Đàn chim quý trên sông Đầm
Sau một ngày kiếm ăn, khoảng 4.000 con chim cò ốc đậu kín sông Đầm nghỉ ngơi và tối đến tung cánh lên bầu trời tìm chỗ ngủ.
Sông Đầm, có diện tích mặt nước rộng 200 ha và 300 ha ven bờ, trải dài xã Tam Thăng, Tam Phú và phường An Phú, cách trung tâm TP Tam Kỳ khoảng 4 km. Nơi đây có thảm thực vật, hệ động vật đa dạng, cá tôm, lau sậy, cói, sen, súng hòa quyện, tạo nên vẻ đẹp nguyên sơ.
Mặt sông bèo phủ kín, người dân, du khách phải di chuyển bằng thuyền.
Thời gần gần đây chim cò nhạn, còn gọi là cò ốc, tên khoa học là Anatomus oscitans, về sông Đầm kiếm thức ăn. Chúng có trong Sách đỏ Việt Nam.
Mỗi sáng cả đàn bay đến tìm ăn ốc, ếch, nhái, cua, côn trùng lớn… trên sông và ruộng lúa ven sông. Loài chim này thích ăn ốc bươu vàng. Trước đây, tại địa phương, ốc bươu vàng cắn phá gây thiệt hại nhưng từ ngày chim đến, diệt loài ốc này giảm thiệt hại cho người trồng lúa.
Khoảng 14h mỗi ngày, sau khi ăn no nê đàn cò ốc chao cánh đậu kín trên những bãi cọc do người dân cắm làm chuôm, chà dụ cá vào ở để đánh bắt.
Video đang HOT
Loài cò ốc có mỏ vàng xám dài hơn 10 cm; đầu, cổ và phần bụng màu trắng. Đôi chân màu đỏ, dài khoảng 20 cm; sải cánh dài và rộng. Trọng lượng mỗi con hơn một kg.
Ngoài loài chim này, trên sông Đầm còn có hàng ngàn con cò trắng về đây, đậu xen lẫn đàn chim hoang dã tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.
Chập tối, đàn chim bay đi tìm nơi trú ngụ và sáng hôm sau quay lại sông Đầm tìm kiếm thức ăn. Thời gian này rất thích hợp để du khách đến đây chiêm ngưỡng đàn chim hoang dã di cư đến.
Gần đây, nhiều người đến tham quan sông Đầm và ngắm đàn chim hoang dã.
Tại địa phương có nhiều thuyền chuyên chở du khách khám phá phong cảnh và ngắm đàn chim hoang dã. Mức giá 200.000 đồng một thuyền chở từ 4 đến 10 người.
Để bảo vệ đàn chim, thời gian qua TP Tam Kỳ ban hành quy định cấm săn bắt và trồng nhiều cây tạo cảnh quan.
Quảng Nam quy hoạch sông Đầm như một công viên lớn. Tỉnh đã phối hợp với một số tổ chức quốc tế và trong nước nghiên cứu, phát triển phục hồi hệ sinh thái sông. Sông Đầm phải được bảo tồn nguyên trạng và lấy hệ sinh thái ở đây làm nền tảng để định hướng cho hoạt động du lịch.
'Địa ngục trần gian' ít người biết đến
Được xây dựng sau Nhà tù Hỏa Lò, nơi giam giữ các chiến sĩ cách mạng đúng 47 năm, nhưng quy mô của Nhà tù có tên Khe Tù (Tiên Yên, Quảng Ninh) lại vượt tầm Hỏa Lò cùng những sự đầy đọa và thủ tiêu tù khổ sai.
Hàng nghìn dân thường không cam chịu nô lệ cùng các chiến sĩ cách mạng đã mãi mãi nằm cùng đồi bãi và đất gió hoang hoải nơi đây. Tuy nhiên, hiện nay "địa ngục trần gian" nổi tiếng này vẫn chưa được nhiều người biết đến.
Bài 1: Nhà tù của "nhiều cái nhất"!
Sự kiến tạo của... máu và nước mắt
Gần đến năm 1945, với diễn biến thuận trên toàn thế giới, phong trào cách mạng nước ta phát triển hết sức rầm rộ. Lúc này, từ những nơi hẻo lánh, đến các công xưởng, hầm mỏ; từ nơi bị Thực dân Pháp chiếm giữ đến nơi không bị chiếm giữ đều có các chi bộ, đảng bộ hoạt động. Với những diễn tiến bất lợi này, cùng sự lùng sục và vây hãm, nhiều chiến sĩ cách mạng cũng như nông dân, công nhân được giác ngộ đã bị giặc bắt. Trước những bắt bớ này, các nhà tù, các "căng" ( caserne) đã được Thực dân Pháp xây dựng trước đây đều rơi vào tình trạng quá tải.
Ở miền Bắc Việt Nam lúc này, để phục vụ cho khủng bố, đàn áp chí khí cách mạng, các hệ thống "căng" - vốn là nơi đóng quân, đồn trú của binh lính Pháp cũng được biến thành "nhà tù". Nhưng giải pháp này cũng không đem đến việc chia sẻ cho sự quá tải của tù nhân. Các nhà tù có tiếng thời đấy như Hỏa Lò (xây dựng năm 1896), Điện Biên (xây dựng năm 1901), Sơn La (xây dựng năm 1908)... đều không còn chỗ chứa, trữ tù nhân. Để có sự giải thoát cho vấn đề này cũng như tính toán cho một tầm chiến lược dài hạn của chiến tranh, sau khi khảo sát hết sức cặn kẽ và quy mô, Thực dân Pháp đã quyết định chọn Tiên Yên để xây dựng một nhà tù với tên gọi: Khe Tù.
Sở dĩ Thực dân Pháp lựa chọn Tiên Yên để xây dựng Nhà tù Khe Tù bởi thời gian ấy Tiên Yên vốn là nơi "khỉ ho, cò gáy", "rừng thiêng, nước độc". Hơn thế nữa, đặt Nhà tù Khe Tù ở đây, ngoài việc giam giữ tù nhân thì Thực dân Pháp còn có một vị trí chiến lược hết sức quan trọng dùng để án ngữ đường huyết mạch từ Móng Cái về Hà Nội hoặc ra Hải Phòng. Sự hiện diện của Nhà tù Khe Tù với quy mô phòng giam, lô cốt, đồn bốt, sân bay, kho xăng dầu... còn là hậu cứ của điểm đầu tiên kết nối của con Đường số 4. Con đường này, trong thời kháng Pháp đã được mệnh danh là "con đường lửa" bởi nó đi qua một số tỉnh của chiến khu cách mạng như: Lạng Sơn, Cao Bằng.
Để thực hiện ý tưởng có tính chiến lược với ý nghĩa "một mũi tên, trúng hai đích" này, Thực dân Pháp đã huy động binh lính và tù nhân vào cuộc. Những tù nhân bị bắt tại chỗ hay di chuyển từ các nơi khác, cùng với gót giày, roi da và gậy gỗ rớm máu quất không thương tiếc, gần 6 năm sau, "địa ngục trần gian" có tên Khe Tù bắt đầu được định hình. Khe Tù là một nhà tù "đắc địa" bởi việc lợi dụng xây cất hết sức khoa học trên một địa hình, địa vật khó nơi nào có được.
Một phần di tích Khe Tù còn giữ được nguyên trạng.
Phía trước Nhà tù Khe Tù là sông Khe Tù mênh mông ôm trọn một dải núi đồi trong một tầm dễ quan sát. Xung quanh Nhà tù Khe Tù được bố trí hệ thống giao thông hào, tường đá và dây thép gai dầy đến vài lớp. Ở vị trí các đồi cao, Thực dân Pháp cho xây dựng hệ thống bót và chòi canh cùng súng máy, đèn quét sáng thường xuyên vào ban đêm. Với cách bố phòng như vậy thì bất cứ một tù nhân nào bước qua chiếc cổng có chữ Nhà tù Khe Tù ngày ấy thì khó có hy vọng quay trở lại!
Những "cái nhất" của Khe Tù
Nhiều chiến sĩ cách mạng, nhiều nhân chứng đã có thời chứng kiến sự hiện diện của Nhà tù Khe Tù đến nay gặp, hỏi lại chuyện không thể không khỏi rùng mình bởi những đầy đọa và hủy diệt đã diễn ra tại đây. Họ đã từng tận mắt chứng kiến sự tàn sát, tận mắt chứng kiến những cảnh tra tấn đánh đập, đến nay không thể nào nguôi ngoai.
Ngày ngày, từng đoàn xe phủ bạt, nối đuôi nhau chở tù nhân vào. Tiếng kêu la, ai oán vang lên cùng tiếng súng và sự nâng lên, hạ xuống không mệt mỏi của các lưỡi dao chém. Tiếng la ngày một ít đi. Xe lại vào, ai oán, kêu la lại vang lên. Rồi lại dịu đi... Nghe tiếng kêu, đếm xe vào ra, người ta biết đã có vài trăm người bị hạ sát trong mỗi đợt.
Sau khi hệ thống nhà tù có tên Khe Tù này đi vào hoạt động, không giống như các nơi khác, Nhà tù Khe Tù là nơi duy nhất dùng để giam giữ hai đối tượng phạm nhân. Đối tượng thứ nhất là lao động khổ sai và đối tượng thứ hai là những người tham gia hoạt động cách mạng. Những người lâm án thuộc các đối tượng này được xe cam - nhông (camion) bịt bạt kín chở về rồi được phân loại.
Người tham gia cách mạng thì bị biệt giam, người lao động khổ sai thì quằn lưng làm việc trong tình cảnh kiệt quệ vì đánh đập và cho ăn đói. Khe Tù ngày ấy cũng nổi danh là nhà tù của một vùng miền rộng lớn. Các tù nhân thuộc đối tượng trên được thu gom ở một dải dài từ Hà Tĩnh, Nghệ An, Hải Phòng, Hải Dương cũng như các tỉnh phía Bắc đều được tập trung về đây. Quân số giảm nhanh chóng bởi sự bạc đãi và công suất làm việc liên tục của các máy chém.
Trong các hệ thống "căng" và nhà tù của Pháp xây dựng tại miền Bắc Việt Nam, Nhà tù Khe Tù thời bấy giờ (và đến cả thời nay) vốn không nổi tiếng. Nhưng thực ra trong cái sự chìm lắng về tiếng tăm này thì Nhà Tù Khe Tù lại đang dẫn đầu những cái nhất mà ít nhà tù nào thời ấy có được. Nếu so sánh với Nhà tù Hỏa Lò, một nhà tù thuộc bậc "đàn anh" do Thực dân Pháp xây dựng thời ấy, hơn Nhà tù Khe Tù đến gần 50 tuổi thì các dụng cụ tra tấn và "đầu tư" các vật dụng để hành quyết tù nhân của Hỏa Lò còn thua xa Khe Tù.
Thời ấy, để ngăn đe và xử tử các tù nhân "cứng đầu" với đầy đủ tội danh thì Hỏa Lò được trang bị 2 máy chém. Riêng khe tù, để đáp ứng với "công suất" chém và hủy tù nên Thực dân Pháp bố trí tại đây đến... 4 máy chém. Các máy chém ở đây cũng được bố trí "khủng" hơn Hỏa Lò rất nhiều, mỗi máy chém được trang bị 1 dao chém có trọng lượng 80kg, dài 2m và dày đến 3cm.
Một trong những bệ máy chém còn sót lại.
Khác với máy chém ở Hỏa Lò, được đặt kín đáo trong buồng xử thì máy chém ở Nhà tù Khe Tù hầu như được bố trí lộ thiên ngoài giời, không cần xây tường che bao. Nối từ các máy chém này xuống sông Khe Tù là các máng xi - măng. Nhiều chứng nhân ở Nhà tù Khe Tù ngày ấy cho biết, vì "công suất" xử tử tù nhân ở Nhà tù Khe Tù quá cao nên phải thiết kế như vậy thì máu của tù nhân mới có đường thoát xuống sông. Vào những ngày cao điểm xử trảm tù nhân, máu phạm nhân theo máng xi - măng, chảy xuống sông Khe Tù loang đỏ một khúc sông.
Đơn Thương
Theo khoe365.net.vn
Cận cảnh tháp Chàm Rừng xanh đặc biệt nhất Việt Nam Đây là tháp Chàm duy nhất ở VN không được xây dựng trên những ngọn đồi cao trống trải mà lại nằm dưới những tán cổ thụ của rừng già Tây Nguyên. Tháp Chàm Yang Prong (Thần vĩ đại), còn gọi là Tháp chàm Rừng xanh là một ngôi tháp Chàm ở xã Ea Rốk, huyện Ea Súp, tỉnh Đăk Lăk, cách thị...