Dân châu Âu trắng đêm tưởng niệm nạn nhân vụ thảm sát ở tòa báo Pháp
Hơn 100.000 người trên khắp nước Pháp và hàng nghìn người ở các thành phố khác ở châu Âu đã đổ xuống đường tưởng niệm các nạn nhân trong vụ xả súng tại tòa báo ở Paris vào hôm qua (7/1).
Ngay sau khi diễn ra vụ tấn công, khoảng 35.000 người đã tụ tập trước quảng trường Republique ở thủ đô Paris, cách hiện trường tòa soạn báo Charlie Hebdo khoảng 1k m để cầu nguyện cho các nạn nhân.
Tưởng niệm các nạn nhân trước quảng trường Republique, thủ đô Paris (Ảnh AFP)
Trong khi đó, khoảng 20.000 người cũng xuống đường tập hợp thành các đám đông tại thành phố Lyon và Toulouse để tưởng niệm các nạn nhân. Hành động tương tự cũng diễn ra tại các thành phố như Bordeaux và Marseille.
Nhiều cuộc diễu hành cũng được tổ chức tại các thành phố ở châu Âu như Brussels, Berlin, London và Lausanne. Nhiều người tham dự đã đeo hoặc giương cao khẩu hiệu mang dòng chữ “Je suis Charlie” (Tôi là Charlie) nhằm thể hiện sự ủng hộ cho các nạn nhân cũng như quyết định của tờ báo về việc đăng tranh biếm họa về nhà tiên tri Mohammed.
Lễ tưởng niệm các nạn nhân tại thành phố Toulouse, Pháp (Ảnh AFP)
Những người khác thì cầm khẩu hiệu “Tự do báo chí là vô giá”, thắp nến hay giương cao những chiếc bút chì ủng hộ tự do báo chí.
Những bức ảnh về đám đông mang khẩu hiệu “Je suis Charlie” nhanh chóng lan truyền trên Internet. Trên trang chủ của tờ báo Charlie Hebdo, dòng chữ này được in đậm màu trắng trên nền đen.
Tại quảng trường Royale, thành phố Nantes, Pháp (Ảnh AFP)
Rất nhiều tổ chức, cá nhân đã thay ảnh đại diện của họ trên mạng xã hội bằng khẩu hiệu “Je suis Charlie”, trong đó có Đại sứ quán Mỹ tại Pháp.
Khẩu hiệu trên cũng tràn lan trên Twitter. Nhiều người còn đăng cả những bức tranh biếm họa của tờ báo Charlie Hebdo lên trang Twitter của họ.
Video đang HOT
Trước Đại sứ quán Pháp tại Madrid, Tây Ban Nha (Ảnh AFP)
Lời chia buồn và hình ảnh của 4 họa sĩ vẽ tranh biếm họa của tờ báo Charlie Hebdo cùng câu nói nổi tiếng của Biên tập viên Charbonnier “Tôi thà chết chứ không muốn sống mà phải quỳ gối” được đăng tải nhiều trên các trang mạng. Đây là những nạn nhân trong vụ tấn công hôm 7/1.
Những bức ảnh về đám đông với khẩu hiệu “Không có gì phải sợ” nhanh chóng lan truyền trên mạng, trong khi đó, khẩu hiệu “Ngòi bút phải mạnh hơn lưỡi gươm” cũng tràn ngập trên các trang Twitter.
Người dân tại thành phố Lyon, Pháp, cầu nguyện cho các nạn nhân (Ảnh AP)
Khẩu hiệu “Không có gì phải sợ” được giương cao (Ảnh AP)
Tại quảng trường Trafalgar, London (Ảnh AP)
Bên ngoài các trụ sở của Liên minh châu Âu tại Brussels, Bỉ (Ảnh AP)
Tại Barcelona, những chiếc bút được giương cao thể hiện sự ủng hộ tự do báo chí (Ảnh AFP)
Tại quảng trường Republique, Paris, tối 7/1
Khẩu hiệu “Tôi là Charlie” được giương cao tại miền nam nước Pháp
Tại Marseille, miền nam nước Pháp
Trước cửa Đại sứ quán Pháp tại Đan Mạch
Tại Montpellier, miền nam nước Pháp
Minh Việt
Theo Dantri/ AFP
Phản cảm khẩu hiệu "Vượt đèn đỏ chỉ dành cho người ít học"
Những ngày qua, nhiều người tham gia giao thông trong TP Quy Nhơn (Bình Định) rất bức xúc khi đọc được khẩu hiệu treo trên một số tuyến đường với nội dung: "Vượt đèn đỏ chỉ dành cho người ít học".
Nhiều người tham gia giao thông bày tỏ sự bất bình, không hiểu tại sao ngành giao thông lại giăng câu khẩu hiệu với ý nghĩa mập mờ, có phần xúc phạm người tham gia giao thông. Ghi nhận của PV, đến sáng nay 5/1, băng rôn với câu khẩu hiệu nói trên vẫn chưa được gỡ xuống.
Băng rôn với khẩu hiểu: Vượt đèn đỏ chỉ dành cho người ít học trên đường Mai Xuân Thưởng, TP Quy Nhơn. (ảnh chụp tối 4/1)
Một người dân cho rằng, câu khẩu hiệu quá nặng nề, xúc phạm người tham gia giao thông nên chưa chắc đã có tác dụng nâng cao ý thức mà thậm chí còn gây tác dụng ngược.
Chia sẻ về việc trên, Th.s Hán Nôm Hoàng Ngọc Cương nói: "Việc treo câu khẩu hiệu trên là một sai lầm bởi vấn đề ở đây thuộc về ý thức chứ không phải học thức. Ý thức là sự nhận thức đúng đắn biểu hiện bằng thái độ, hành động cần phải có thuộc ý thức kỹ luật, ý trách nhiệm đúng với quy định xã hội. Ít học là thuộc về học thức, đó là những hiểu biết về sự vật, hiện tượng hoặc tự nhiên, xã hội do học tập mà có. Học thức là những cái người ta đi học mà có, còn ý thức không phải học cũng có mà do trong cuộc sống họ nhận thức được việc họ làm là đúng hay sai. Nhiều trường hợp người ít học nhưng xử sự đúng pháp luật có ý thức, nhiều người học hàm rất cao nhưng ý thức rất kém. Vì vậy câu khẩu hiệu trên vô tình xúc phạm nhất nhiều người, nhất là những người thời trước không có điều kiện đi học nhưng họ vẫn chấp hành pháp luật rất tốt".
Đến sáng 5/1, băng rôn với nội dung trên vẫn chưa được gỡ xuống
Ông Trần Châu, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Bình Định, cũng cho rằng câu khẩu hiệu trên quá nặng nề, phản cảm. Ông Châu cho biết sẽ cho tháo gỡ ngay.
Ông Châu lý giải thêm, câu khẩu hiệu trên là một trong những nội dung tuyên truyền an toàn giao thông do Trung ương chuyển về cho địa phương. Mấy ngày qua, ngành văn hóa địa phương đã treo 5 băng rôn với nội dung trên tuyến nội thị TP Quy Nhơn để tuyên truyền về an toàn giao thông.
Doãn Công
Theo Dantri
Những khẩu hiệu làm nên sự thành công của iPhone Với mỗi thế hệ iPhone khác nhau, Apple tung ra những khẩu hiệu khác nhau dựa theo sự nổi bật của dòng sản phẩm đó. Tính đến nay, "nhà táo" đã sử dụng 9 khẩu hiệu cho 10 thế hệ iPhone. iPhone 2G tạo nên xu hướng mới trong thị trường thiết bị di động - Ảnh: Apple 1. iPhone 2G: This is...