Dàn cảnh va chạm giao thông để cướp tiền ảo
Hồ Ngọc Tài cùng đồng phạm dàn cảnh va chạm giao thông rồi dùng ống kim tiêm chứa mực đỏ, súng giả để uy hiếp, ép anh Lê Đức N. chuyển số tiền ảo hơn 37 tỷ đồng cho Tài.
Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao đang thụ lý hồ sơ vụ án Hồ Ngọc Tài (sinh năm (SN) 1989) cùng 15 đồng phạm bị đề nghị truy tố tội cướp tài sản.
Theo hồ sơ vụ án, Hồ Ngọc Tài quen biết anh Lê Đức N. (SN 1988, trú tại TPHCM) từ năm 2016, do cùng nhau đầu tư tiền ảo. Đến năm 2018, Tài bán hết đồng bitcoin để mua các loại tiền ảo mới như aureus, ifans… dẫn đến bị thua lỗ hết.
Thời gian sau, Tài quen Trần Ngọc Hoàng, cũng là người bị thua lỗ khi chơi tiền ảo. Cho rằng nguyên nhân là do đầu tư theo định hướng của anh N., cả 2 rủ nhau tìm anh N. đòi lại 1.000 bitcoin đã mất.
Các bị can lúc bị bắt.
Ngày 12/5/2020, sau khi thuê người tìm kiếm và nắm bắt quy luật sinh hoạt của anh N., nhóm bị can dàn cảnh va chạm giao thông để tiếp cận nạn nhân, lấy bitcoin. Tuy nhiên, ngay khi xảy ra va chạm, anh N. nhận thấy bất thường nên điều khiển ô tô bỏ chạy.
Hai ngày sau, phát hiện xe của anh N. di chuyển từ Bảo Lộc về TPHCM, nhóm này ra tay. Các bị can kéo vợ, con gái anh N. sang ô tô của mình, dùng ống kim tiêm chứa mực đỏ (nói là máu nhiễm HIV) đe dọa.
Về phía anh N., các bị can dí súng vào đầu, bắt ngồi im. Cả nhóm điều khiển ô tô về khu vực Trạm thu phí Dầu Giây. Tại đây, Hoàng lấy điện thoại của anh N., bắt nạn nhân đọc mật khẩu để truy cập vào ví điện tử cá nhân. Sau đó, Tài sử dụng điện thoại của bị hại chuyển sang ví điện tử của mình số tiền ảo gồm 105.639.624 đồng TRX (tron), 0,15 BTC (bitcoin), 19.333.059 BTT (bittorrent)…
Chiều cùng ngày, Tài rao bán số tiền ảo cướp được của anh N., rồi chuyển đổi sang tiền Việt Nam là 18,8 tỷ đồng. Tài giữ 5,3 tỷ đồng để sử dụng chi tiêu cá nhân, còn lại chia cho đồng bọn…
Video đang HOT
Cơ quan điều tra đã xác định tỉ giá quy đổi giữa các loại tiền ảo với Việt Nam đồng vào thời điểm Tài chiếm đoạt tiền ảo trên các trang web chuyên giao dịch mua bán tiền ảo; xác định tỉ giá quy đổi giữa các loại tiền ảo khác với đồng tiền ảo bitcoin trên trang binance.com để xác định giá trị số tiền ảo bị cướp…
Căn cứ tỉ giá quy đổi giữa các đồng tiền ảo thì số tiền ảo bị chiếm đoạt có giá trị 37,2 tỷ đồng. Trên cơ sở này, nhà chức cho rằng hành vi của Tài và các đồng phạm đã phạm tội cướp tài sản theo điểm a khoản 4 Điều 168 Bộ luật Hình sự (hình phạt 18-20 năm tù hoặc tù chung thân).
Bộ Công an xác định đây là vụ án có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, hành vi phạm tội của các bị can thể hiện sự coi thường pháp luật. Các đối tượng đã bàn bạc, chuẩn bị công cụ, phương tiện gây án, thủ đoạn rất tinh vi, manh động, liều lĩnh, táo bạo, quyết tâm thực hiện hành vi phạm tội.
Nhà chức trách xác định trong vụ án này, bị can Tài giữ vai trò chủ mưu, cầm đầu, tổ chức móc nối, chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cho các bị can khác thực hiện hành vi phạm tội.
Quá trình điều tra, bị can này đã thành khẩn khai báo và tự nguyện khắc phục hậu quả 2 tỷ đồng, nên cơ quan điều tra đề nghị cho bị can được hưởng các tình tiết giảm nhẹ trong quá trình truy tố, xét xử.
Về phía bị hại, anh N. yêu cầu Tài cùng đồng phạm có trách nhiệm bồi thường toàn bộ số tiền đã chiếm đoạt.
Hành trình phá nhiều băng nhóm móc túi tinh quái ở TP.HCM
Hành trình phá án kỳ công, bắt nhiều băng nhóm tổ chức dàn cảnh móc túi tinh quái ở TP.HCM. "Cán bộ chiến sĩ chưa có kinh nghiệm, đôi khi theo dõi tụi nó nhưng bị tụi nó theo dõi ngược lại sau lưng", một cán bộ dí dỏm.
Sau một thời gian nhức nhối, loại tội phạm dàn cảnh móc túi đã im ắng tại TP.HCM. Để có được kết quả này, ban giám đốc Công an TP.HCM chỉ đạo Phòng cảnh sát hình sự (PC02) lên chuyên án liên quận huyện, cùng nhiều phòng ban nghiệp vụ, ròng rã đấu tranh liên hoàn hơn một năm, triệt phá nhiều băng nhóm với hàng chục nghi phạm liên quan.
Tháng 3-2020, PC02 phát hiện nhiều vụ dàn cảnh móc túi người đi đường nên lập chuyên án. Đến tháng 9-2020, bắt băng 8 người thực hiện nhiều vụ dàn cảnh móc túi do Trần Thanh Hùng (Hùng "bò", 48 tuổi, quê tỉnh Bình Phước) cầm đầu. Sau đó, loại tội phạm này không giảm mà hoạt động rộng khắp hơn, manh động hơn, gây xôn xao dư luận.
Ban chuyên án nhận định có đến 4 - 5 băng nhóm khác nhau tổ chức dàn cảnh móc túi, mỗi băng khoảng 6 - 10 người hoạt động tinh quái tại TP.HCM.
"Giải mã" những tổ chức tinh quái
Nhiều ngày đeo bám thu thập tài liệu chứng cứ, các băng dàn cảnh móc túi được dựng lên chi tiết, phương thức thủ đoạn như nhau.
Theo đó, mỗi băng đi từ 5 - 8 xe máy, một xe đi đôi (thường là nam chở nữ, còn gọi "cặp móc"), còn lại mỗi người đi một xe, có sự phân chia nhiệm vụ cụ thể: người cúp đầu va quẹt xe, người đụng xe xô đẩy phân tâm (nếu tài sản bên trái thì đụng bên phải và ngược lại), người trực tiếp móc túi, người cản địa, khi cần sẽ đánh người làm lộn xộn tẩu thoát.
Khi đi đội hình có khoảng cách kéo dài (khoảng 100 - 200m) nhằm hỗ trợ, cảnh giác cao độ, nếu bị theo dõi sẽ báo nhóm tan rã. "Cán bộ chiến sĩ chưa có kinh nghiệm, đôi khi theo dõi tụi nó nhưng bị tụi nó theo dõi ngược lại sau lưng", một cán bộ dí dỏm.
Băng dàn cảnh móc túi người dân (xe màu cam) ở TP.HCM: 1. Cúp đầu xe va quẹt / 2. Cặp móc túi / 3. Đụng xe phân tâm / 4,5,6. Cản địa - Ảnh: CACC
Khoảng thời gian chúng rảo đi "săn mồi" từ 4 - 5h sáng đến 9 - 10 sáng là kết thúc. Khi phát hiện người đi đường có tài sản (chủ yếu là tiền) sẽ khoác tay hoặc ra ám hiệu cho băng biết cụ thể mục tiêu đeo bám. Khi đến địa điểm thuận lợi (thường các giao lộ chờ đèn đỏ) sẽ ráp đội hình thực hiện rất nhanh (khoảng 30 giây đến 1 phút) theo đúng nhiệm vụ được phân công.
Để tránh tình nghi kiểm tra, băng thường đi xe biển số thật nhưng không "chính chủ", mà mua giấy tay nhiều đời, xài điện thoại "cùi bắp" không lưu số nhau. Nhiều băng nhóm khác nhau nhưng có sự quen biết, đôi khi cùng huyết thống dòng họ, từng ngụ cùng địa phương (nay tạm trú khắp nơi, không cố định) nên hiểu nhau, hoạt động kín kẽ.
Băng chọn hoạt động mờ sáng để nạn nhân khó nhận dạng nhưng lại dễ quan sát nếu bị theo dõi khi đường khá vắng và "đánh" người dân, tiểu thương đi chợ, giao dịch sớm mang nhiều tiền, người quê lên Sài Gòn khám chữa bệnh còn ngoài đường, sơ hở tài sản. Ngoài ra sẽ canh gần các ngân hàng, trụ ATM khi thấy người rút tiền bỏ túi sẽ bám theo...
Gian nan phá án, bắt nhiều băng nhóm
Sau khi "giải mã" các băng nhóm tổ chức tinh quái, ban chuyên án quyết liệt đeo bám từng dấu vết nhỏ của các nghi phạm để đánh án triệt phá. Do băng nhóm hoạt động có tổ chức, phân công nhiệm vụ cụ thể theo từng vụ nên phải bắt quả tang, đặc biệt là hành vi của người cầm đầu, "cặp móc" mới xử lý được.
"Địa bàn hoạt động quá rộng, các đối tượng ranh mãnh nên có thời điểm ban chuyên án chỉ đạo lực lượng trinh sát của quận huyện phối hợp cùng đeo bám, chốt chặn, bắt quả tang xử lý. Mỗi ngày băng nhóm di chuyển cả trăm cây số thì anh em trinh sát cũng đeo bám ngần ấy cây số", một cán bộ nhớ lại.
Trong khi đó, lúc bị dàn cảnh móc túi quá nhanh, nhiều nạn nhân sau đó chỉ biết bị mất tài sản, chớ không rõ bị dàn cảnh móc túi hay tự rớt ngoài đường. Do đó công tác thu thập thông tin của bị hại khó khăn, một số vụ công an phải tự trích xuất camera, xác minh, rồi đi tìm nạn nhân...
Một số nghi phạm cầm đầu: Trần Thanh Hùng, Tăng Thị Kim Tiền, Nguyễn Thành Đồng, Tăng Thị Hương - Ảnh: CACC
Đến tháng 3-2021, ban chuyên án đủ hồ sơ tư liệu làm "chìa khóa" phối hợp Công an quận Bình Tân đánh án, bắt băng của Nguyễn Thành Đồng (Sáu già, 56 tuổi, ngụ quận 4) cùng Tăng Thị Hương (Hương già, 63 tuổi, ngụ huyện Củ Chi) cầm đầu.
Tháng 4-2021, một người nước ngoài lái xe máy trên đường quận 5, bị một nhóm dàn cảnh móc túi lấy tài sản tẩu thoát. Ban chuyên án xác định băng do Tăng Thị Kim Tiền (34 tuổi, ngụ huyện Củ Chi) cầm đầu, nên cử trinh sát mật phục đeo bám ngày đêm.
Đến ngày 12-4, khi băng đi "săn mồi" thì bị bắt giữ tại một giao lộ ở quận Tân Phú. Đây được xem là băng manh động nhất, có nhiều người 2 - 3 tiền án tiền sự trở lên, thực hiện nhiều vụ móc túi có số tiền lớn 60 - 100 triệu đồng...
Đến nay, qua thời gian dài đấu tranh liên hoàn, ban chuyên án đã triệt phá 5 băng nhóm, đánh rã 2 băng nhóm với hàng chục nghi phạm liên quan, đã khởi tố 22 bị can, phần lớn đều có tiền án tiền sự, số tiền trộm cắp ước khoảng 3 tỉ đồng...
Kỹ năng phòng ngừa
Theo cơ quan công an, để phòng ngừa loại tội phạm dàn cảnh móc túi thì trước mắt, người dân, tiểu thương hay đi chợ, giao dịch sáng sớm cần lưu ý tài sản mang theo, không nên bỏ nhiều tiền trong túi quần áo nổi cộm.
Khi rút nhiều tiền ở ngân hàng, trụ ATM nên đi từ hai người trở lên, rút xong có cách giữ gìn cẩn thận. Khi đi nên quan sát kính chiếu hậu, nếu thấy nhóm người nghi vấn bám theo mình thì dừng xe ở những nơi an toàn bên đường như chốt CSGT, tổ công tác 363...
Phê ma túy, vừa chạy xe vừa lắc lư Lên cơn ghiền, Thế Anh từ Bình Dương xuống TP Hồ Chí Minh mua ma túy và sử dụng luôn. Trên đường trở về Bình Dương, trong cơn phê thuốc Thế Anh vừa điều khiển xe vừa lắc lư nên bị tổ công tác phát hiện. Ngày 31/3, Công an TP Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh) đang tạm giữ Nguyễn Thế Anh...