Đàn chim “lạ” cả ngàn con xuất hiện tại cánh đồng Quảng Ngãi
Đàn chim ‘lạ’ nghi giống cò nhạn hay cò ốc từng xuất hiện tại nhiều cánh đồng phía Bắc miền Trung đã di cư đến một số cánh đồng của huyện Mộ Đức (tỉnh Quảng Ngãi) trong những ngày qua.
Có mặt tại cánh đồng Bàu Chùa (thị trấn Mộ Đức, huyện Mộ Đức) vào lúc 10 giờ 30 phút ngày 6-5, chúng tôi cùng với một số người dân địa phương đã rất bất ngờ về việc xuất hiện một đàn chim “lạ” cả ngàn con bay đến đậu kín cánh đồng.
Một góc “đàn chim lạ” xuất hiện ở cánh đồng Bàu Chùa vào trưa 6-5
Nhiều người dân, lái xe tuyến Bắc – Nam đi đường nhìn thấy bầy chim có màu sắc lạ và đẹp bay rợp bầu trời cũng hiếu kỳ dừng lại để xem và chụp hình.
Theo một số người dân ở thị trấn Mộ Đức, lần đầu tiên ở cánh đồng Bàu Chùa xuất hiện một loại chim “lạ” này. “Chúng tôi chưa từng thấy loài chim nào có màu sắc lạ và đông như vậy xuất hiện ở Quảng Ngãi. Có thể đây là bầy chim di cư từng xuất hiện ở một số cánh đồng phía Bắc miền Trung trước đó, bây giờ di cư vào đây…”, một người dân cho biết.
Đàn chim “lạ” xuất hiện ở cánh đồng nhiều nước, cỏ và lúa non đang lên
Theo ghi nhận thực tế, bầy chim “lạ” này có trọng lượng trung bình mỗi con từ khoảng 1kg đến 3kg; chim có mỏ và cổ dài như cò, màu đen trắng (đuôi và nửa cánh màu đen) trông rất đẹp. Chúng sà xuống cánh đồng mạ non để uống nước và mò bắt thức ăn. Đàn chim khá dạn, nhưng bay cao và khả năng phản xạ rất nhanh khi có người vào cánh đồng…
Video đang HOT
Thời điểm này, khu vực Quảng Ngãi đang có nắng nóng, nhiều cánh đồng khô hạn cỏ và chân rạ cháy xém. Trong khi đó, tại một số cánh đồng ở huyện Mộ Đức thì các kênh mương thủy lợi đang dẫn nước đủ để phục vụ cho người dân canh tác, bước vào vụ hè thu nên có nhiều nước, thức ăn và thủy sinh nhiều cho những đàn chim di cư…
Đàn chim đang tìm thức ăn dưới cánh đồng Bàu Chùa
Theo tìm hiểu có thể đây là một loài chim họ cò, nghi là cò nhạn hoặc cò ốc, thường hay tìm đến những cánh đồng mạ non, bàu đầm nước ngọt để ăn cá và ốc…
>>> Một số hình ảnh ghi nhận toàn cảnh đàn chim “lạ” ở cánh đồng Bàu Chùa vào trưa 6-5:
Cánh đồng xuất hiện đàn chim nằm bên quốc lộ 1A, đoạn gần tuyến tránh vào thị trấn Mộ Đức
Đàn chim lạ phản xạ rất nhanh và bay cao
Trâu rừng mang thai chết thảm dưới vuốt bầy sư tử dữ
Vì thiếu quan sát và đoàn kết, đàn trâu rừng phải trả giá quá đắt.
Thông thường, khi trâu rừng đi theo đàn thì nó không gặp nhiều nguy hiểm trước những kẻ săn mồi thế nhưng vẫn có những ngoại lệ nếu như gặp kẻ đi săn hung dữ hoặc cả đàn thiếu đoàn kết khi đối mặt với kẻ thù.
Bầy sư tử tiến tới uống nước trên cánh đồng
Câu chuyện xảy ra tại Khu bảo tồn Sabi Sand, Nam Phi dưới đây là một minh chứng cụ thể. Lần này, đối mặt với đàn trâu là 4 con sư tử đực to lớn và đầy kinh nghiệm săn mồi.
Khi đó, cả đàn trâu rừng và bầy sư tử đều tiến tới uống nước tại một ao nước trong khu vực. Trong khi bầy sư tử chăm chú nghe ngóng tình hình thì đàn trâu rừng lại khá chủ quan không thấy nguy hiểm tiến tới gần.
Khi 4 con sư tử tiến tới quá gần thì đàn trâu rừng mới nhận ra nguy hiểm nhưng mọi chuyện đã quá muộn. Chúng cũng không đoàn kết để chống lại kẻ đi săn dẫn tới có tận 4 con trâu trong đàn bị giết.
Bầy sư tử quá tinh ranh khi nhắm vào những con mồi dễ bị hạ gục như trâu non và trâu cái đang mang thai. Đáng buồn, một con trâu cái sắp tới lúc sinh bị hạ gục và sư tử sau đó moi bụng con mồi để ăn con trâu con còn chưa kịp ra đời.
Chúng vừa uống nước vừa nghe ngóng tình hình
Đàn trâu rừng cũng tới uống nước mà không biết nguy hiểm cận kề
Một con trâu non nhanh chóng bị hạ gục bởi kẻ săn mồi
Vì thiếu quan sát và đoàn kết, đàn trâu rừng phải trả giá quá đắt
Trâu rừng cái mang bầu bị sư tử ăn thịt
Hóa thạch 400 triệu năm tuổi được cho là chìa khóa tiến hóa của thực vật Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một hóa thạch thực vật 400 triệu năm tuổi, có thể tiết lộ về một bước quan trọng trong cách thực vật tiến hóa xa xưa. Một nhóm các nhà khoa học đã nghiên cứu các hóa thạch được lưu giữ trong Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Smithsonian trong nhiều thập kỷ....