Đàn chim chiến đấu trong tuyệt vọng để bảo vệ con khỏi rắn độc
Khi thấy con rắn Boomslang đang từ từ tiến gần đến tổ, những con chim thợ dệt bố mẹ đã làm mọi thứ trong khả năng của mình để cố gắng giữ chân con rắn.
Theo thông tin đăng tải, vài ngày trước, khi đang tham quan tại khu bảo tồn tư nhân Ngala, Nam Phi, du khách Georgie Lawless đã ghi lại được cảnh tượng đáng kinh ngạc khi những con chim thợ dệt cố gắng hết sức để bảo vệ chim non thoát khỏi cái chết cận kề – bị rắn độc giết.
Được biết, những con chim thợ dệt còn có cái tên là rồng rộc mặt nạ phương Nam, là một loài chim phổ biến khắp miền nam châu Phi, nổi tiếng với kỹ năng xây tổ vô cùng đẳng cấp.
Những chiếc tổ của chúng thường được xây dựng ở rìa cành cây, đặc biệt, những con chim này thích làm tổ ở những cây Acacias gai góc. Đây là một cơ chế phòng thủ cực kỳ có hiệu quả, ngăn không cho những kẻ săn mồi tiếp cận con non của chúng.
Tuy nhiên, trong trường hợp này, khi kẻ săn mồi là rắn Boomslang (rắn cây), những chiếc gai không có tác dụng. Chính vì thế, khi thấy con rắn Boomslang đang từ từ tiến gần đến tổ và chuẩn bị ăn sạch chim con, những con chim thợ dệt bố mẹ đã làm mọi thứ trong khả năng của mình để cố gắng giữ chân con rắn.
Video đang HOT
Mặc dù cực kỳ tuyệt vọng nhưng những con chim thợ dệt không bỏ cuộc, chúng tấn công tới tấp, cố gắng dùng mỏ, móng vuốt tấn công vào cơ thể con rắn nhằm khiến kẻ săn mồi táo tợn này bỏ cuộc. Ngược lại, con rắn cũng cảm thấy cực kỳ phiền, nó uốn mình cắn trả lại đàn chim trong lúc tìm kiếm một chiếc tổ tiềm năng, có lúc vì hoạt động mạnh, nó suýt rơi xuống đất.
Song, đáng buồn thay, đàn chim không thành công trong việc bảo vệ tổ và chim con, cuối cùng con rắn vẫn chui được vào một trong số các tổ chim, tàn sát chim con và chuồn đi trong tích tắc.
Theo tìm hiểu, con rắn Boomslang này là rắn đực (rắn cái có màu nâu xám). Điểm mạnh của những con rắn Boomslang này là chúng có thể treo lơ lửng cả cơ thể chỉ nhờ chiếc đuôi mảnh dẻ, chúng chuyên săn giết các động vật nhỏ như tắc kè, ếch nhái, chim và trứng
Khám phá loài chim thông minh của thế giới động vật
Bồ câu được biết đến là giống chim thông minh hơn so với nhiều loài chim khác. Nhờ bản năng dẫn đường mà chúng sở hữu khả năng đặc biệt, do đó, cũng có những hiện tượng lạ tồn tại xung quanh khả năng của chúng.
Trong thế giới động vật, mỗi loài tồn tại đều mang trong mình những khả năng kì diệu khác nhau, chúng khiến cho con người phải kinh ngạc và trầm trồ nể phục vì khả năng của mình, điển hình là loài chim bồ câu. Các nhà khoa học đã chú ý quan sát và nghiên cứu về khả năng đặc biệt của loài bồ câu, vì vậy họ đã có những phát hiện thú vị về các hiện tượng lạ tồn tại xung quanh khả năng của chúng. Tuy kích thước não của bồ câu rất nhỏ, nhưng chúng có thể phân biệt và gọi tên được các đối tượng tương tự như trẻ con học chữ.
Bồ câu là hiện tượng lạ trong giới động vật bởi chúng thông minh hơn so với nhiều loài động vật khác
Nghiên cứu mới của Đại học Iowa chỉ ra rằng, chim bồ câu có khả năng học để phân biệt 128 bức ảnh thành 16 hạng mục cơ bản. Các nhà khoa học dạy chúng cách nhận biết từng thuộc tính, đặc điểm khác nhau của các giống chó hay giống ngựa. Họ bày ra những bức ảnh đen trắng không rõ nét về những con chó hay những con ngựa để kiểm tra xem chúng có thể nhận biết chính xác các kí hiệu tương ứng không.
Sau cuộc thử nghiệm, các nhà khoa học nhận định loài chim này có cách tiếp cận những kí hiệu tương tự như cách một đứa trẻ bắt đầu học chữ. Để bồ câu có thể phân biệt được 16 hạng mục khác nhau, các nhà nghiên cứu phải huấn luyện chúng trong vòng 40 ngày.
Giáo sư Edward Wasserman, nhà tâm lý học tại Đại học Iowa, người chịu trách nhiệm về cuộc thử nghiệm, cho biết: "Một người trưởng thành có thể học hỏi và phân biệt 16 hạng mục trên thế giới trong vòng một giờ đồng hồ, tuy nhiên, khả năng nhận biết của bồ câu khá chậm, phải qua 45.000 cuộc thử nghiệm chúng mới đạt được giới hạn đó".
Với khả năng phân biệt được16 hạng mục, chim bồ câu là một hiện tượng lạ đầy thú vị
Liệu rằng một đứa trẻ có thể tiếp thu nhanh hơn loài chim bồ câu? Điều đó gần như chắc chắn. Tuy nhiên, đến với các cuộc thử nghiệm, loài chim này chưa được huấn luyện. Trước đó, bồ câu không hiểu được bản chất của việc huấn luyện, cũng chưa từng trải qua các bài huấn luyện như vậy và chúng không có khả năng ngôn ngữ. Trong khi đó, tất cả những vấn đề này lại thuộc về bản năng học hỏi của con người. Do đó, việc so sánh khả năng nhận biết giữa loài chim này với đứa trẻ sơ sinh là phù hợp hơn, bởi những đứa trẻ này phải mất từ 6-9 tháng để học chữ cái đầu tiên.
Mỗi ngày huấn luyện, các nhà nghiên cứu bày ra 128 bức ảnh ngẫu nhiên và huấn luyện mỗi con bồ câu. Mỗi hình ảnh thuộc một trong 16 hạng mục như em bé, chai lọ, bánh trái , xe cộ, chó, vịt, cá, hoa, mũ, chìa khóa, bút, điện thoại, kế hoạch, giày, cây cối. Sau đó những con chim phải chạm mỏ lên một trong hai biểu tượng có màu sắc khác nhau thể hiện câu trả lời đúng hoặc sai được cài sẵn trên màn hình cảm ứng máy tính.
Sau huấn luyện, họ bày những hình ảnh đó cùng những bức ảnh thuộc hạng mục khác mà chúng chưa được huấn luyện để xem chúng có thể nhận biết các hạng mục chính xác không. Trong những con chim được kiểm tra, một con đạt độ chính xác 80%, con thứ hai đạt được độ chính xác 70% và con thứ ba đạt 65% chính xác.
Bồ câu, hiện tượng lạ của giới động vật, nhận biết các đối tượng giống đứa trẻ học chữ
Trên tạp chí nhận thức, các nhà nghiên cứu cho biết thử nghiệm của họ là một minh họa đơn giản về cách trẻ em được dạy chữ - bởi cha mẹ của chúng chỉ vào hình ảnh và yêu cầu chúng đặt tay lên cho các hạng mục.
Chuyện của người sống sót cuối cùng trên Titanic: Thong dong uống rượu giải trí khi tàu chìm, tự thoát thân cực ngầu bằng cách như phim hành động Nhờ lòng can đảm và bình tĩnh đến kinh ngạc, thợ làm bánh trưởng của tàu Titanic đã sống sót sau gần 3 giờ chìm trong Bắc Đại Tây Dương lạnh giá. Charles Joughin được cho là người cuối cùng trên tàu Titanic khi nó chìm xuống vùng nước lạnh giá ở Bắc Đại Tây Dương vào ngày 15 tháng 4 năm 1912....