Dân chặn xe chở rác vào bãi Nam Sơn, rác ùn ứ ở nội thành Hà Nội
Mấy ngày gần đây, người dân ở gần bãi rác Nam Sơn, Hà Nội bức xúc trước tình trạng ô nhiễm kéo dài, lại chưa được đền bù di dời, đã chặn xe tải chở rác vào bãi khiến rác ùn ứ trong nội thành.
Rác thải ùn ứ, chất thành đống, bốc mùi hôi thối tại nhiều tuyến phố Hà Nội
ẢNH CTV
Theo ghi nhận của Thanh Niên, tại nhiều tuyến phố ở các quận nội thành Hà Nội xuất hiện nhiều đống rác thải sinh hoạt ùn ứ, tràn lan vỉa hè, lòng đường. Rác thải sinh hoạt được công nhân thu gom lại thành từng đống hoặc chất trên xe gom rác mà không có xe thu gom chở đi như bình thường.
Một số công nhân thu gom rác ở địa bàn quận Thanh Xuân cho biết, bình thường rác thải sinh hoạt được thu gom về các điểm tập kết từ tối đến đêm rồi sẽ được chuyển đi trong ngày hôm sau. Tuy nhiên, từ 3 ngày nay, không thấy xe tải chở rác đến điểm tập kết thu gom rác chở đi như bình thường.
Tại nhiều điểm tập kết rác khác ở một số quận nội thành, rác thải được chất đầy lên hàng chục xe đẩy thu gom rác, xếp tràn ở lòng đường. Cũng không ít điểm khác, rác thải được đắp thành đống, chờ thu gom chuyển đi. Những đống rác thải sinh hoạt bốc mùi hôi thối khiến người dân ở nội thành cũng khốn khổ.
Ông Trần Quyết Thắng (64 tuổi, nhà ở mặt đường Xuân Thủy, quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết nhà ông ở gần điểm tập kết rác nên phải thường xuyên đóng kín cửa. “Bình thường, xe rác tập kết chỉ vài tiếng là được xe tải chở hết đi, ít khi bốc mùi hôi thối. Từ chiều 11.1, rác thải sinh hoạt được gom về nhưng không thấy xe tải đến chở đi. Rác ùn ứ, bốc mùi hôi thối cả dãy phố, chúng tôi rất khổ”, ông Thắng nói.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Hữu Tiến, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco), xác nhận một số người dân ở gần bãi rác Nam Sơn bắt đầu chặn xe tải chở rác vào bãi rác từ đêm 10.1, rạng sáng 11.1 khiến hàng trăm xe tải bị ùn ứ, không thể đổ rác vào bãi.
Đến chiều 13.1, người dân vẫn chặn không cho xe tải chở rác vào bãi rác Nam Sơn. Hiện, các cơ quan chức năng đang vào cuộc, tìm hướng giải quyết vấn đề. Về số lượng rác còn ùn ứ ở nội thành, ông Tiến cho biết khó có thể ước tính bao nhiêu tấn, nhưng chắc chắn là không ít. Bãi rác Nam Sơn là nơi tập kết rác của 12 quận nội thành Hà Nội: Cầu Giấy, Thanh Xuân, Đống Đa, Nam Từ Liêm…
Ông Đồng Phước An, Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, cho hay nguyên nhân người dân chặn xe tải chở rác vào bãi liên quan đến việc chậm tiến độ giải phóng mặt bằng, đền bù để những người dân còn sống quanh bãi rác Nam Sơn di dời. “Việc giải phóng mặt bằng, UBND TP.Hà Nội đã giao cho huyện Sóc Sơn phụ trách. Hiện, các cơ quan chức năng đang tìm phương án giải quyết để trước mắt, xe tải chở rác vào bãi, giải quyết rác thải sinh hoạt ùn ứ ở nội thành”, ông An cho hay.
Một lãnh đạo của Sở Xây dựng Hà Nội cũng cho biết, phương án xử lý rác thải sinh hoạt ùn ứ trước mắt ở nội thành là mỗi quận sẽ tự chủ động phương án ở địa bàn mình cho đến khi việc chuyển rác về bãi rác Nam Sơn hoạt động trở lại như bình thường.
Theo Thanhnien
Hà Nội chi bao nhiêu tiền chặt, chuyển 476 cây xanh ở đường Láng?
Sở Giao thông vận tải TP.Hà Nội cho biết, trong việc mở rộng mặt đường Láng (TP.Hà Nội), khoảng 3,6 tỷ đồng được dành cho thực hiện chuyển, chặt hạ cây xanh.
Thông tin từ ông Ngô Mạnh Tuấn - Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP.Hà Nội, để thực hiện dự án mở rộng mặt đường Láng, TP.Hà Nội phải chi hơn 64 tỉ đồng, trong đó khoảng 3,6 tỉ đồng để thực hiện việc đánh chuyển, chặt hạ 476 cây xanh.
Dự án này được thực hiện trên đoạn đường từ Cầu Giấy đến Ngã tư Sở. Dựa vào hiện trạng thực tế, Hà Nội sẽ xén hè bên phải đường Láng, hướng từ Cầu Giấy về Ngã Tư Sở.
TP.Hà Nội thực hiện xén hè bên phải đường Láng, hướng từ Cầu Giấy về ngã tư Sở và chặt, dịch chuyển cây xanh với tổng vốn là 64 tỷ đồng. (Ảnh: Nguyễn Chương)
Theo ông Tuấn, công tác di chuyển cây xanh trong phạm vi chiếm dụng của công trình đã được Sở Xây dựng Hà Nội thẩm định, thống nhất báo cáo UBND.TP phương án thực hiện, với tổng số 476 cây xanh các loại, trong đó dịch chuyển 371 cây, chặt hạ 105 cây (cây chặt hạ là những cây sâu, rỗng thân, sâu gốc, nghiêng, cong, phát triển không bình thường, cây đã chết).
Số cây bóng mát nằm trên dải phân cách giữa tuyến đường là 18 cây (dịch chuyển 11 cây, chặt hạ 7 cây); số cây bóng mát nằm trên vỉa hè phải xén mở rộng lòng đường là 344 cây (dịch chuyển 322 cây, chặt hạ 22 cây);
số cây bóng mát nằm trên phần thi công đường bộ và xe đạp giáp bờ sông Tô Lịch là 66 cây (dịch chuyển 16 cây, chặt hạ 50 cây); số cây bóng mát nằm trên dải đất còn lại là 48 cây (dịch chuyển 22 cây, chặt hạ 26 cây);
3,6 tỷ đồng là số tiền dự tính dành cho việc chặt, chuyển cây xanh trên đoạn đường 4km của dự án. (Ảnh: Nguyễn Chương)
Đề xuất cây sau dịch chuyển gồm các cây bóng mát thuộc phạm vi thi công dự án kiến chuyển về trồng cố định và chăm sóc tại ô đất trống thuộc nút giao Đại lộ Thăng Long với tỉnh lộ 70 thuộc địa bàn quận Nam Từ Liêm (Hà Nội).
Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP.Hà Nội cho biết, công tác chỉnh trang cây xanh cây xanh, thảm cỏ UBND TP giao Sở Xây dựng Hà Nội thực hiện và không tính vào dự án này. Nguồn vốn của dự án này là sự nghiệp kinh tế-ngân sách thành phố.
Theo tính toán, trung bình chi phí chặt hạ, đánh chuyển mỗi cây là hơn 7 triệu đồng. Hiện nay, Sở GTVT đã chỉ đạo đơn vị thi công thi công tập trung máy móc thiết bị thi công, nhân công, vật liệu chia làm 4 mũi thi công để phấn đấu triển khai hoàn thành các hạng mục cơ bản trước Tết Nguyên đán Kỷ Hợi năm 2019.
Số cây xanh được chuyển đi sẽ được chăm sóc tại ô đất trống thuộc nút giao Đại lộ Thăng Long. (Ảnh: Nguyễn Chương)
Về giải pháp trồng lại cây xanh khi dự án hoàn thành được thiết kế hệ thống cây xanh trên dải đất còn lại đồng bộ với hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo mô hình tuyến đường Võ Chí Công - Võ Nguyên Giáp; Đại Lộ Thăng Long (trước Trung tâm Hội nghị quốc gia); đường Nguyễn Chí Thanh.
Tầng trên cao trên 1.100 cây bóng mát, gồm các loại như: Phượng tím, cọ dầu, ban, chuông vàng, kèn hồng, Osaka, muồng lá lạc...Tầng cây bụi trên 2.500 cây các loại như: Đại sứ, tường vi, ngọc bút, dâm bụt, hoa giấy...Tầng thảm cỏ, cây thảm lá màu trên 17.000 m2 các loại, gồm dương xỉ, ngọc trai, muống nhật, lan dẻ quạt...
Theo Danviet
Gần 500 cây cổ thụ phải di dời để mở rộng đường Tại buổi giao ban báo chí Thành uỷ Hà Nội chiều 8-1, Sở GTVT Hà Nội cho biết TP sẽ đánh chuyển gần 500 cây xanh phục vụ dự án tuyến đường Láng, đoạn từ Ngã Tư Sở - Cầu Giấy. Tại cuộc họp, ông Ngô Mạnh Tuấn, Phó giám đốc Sở GTVT Hà Nội, cho hay UBND TP Hà Nội đã phê...