Dân biểu gốc Việt đầu tiên ở Mỹ chạy đua vào thượng viện
Ông Joseph Cao chính thức tuyên bố sẽ chạy đua giành suất vào thượng viện Mỹ để nâng cao tiếng nói cho cộng đồng người gốc Việt.
Cựu nghị sĩ New Orleans Joseph Cao. Ảnh: Nola
Tuyên bố trên được cựu nghị sĩ thành phố New Orleans, bang Louisiana, đưa ra hôm 1/3 sau khi ông hé lộ về kế hoạch này trong một bức thư chúc mừng kỳ nghỉ lễ gửi đến gia đình, bạn bè và những người ủng hộ hồi tháng 12.
“Thượng nghị sĩ David Vitter sẽ không tái tranh cử vì thế đây là cơ hội tốt để có một tiếng nói của người Mỹ gốc Á hoặc gốc Việt trong thượng viện Mỹ”, Nola trích email của ông Cao.
Ông Joseph Cao, tức Cao Quang Ánh, sinh ra tại Việt Nam, rời Sài Gòn năm lên 8 tuổi. Ông lấy bằng triết học ở đại học Fordham, sau đó chuyển đến Louisiana năm 1992. Ông tiếp tục lấy bằng luật sư tại đại học Loyola ở New Orleans.
Ông Cao là một luật sư và làm nên tiếng tăm khi đánh bại ứng viên quyền lực của đảng Dân chủ Bill Jefferson để trở thành dân biểu gốc Việt đầu tiên trong quốc hội Mỹ vào năm 2008.
Ông Jefferson bị cáo buộc tham nhũng và cuối cùng phải ngồi tù 13 năm còn ông Cao phục vụ một nhiệm kỳ tại quốc hội trước khi để thua nghị sĩ đảng dân chủ Cedric Richmond năm 2010.
Khi được chứng kiến cuộc vận động của ứng viên tranh cử tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump tại Baton Rouge, thủ phủ bang Louisiana, tháng trước, ông Cao đã tiết lộ đang tìm hiểu khả năng chạy đua vào thượng viện.
Thượng nghị sĩ Vitter sẽ nghỉ hưu khi kết thúc nhiệm kỳ này tại quốc hội. Để kế thừa chiếc ghế của ông Vitter, ông Cao phải vượt qua cuộc chiến cam go với hai nghị sĩ là Charles Boustany và John Fleming, thủ quỹ của bang John Kennedy và đại tá không quân nghỉ hưu Rob Maness.
Video đang HOT
Về phía đảng Dân chủ, luật sư New Orleans Caroline Fayard tham gia chạy đua.
Việc thị trưởng New Orleans Mitch Landrieu, một thành viên đảng Dân chủ, không tranh cử, tạo lợi thế cho ông Cao.
“Điều này sẽ tạo ưu thế cho tôi khi cuộc bỏ phiếu ở New Orleans, khu vực mà tôi đại diện, hướng về tôi, cũng như tại các cuộc bỏ phiếu của các cử tri độc lập, những người Cộng hòa trung hữu và những người Dân chủ trung tả”, ông Cao viết trong email cuối năm ngoái. “Một cuộc đua lớn và quan trọng như thế này sẽ cần tiền và tôi rất mong tất cả các bạn giúp tôi quyên số tiền mà tôi cần có để chiến thắng trong cuộc đua này”.
Ông Cao lúc đó ước tính ông cần có hai triệu USD để tiến tới cuộc bỏ phiếu của bang.
Mỗi bang của Mỹ được đại diện trong quốc hội bởi hai thượng nghị sĩ, bất kể dân số nhiều hay ít. Mỗi thượng nghị sĩ do toàn thể người dân trong bang bầu ra.
Anh Ngọc
Theo VNE
Lời kể của tài xế taxi trong vụ người Mỹ gốc Việt vượt ngục
Một tài xế taxi 74 tuổi tại California, Mỹ đã tưởng mình sẽ không còn cơ hội sống sót khi bị tù nhân vượt ngục dí súng vào người và bắt đi. Tuy nhiên thứ Tư vừa qua, người đàn ông này lại gửi lời cảm ơn tới chính kẻ đã suýt giết chết mình.
Tài xế taxi Long Hoang Ma thuật lại chi tiết quãng thời gian mà mình đã trải qua cùng 3 tù nhân trốn thoát từ nhà tù quận Cam vào ngày 22/1 vừa qua, và sự tử tế đến ngạc nhiên của một trong số họ có tên là Bac Duong - cũng là một người Mỹ gốc Việt.
Ông Long cho biết sự kiện đáng nhớ đó bắt đầu khi ông vô tình đón những người tù này chỉ vài giờ sau khi họ vượt ngục. Khi lên xe, Bac Duong đã khống chế người tài xế.
Nhưng chi tiết không một ai ngờ đến là trong những ngày sau đó, Duong bắt đầu gọi Long là chú và cuối cùng đã trả tự do cho ông tại một khách sạn ở San Jose, cũng chính là nơi những kẻ đào tẩu ẩn náu.
"Từ tận đáy lòng mình, tôi cảm thấy vô cùng biết ơn Bac Duong vì cậu ấy đã cứu sống tôi. Tôi đã nghĩ rằng mình sẽ chẳng có cơ hội sống sót".
Long Hoang Ma chia sẻ những cảm nhận từ đáy lòng mình sau khi trải qua một cuộc hành trình khó quên.
Long chia sẻ khả năng nói tiếng Anh của ông rất hạn chế. Trong những ngày bị bắt cóc và phải di chuyển quãng đường tổng cộng hơn 400 dặm, ông luôn tự hỏi liệu mình có chết trong tay những kẻ vượt ngục, cũng chính là những kẻ đang nắm giữ số phận của mình hay không.
Ba kẻ đào tẩu đã sử dụng giấy tờ và nhận dạng của ông Long để làm thủ tục khách sạn và nhận 3.000 đôla chuyển khoản từ mẹ của tù nhân Hossein Nayeri tại ngân hàng Western Union.
Trong khoảng thời gian ông Long bị bắt cóc, cảnh sát địa phương không hề nhận được thông báo mất tích nào bởi ông có một cuộc sống khép kín và khá ít bạn bè.
Nayeri (37 tuổi), Tieu (20 tuổi) và Duong (43 tuổi) đã cắt nhiều lớp kim loại để thoát khỏi phòng giam và trèo xuống từ mái nhà bằng một sợi dây được tết bằng ga trải giường. Một kẻ đồng lõa đã đón và đưa họ thoát khỏi sự truy lùng của cảnh sát.
Ông Long nhớ lại sau khi nhận được cuộc điện thoại gọi taxi của Duong, ông đã đưa anh ta và 2 kẻ tòng phạm đến nhiều nơi. Khi màn đêm buông xuống, Duong rút súng khống chế ông và nói: "Bọn tôi cần ông. Ông có thể giúp ích cho chúng tôi trong một vài ngày tới".
Nayeri cầm lái và đưa họ tới một nhà trọ ở Rosemead. Sáng hôm sau, Duong bật TV lên và bộ ba này có vẻ khá hả hê khi nhìn thấy hình ảnh của mình tràn ngập trên các phương tiện truyền thông.
Sau khi ngủ lại nhà trọ 3 đêm, 4 người đàn ông lái xe tới vịnh San Francisco. Duong ngồi cùng Long trong xe taxi, còn Nayeri và Tieu lái một chiếc xe bị đánh cắp.
"Mỗi khi trở về khách sạn sau một ngày đi lòng vòng cùng họ, tôi lại thầm nghĩ: Vậy là mình đã được sống thêm một ngày".
Long Hoang Ma mô tả cảnh những kẻ vượt ngục dùng súng để khống chế ông.
Bữa ăn hàng ngày của họ là pizza, cơm chiên và mì ống. Mỗi đêm, 3 kẻ vượt ngục còn uống rất nhiều rượu và bia.
Mâu thuẫn dẫn đến sự chia rẽ 3 kẻ vượt ngục và cũng là cơ hội giúp Long sống sót xảy ra vào một buổi tối sau khi những tên này đã uống khá nhiều.
"Tiếng Anh của tôi không tốt, nhưng tôi có thể hiểu những gì Nayeri nói với Duong: Hãy bắn chết lão già đó! Và rồi giữa họ đã xảy ra xô xát. Duong cũng phải tự lo cho cuộc sống của mình. Cậu ấy có vẻ sợ Nayeri".
Sáng hôm sau (28/1), Nayeri để lại súng cho Duong, còn mình và Tieu bỏ đi mua dây thừng. Duong từng nói với ông Long rằng hắn ta và những kẻ đào tẩu khác có ý định treo ông lên bằng một sợi dây thừng mới mua sáng hôm đó và giết chết ông.
Duong ra đầu thú vào thứ Sáu (29/1) sau khi rời khỏi San Jose cùng ông Long. Nayeri và Tieu bị bắt 1 ngày sau đó khi một người đàn ông vô gia cư nhìn thấy chếc xe màu trắng bị đánh cắp phù hợp với mô tả của cảnh sát và đã báo cho cơ quan chức năng.
Ông Long cảm thấy trong lòng nhẹ nhõm và thoáng mỉm cười. Ông vẫn tiếp tục ngồi sau vô lăng chiếc taxi Honda Civic của mình. Ông chậm rãi lùi xe lại phía sau và gật đầu mỉm cười với bức tượng Phật đặt phía trước vô lăng. "Tôi nghĩ rằng bức tượng đó đã mang đến may mắn cho mình". Mai Chi Theo AP
Theo_Hà Nội Mới
Một trong hai người Mỹ gốc Việt vượt ngục đã bị bắt giữ Cảnh sát California, Mỹ đã bắt giữ một trong ba tù nhân vượt ngục sau khi người này muốn ra đầu thú. Bac Duong đã trốn tránh sự truy đuổi của cảnh sát trong hơn 1 tuần. (Ảnh: Reuters) Bac Duong (43 tuổi), là một trong ba tù nhân đã trốn thoát khỏi nhà tù trung tâm ở Santa Ana vào ngày 22/1...