án bồi thường, hỗ trợ theo 2 phương án mà các hộ dân đã thông qua là “đất đổi đất” hay “quy ra toàn bộ bằng tiền” để bà con nông dân yên tâm phát triển sản xuất, tránh tình trạng nhiều hộ dân của xã Phong Sơn rơi vào cảnh nợ nần và tái nghèo.
Cho đến đầu tháng 11/2012, huyện Phong Điền sẽ thống nhất với Công ty cổ phần thủy điện Hương Điền để đưa ra phương án đền bù cuối cùng cho dân.
Như Dân trí đã đưa tin, do sự chồng chéo của các cơ quan chức năng trong quá trình quy hoạch lòng hồ thủy điện, và sự thiếu sâu sát khi cắm mốc, không kiểm tra vệ sinh lòng hồ trước lúc xả nước từ phía thủy điện Hương Điền nên khi tích nước vào lòng hồ đã gây ngập một diện tích lớn trồng cao su và trồng rừng WB3 của bà con xã Phong Sơn. Tổng cộng có gần 90ha rừng đã bị ngập, hư hại với trị giá hàng chục tỷ đồng. Cũng trong quá trình kiểm tra của đoàn Bộ NN&PTNT tại đây cũng đã chỉ rõ “thủy điện tuy có lợi nhưng hại cũng khá nhiều”.
Theo Dantri
Loại gần 20 dự án thủy điện "treo", "mất" chủ đầu tư
Đó là ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đối với các dự án thủy điện trên địa bàn tỉnh thi công ì ạch trong thời gian qua.
Ngày 10/10, tại cuộc họp với các sở, ban, ngành và các địa phương có dự án thủy điện, ông Lê Phước Thanh - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam - đã yêu cầu rà soát, kiểm tra lại và tiến hành ký cam kết với nhà đầu tư về tiến độ thi công 19 dự án thủy điện, nếu cần thiết thì loại bỏ.
Theo báo cáo của Sở Công thương tỉnh Quảng Nam, quy hoạch thủy điện trên địa bàn tỉnh hiện nay có 44 dự án đã được phê duyệt với tổng công suất trên 1.586MW điện lượng trung bình hàng năm trên 6,2 tỉ kWh.
Người dân TĐC các dự án thủy điện huyện Nam Giang phá rừng lấy gỗ về làm nhà TĐC
Trong số 44 dự án trên có 10 dự án thủy điện bậc thang hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn, 34 dự án thuỷ điện vừa và nhỏ. Một số công trình thủy điện đã đi vào hoạt động nhưng gây nhiều hệ lụy, như thủy điện Sông Tranh 2 gây động đất, rò rỉ nước trên thân đập.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, việc xây dựng thủy điện có cái được và cái mất, tuy nhiên trong thực tế thời gian qua, những hệ lụy do thủy điện gây ra khá nhiều. Nhiều dự án, chủ đầu tư không thực hiện theo cam kết tiến độ đã đề ra, thậm chí không thực hiện xây dựng gây nhiều khó khăn cho việc phát triển kinh tế - xã hội địa phương cũng như ảnh hưởng đến đời sống nhân dân đồng bào vùng cao, vùng dân tộc thiểu số.
Theo đánh giá của các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Nam, hậu quả của các công trình thủy điện do chặn dòng sông nên gây ra những đoạn sông "chết" sau đập chính, việc điều tiết xả lũ của các công trình thủy điện rất phức tạp và khó khăn, khó kiểm soát, mất rừng, mất cân bằng sinh thái, thiếu nước sản xuất trong mùa hạn...
"Bỏ được cái nào quý cái đó. Mất rừng, mất đất, tái định cư đến nay vẫn còn làm khổ dân. Việc điều tiết và theo dõi các công trình thủy điện lớn như: A Vương, Đăk Mi 4 và Sông Tranh 2 cũng gặp nhiều khó khăn", ông Nguyễn Minh Tuấn, Chi cục trưởng Chi cục thủy lợi tỉnh Quảng Nam nói.
Sau đập thủy điện, hầu hết các dòng sông đều "chết"
Theo đại diện Sở KH-CN Quảng Nam cho biết sự cố đập liên hoàn trong hệ thống thủy điện bậc thang là vấn đề hết sức nguy hiểm, cần xem xét vấn đề đầu tư xây dựng thủy điện bậc thang. Tỉnh yêu cầu rà soát và làm cam kết với chủ các công trình thủy điện đang xây dựng, đi kèm việc giám sát về triển khai.
Theo ông Phạm A - Phó Chủ tịch UBND huyện Tây Giang - hiện nay trên địa bàn huyện có một số dự án thủy điện mà chủ đầu tư đã "bỏ chạy" từ lâu, đến nay không thấy trở lại. Trong đó có dự án thủy điện Tr'Hy với công suất 30MW, chủ đầu tư đã đền bù cho người dân nhưng từ tháng 4/2010 đến nay... không thấy chủ đầu tư đâu.
"Chúng tôi đã nhiều lần gởi thư cho họ nhưng không thấy trả lời. Người dân thấy đất đai bỏ hoang hỏi chúng tôi công ty có làm không để họ sản xuất nhưng chúng tôi không dám trả lời họ", ông Phạm A cho biết về dự án thủy điện "treo" trên địa bàn huyện Tây Giang.
Ông Lê Phước Thanh - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam - nói: "Làm thủy điện, địa phương đã mất nhiều hơn là được. Vì thế, cần loại khỏi quy hoạch các dự án thủy điện đến nay chưa triển khai. Với 3 dự án thủy điện lớn là Đăk Mi 2, Đăk Mi 3 và Tr'Hy, nếu không thực hiện đúng tiến độ xây dựng, tỉnh buộc phải chấm dứt việc xây dựng".
Ông Thanh cũng khẳng định, với 9 dự án đang trong giai đoạn khảo sát nghiên cứu nên chấm dứt ngay, đưa ra HĐND xin ý kiến loại khỏi quy hoạch. "Loại càng nhiều dự án thủy điện càng tốt", ông Thanh nói.
Tại cuộc họp, UBND tỉnh Quảng Nam đã thống nhất dừng triển khai, loại bỏ 19 dự án thủy điện trên toàn tỉnh. Trong đó, 17 dự án tạm dừng triển khai, 2 dự án thủy điện bị loại ra khỏi quy hoạch là Bông Miêu và Hà Ra.
Theo Dantri
Cân nhắc một dự án thủy điện Ngày 10.10, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Đồng Nai đã có buổi làm việc với Công ty CP Tập đoàn Đức Long Gia Lai để trao đổi những vướng mắc dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A. Vườn quốc gia Cát Tiên, nơi dự kiến xây dựng thủy điện Đồng Nai 6, 6A - Ảnh: K.C Ông Bùi Pháp...