Dân bao vây nhà máy thép: “Sạch” ô nhiễm mới cho hoạt động
Đó là chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh Quảng Nam đối với nhà máy thép Việt Pháp đã bị người dân bao vây nhiều ngày vì gây ô nhiễm môi trường.
Ngày 10/10, lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Nam đã làm việc với huyện Điện Bàn và các ban ngành chức năng về tình hình ô nhiễm tại nhà máy thép Việt Pháp. Ông Đinh Văn Thu – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam – chỉ đạo: Cần xử lý triệt để vấn đề ô nhiễm tại đây mới cho nhà máy tiếp tục hoạt động.
Như Dân trí đã đưa tin, thời gian qua người dân thôn 7A sống cạnh nhà máy thép Việt Pháp (cụm công nghiệp Thương Tín 1, xã Điện Nam Đông, huyện Điện Bàn) chịu cảnh ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do nhà máy thép này gây nên, vì vậy người dân đã dựng hàng rào ngăn chặn nhiều ngày không cho nhà máy thép hoạt động.
Vì hết chịu đựng nổi với ô nhiễm của nhà máy thép nên người dân dựng rào chắn không cho nhà máy hoạt động
Trước đó, ngày 1/10, người dân cùng các cơ quan liên quan và lãnh đạo nhà máy thép này tổ chức đối thoại nhưng sau đó người dân vẫn tiếp tục dựng hàng rào ngăn cản hoạt động của nhà máy. Sau đó, chính quyền địa phương tiếp tục vận động nên người dân đã dỡ bỏ hàng rào với điều kiện nhà máy thép phải dừng hoạt động.
Video đang HOT
Tại buổi làm việc, ông Đinh Văn Thu cho biết, lãnh đạo tỉnh có quan điểm là tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động theo đúng pháp luật và phải đảm bảo môi trường sống trong sạch cho người dân. Tuy nhiên, trong thời gian qua doanh nghiệp không thực hiện theo đúng cam kết về đánh giá tác động môi trường.
Theo kết luận của Sở TN-MT Quảng Nam, lượng khí thải, khói bụi, tiếng ồn vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhà máy đã thay đổi công nghệ xử lý phát thải (từ công nghệ túi lọc sang công nghệ phun sương) nhưng chưa báo cáo và chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép nên phải xử phạt theo quy định của pháp luật để giữ nghiêm kỷ cương.
Chủ tịch huyện Điện Bàn – ông Lê Trí Thanh – cho rằng, nhà máy đang trong thời gian chạy thử nhưng vẫn kí kết hợp đồng kinh doanh là sai. Trong thời gian qua, các đơn vị liên quan chưa có sự phối hợp chặt chẽ với nhà máy để giám sát.
“Trách nhiệm phỉa thuộc về nhà máy. Chúng ta quan sát chỉ trong một thời điểm mà nhà máy sản xuất là cả một quá trình làm sao mà đúng được. Chính quyền còn lúng túng trong việc xử lý hành chính nhà máy. Nếu chúng ta làm quyết liệt hơn thì sẽ không xảy ra tình trạng như vậy”, ông Thanh nói.
Ông Thanh cũng cho rằng mặc dù chưa được cấp giấy chứng nhận về môi trường nhưng nhà máy đã liên tục hoạt động bất kể thời tiết cũng như hệ thống xử lý phát thải chưa được hoàn thiện. Chính vì vậy lượng khói, bụi và tiếng ồn đã ảnh hưởng đến đời sống người dân nơi đây. Một mặt nhà máy làm đơn kêu cứu, một mặt vẫn gây ô nhiễm môi trường. Hành động bao vây nhà máy của người dân là sai nhưng những bức xúc về vấn đề ô nhiễm của dân là đáng xem xét.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam khẳng định, trong thời gian tới, doanh nghiệp phải tiếp tục tạm dừng sản xuất đến khi nhà máy hoàn thành báo cáo tác động môi trường và có xác nhận của cơ quan môi trường là đã đạt tiêu chuẩn.
“Chúng ta phải có trách nhiệm với cả dân và doanh nghiệp. Phải giải quyết triệt để khi dân có ý kiến, phải đi vào với dân cùng dân giám sát. Về phía doanh nghiệp, chúng ta nên thấu hiểu cho họ, họ đang còn các hợp đồng, còn nợ ngân hàng… Khi chúng ta mời họ về đây thì chúng ta phải có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi cho họ. Mình chưa hướng dẫn họ làm, chưa nhắc nhở họ thì làm sao họ biết họ nên sửa ở đâu”, ông Thu phát biểu.
Theo Dantri
Người dân bức xúc vì nhà máy thép gây ô nhiễm
Nhiều ngày qua, nhà máy Công ty TNHH Thép Việt Pháp (Cụm Công nghiệp dịch vụ Thương Tín 1, xã Điện Nam Đông, H.Điện Bàn, Quảng Nam) bị hàng ngàn người dân địa phương phong tỏa lối vào. Đây là lần thứ ba kể từ đầu năm đến nay người dân phản ứng gay gắt vì nhà máy thép xả bụi bẩn, tiếng ồn suốt đêm.
Ông Đỗ Bông - Bí thư Đảng ủy xã Điện Nam Đông (H.Điện Bàn, Quảng Nam) cho biết, trong ngày 30.9, chính quyền địa phương dù rất nỗ lực vận động vẫn chỉ "tháo dỡ" được 1 rào chắn mà người dân địa phương lập nên để cản đường vào nhà máy thép sản xuất thép. Còn 1 rào chắn khác chưa được người dân chịu dỡ, do phản ứng quyết liệt với tình trạng nhà máy này đã không chịu ngừng hoạt động để khắc phục ô nhiễm theo chỉ đạo trước đó của UBND tỉnh Quảng Nam.
Người dân lập rào chắn phong tỏa lối vào nhà máy thép Việt Pháp - Ảnh: Nguyễn Tú
Vụ việc bắt đầu từ ngày 28.9, thoạt đầu với khoảng hơn 100 người dân trực tiếp chặn đường không cho xe và công nhân ra vào nhà máy, sau đó thu hút nhiều người hiếu kỳ tham gia.
Trước đó, như Thanh Niên đã thông tin, 2 lần liên tiếp trong vòng 1 tháng UBND tỉnh đã yêu cầu nhà máy này phải ngừng sản xuất để khắc phục ô nhiễm môi trường do khói, bụi, tiếng ồn đồng thời triển khai các giải pháp bảo vệ môi trường để không tái diễn tình trạng ô nhiễm...
Đại diện cho các hộ dân địa phương đã gửi đơn kiến nghị. Thậm chí, địa phương đã tổ chức cho Công ty TNHH thép Việt Pháp học tập kinh nghiệm về quy trình vận hành và xử lý môi trường tại KCN Hòa Khánh (Đà Nẵng). Tại nhà máy sản xuất sắt thép Việt Pháp, Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 2 từng xác định ô nhiễm nặng với chỉ tiêu kẽm, hợp chất vượt 9,17% so với Quy chuẩn Việt Nam 19:2009/BTNMT.
UBND xã Điện Nam Đông xác nhận, hai lần trước, khi đoàn liên ngành tỉnh Quảng Nam lấy mẫu giám định thì khí thải nằm trong quy chuẩn cho phép. Nhưng sau đó, người dân cùng đại diện UBND xã Điện Nam Đông nhiều lần chứng kiến tình trạng nhà máy xả khói đen, mùi khét, bụi bẩn, đồng thời khi người dân bao vây nhà máy thì bị côn đồ tấn công nên chính quyền gặp khó khăn trong việc vận động người dân kiềm chế. Ngày 1.10, UBND H.Điện Bàn tiếp tục mời người dân đối thoại với nhà máy thép và cơ quan chức năng nhưng người dân không đồng tình với kết quả. Đại diện nhà máy thép cho rằng theo thiết kế ban đầu họ không thể che chắn toàn bộ nhà xưởng lò luyện thép như yêu cầu, nhà máy cũng sử dụng công nghệ khác nên không phải cứ có khói là ô nhiễm.
Ông Dương Chí Công, Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường (TNMT) Quảng Nam cho biết giải thích của Thép Việt- Pháp là không thuyết phục bởi nhiều nhà máy thép công suất lớn hơn cả chục lần làm sao vẫn đảm bảo xử lí triệt để khói bụi. Nhà máy còn tự ý thay đổi công nghệ xử lí khí thải mà chưa được cấp phép, chưa thực hiện quản lí chất thải rắn, phớt lờ chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Nam là hạn chế hoặc ngừng sản xuất khi gặp thời tiết xấu phát sinh ô nhiễm. Do đó trước mắt nhà máy bị đình chỉ hoạt động cho đến khi khắc phục sai phạm. Sở TNMT cũng sẽ cung cấp cho người dân số điện thoại đường dây nóng, mời người dân cùng đơn vị phân tích độc lập thực hiện lấy mẫu đột xuất nhà máy thép.
Theo TNO
Sau đối thoại, người dân vẫn không cho nhà máy thép hoạt động Ngày 1/10 lãnh đạo Sở TN-MT tỉnh Quảng Nam, huyện Điện Bàn và đại diện nhà máy thép Việt Pháp đã tổ chức đối thoại với người dân. Tuy nhiên, người dân yêu cầu phải di dời nhà máy đi nơi khác, nếu không họ sẽ tiếp tục rào chắn nhà máy. Cuộc họp diễn ra trong không khí khá căng thẳng, tuy...