Đàn bò tót lai gầy trơ xương phục hồi và sinh con
Được Vườn Quốc gia Phước Bình chăm sóc đầy đủ nên chỉ gần 2 tháng, đàn bò tót lai 11 con từng bị bỏ đói tại huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận đã phục hồi, tăng trọng từng ngày và sinh 1 con
Sáng 1-12, con bò tót cái lai F2 mà Trung tâm Ứng dụng khoa học – công nghệ tỉnh Lâm Đồng mua lại của người dân đã sinh 1 bê cái khỏe mạnh, nặng khoảng 20 kg.
Anh Võ Đăng Khiêm, nhân viên Phòng Khoa học Hợp tác quốc tế Vườn Quốc gia (VQG) Phước Bình – người chăm sóc đàn bò tót lai, cho biết: Bê con có những dấu hiệu hoang dã như vừa lọt lòng đã tự đứng dậy đi lại rất cứng cáp. Chỉ 2 ngày sau, con bê hiếu động chạy nhảy quanh mẹ và khắp chuồng. Con bò mẹ cũng sinh con trong tình trạng bình thường, không có dấu hiệu đau đớn.
Anh Khiêm cho hay khi bò lai F2 sinh bê con, tất cả anh em ở VQG Phước Bình rất hồi hộp và vui mừng, vì trước đây cũng như những con bò tót lai khác trong đàn, bò mẹ lai F2 cũng bị đói gầy trơ xương trong lúc mang thai. Còn ông Nguyễn Đình Tích, người trực tiếp chăm sóc đàn bò tót lai trước đây, cũng vui mừng không kém khi chứng kiến con bò lai F2 của nhà ông bán lại sinh bê con khỏe mạnh.
Bò tót cái lai F2 vừa sinh bê con F3
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Nguyễn Công Vân, Giám đốc VQG Phước Bình, cho biết: Bò F2 sinh con là một tín hiệu vui cho dự án. Điều này chứng minh cho việc đàn bò tót lai có thể sinh sản và bảo tồn được nguồn gien. Tuy nhiên, để biết chính xác tỉ lệ lai bò tót bao nhiêu phần trăm thì sắp tới VQG Phước Bình sẽ tiến hành lấy mẫu gửi đến ngành chức năng để xét nghiệm.
Anh Nguyễn Văn Linh, nhân viên VQG Phước Bình, cho biết: “Kể từ khi đàn bò được chăm sóc đầy đủ thì đã béo tốt, nhiều con bắt đầu rượt đuổi nhau và tỏ ra hung dữ khi có người lạ. Đây là dấu hiệu sức khỏe đàn bò được hồi phục và trở lại bản năng hoang dã của bò rừng. Đàn bò cũng thể hiện sức mạnh qua việc tranh giành thứ bậc. Con bò tót lai lớn nhất, khỏe nhất tỏ ra là con đầu đàn. Khi nó chưa ăn thì các con khác cũng không dám ăn. Mặt khác, nó cũng giành quyền kiểm soát cả 5 con bò cái trong đàn”.
Sau khi Trung tâm Ứng dụng khoa học – công nghệ tỉnh Lâm Đồng chuyển giao đàn bò, VQG Phước Bình đã chăm sóc chúng với chế độ mỗi ngày một con bò tót lai được ăn 1,5 kg thức ăn tinh, 30 kg bắp sinh khối và 10 kg cỏ tươi. Nhờ vậy, sức khỏe đàn bò đang phục hồi nhanh chóng, có khả năng sinh sản trong thời gian gần.
Tuy nhiên, đây chỉ là bước đầu, để đàn bò phát triển bền vững, gần với tự nhiên thì còn nhiều việc phải làm. “Hiện nay, UBND tỉnh Ninh Thuận đã đồng ý về chủ trương lập dự án để chăm sóc, bảo vệ, phát triển đàn bò trong 5 năm tới với tổng kinh phí dự kiến 2,5 tỉ đồng. VQG Phước Bình đang xây dựng đề án nuôi đàn bò tót lai theo mô hình bán tự nhiên trên diện tích khoảng 5 ha. Trước mắt, VQG Phước Bình đã liên hệ Thảo Cầm Viên Sài Gòn lên kế hoạch di dời 11 con bò tót lai từ chuồng cũ về địa điểm mới tại vườn thực vật của VQG” – ông Vân nói.
'Hậu duệ' bò tót rừng đói ăn, đứng không vững
"Hơn một năm nay đàn bò chỉ ăn rơm khô, uống nước suối. Thương lắm nhưng cũng chịu thôi, nhìn đàn bò gầy yếu nhưng không biết làm cách nào giúp chúng", ông Tích nói.
Bác sĩ mổ bụng bò lấy ra 50 kg nhựa Một đội gồm 6 bác sĩ ở miền Nam Ethiopia đã lấy ra 50 kg đồ nhựa từ bụng một con bò. Cuộc phẫu thuật đặc biệt diễn ra trong suốt ba tiếng đồng hồ. "Con bò được phẫu thuật vẫn còn sống và sức khỏe tốt", bác sĩ Firaol Waaqoo nói với BBC hôm 25/7. "Những con bò có thể ăn đồ...